【lich thi đấu bóng đa】Lãi vay vẫn giảm nhỏ giọt
Lãi vay vẫn giảm nhỏ giọt
Các ngân hàng giảm lãi suất cho vay với tốc độ chậm hơn so với huy động, gói tín dụng lãi suất thấp lại bị “trói tay” bởi những thủ tục khiến doanh nghiệp khó tiếp cận vốn rẻ.
Giảm từ...0,1 - 0,3%/năm
Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) vừa giảm thêm lãi suất huy động tiền đồng ở các kỳ hạn 0,2%/năm, cụ thể lãi suất kỳ hạn 1 tháng còn 3,3%/năm, 3 tháng còn 3,6%/năm, 6 tháng còn 4,2%/năm, 12 tháng còn 6%/năm...
So với mức lãi suất đầu năm, Vietcombank đã giảm lãi suất huy động từ 0,8 - 1,1%/năm. Tương tự, các ngân hàng nhỏ cũng đã liên tục giảm lãi suất huy động quanh 1 - 2,5%/năm và lãi suất kỳ hạn dưới 6 tháng của các ngân hàng thấp hơn trần 4,25%/năm mà Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho phép từ 1 - 2%/năm, như Techcombank chỉ còn 2,5 - 4%/năm, Vietcombank còn 3,3 - 3,6%/năm...
Ở vai trò quản lý, từ đầu năm đến nay, NHNN cũng đã 2 lần điều chỉnh giảm lãi suất điều hành trên thị trường. Cụ thể, ngày 17/3, NHNN giảm đồng bộ 0,5 - 1%/năm lãi suất điều hành; giảm 0,25 - 0,3%/năm trần lãi suất tiền gửi các kỳ hạn dưới 6 tháng và giảm 0,5%/năm trần lãi suất cho vay ngắn hạn đối với các lĩnh vực ưu tiên.
Trong thời gian đại dịch Covid-19 có đến 185 lượt giảm lãi suất của các ngân hàng trung ương các nước trên thế giới. Việt Nam đã thực hiện 4 lượt cắt giảm lãi suất. Trong thời gian tới, NHNN sẽ điều chỉnh lãi suất nếu cần thiết.
Phó thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng
Tiếp đó, ngày 13/5, NHNN tiếp tục điều chỉnh giảm đồng bộ 0,5%/năm các mức lãi suất điều hành; giảm 0,3 - 0,5%/năm trần lãi suất tiền gửi VND các kỳ hạn dưới 6 tháng và giảm 0,5%/năm trần lãi suất cho vay ngắn hạn đối với các lĩnh vực ưu tiên.
Một vài tháng trở lại đây, lãi suất huy động tiền đồng của các ngân hàng trên thị trường liên ngân hàng cũng xuống mức sát 0%/năm khi thanh khoản dồi dào.
Trong khi lãi suất huy động giảm liên tục thì tốc độ giảm của lãi suất cho vay lại chậm rãi, từ từ. Đặc biệt, các khoản vay cũ, là gánh nặng với doanh nghiệp, trong bối cảnh doanh thu giảm mạnh do dịch Covid-19, thì hầu như không được giảm.
Bà Ngọc Thảo, Giám đốc Công ty TNHH nhập khẩu T. - chuyên kinh doanh hàng tiêu dùng nhanh tại Q.7 (TP HCM), chia sẻ trong năm 2019 bà nhiều lần vay vốn ngân hàng để hoạt động với lãi suất 8,5%/năm.
Tháng 7 năm nay, nhân viên tín dụng thông báo, nếu bà giải ngân khoản vay mới, lãi suất sẽ là 8%/năm trong khi khoản vay cũ thì không nói đến.
“Khoản vay cũ sắp hết nên tôi cũng không hỏi và phía ngân hàng chỉ chào cho gói vay mới. Nói chung lãi suất cho vay chỉ giảm rất ít, tôi có tham khảo nhiều nơi khác cũng tương tự nên thôi”, bà Thảo nói.
Ông Việt, chủ hộ kinh doanh tại Q.Tân Phú (TP HCM), cũng đang có khoản vay thế chấptại một NH với kỳ hạn 1 năm, lãi suất 9,5%/năm. Đến đầu tháng 8 khi hoạt động kinh doanh gặp khó khăn, ông hỏi NH về hỗ trợ giảm lãi vay cũ thì được thông báo sẽ xem xét điều chỉnh giảm xuống còn 9,3%/năm.
“Trước đây, mỗi tháng phải trả lãi khoảng 8 triệu đồng/tháng cho khoản vay 1 tỷ đồng thì nay mức lãi phải trả là 7,75 triệu đồng/tháng, chỉ giảm được 250.000 đồng/tháng. Mức giảm không đáng kể trong khi tình hình kinh doanh ế ẩm, cơ sở đã tạm ngưng kinh doanh trước đó mấy tháng và cũng chỉ mới hoạt động cầm chừng trở lại từ tháng 7 đến nay”, ông Việt nói.
Theo NHNN, tính đến ngày 16/9, lãi suất cho vay giảm từ 0,5 - 2,5%/năm so với thời trước dịch Covid-19, doanh số lũy kế từ ngày 23/1 đến nay là 1,6 triệu tỷ đồng cho 310.000 khách hàng.
Đáng nói, lãi suất ưu đãi với mức giảm mạnh thì doanh nghiệp lại không thể tiếp cận nổi. Thông tin tại buổi họp thường kỳ quý 3 vừa diễn ra ngày 22/9, NHNN cho biết chương trình cho vay lãi suất 0% đối với người sử dụng lao động để trả lương ngừng việc quy mô 16.000 tỷ đồngtheo Nghị quyết 42 của Chính phủ và Quyết định 15 của Thủ tướng dù đã có sẵn nguồn vốn, nhưng đến nay chỉ có 1 doanh nghiệp được UBND tỷnh phê duyệt danh sách đủ điều kiện vay vốn. Tuy nhiên, doanh nghiệp này đã tự cân đối được nguồn nên không vay nữa.
Theo Bộ Lao động - Thương binh - Xã hội, nguyên nhân doanh nghiệp chưa chủ động lập hồ sơ vay vốn, xác nhận các chế độ hỗ trợ cho người lao động do e ngại việc chứng minh khó khăn tài chính có thể ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất kinh doanh.
Bên cạnh đó, Chính phủ đã khống chế tốt dịch đợt 1, các doanh nghiệp cho lao động nghỉ việc luân phiên, không có lao động ngừng việc liên tục 1 tháng nên không đủ điều kiện được UBND tỷnh phê duyệt danh sách vay vốn theo quy định.
Nếu NHNN e ngại không có nguồn vốn để thực hiện gói cho vay giá rẻ thì tôi cho rằng nên kết hợp với Bộ Tài chính, phát hành lô trái phiếu chính phủ để hút một lượng tiền từ các nhà băng. Hiện nay các lô trái phiếu chính phủ được đấu thầu cũng có lãi suất thấp chưa tới 2% nên có thể sử dụng được. Chẳng hạn lô trái phiếu do Kho bạc Nhà nước đấu thầu ngày 1.9 trên Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội đã huy động được 500 tỷ đồng với lãi suất trúng thầu chỉ 1,68%/năm. TS Lê Đạt Chí
Mới đây, bộ này tiếp tục đề xuất Bộ Kế hoạch - Đầu tư gói hỗ trợ lần 2 dành cho doanh nghiệp và người lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 với kinh phí 15.000 tỷ đồng với lãi suất vay 3,96%/năm từ ngân hàng Chính sách xã hội (bằng 50% lãi suất cho vay đối với hộ cận nghèo).
Gói tín dụng này nhằm phát triển sản xuất kinh doanh, duy trì, mở rộng việc làm và hỗ trợ trực tiếp người lao động gặp khó khăn. Đối tượng thụ hưởng là doanh nghiệp nhỏ và vừa; hợp tác xã, tổ hợp tác; hộ kinh doanh, trong đó ưu tiên doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ, hợp tác xã và hộ kinh doanh; người lao động tại khu vực nông thôn.
Thế nhưng, sau gói 16.000 tỷ không giải ngân đượcđồng nào vì thủ tục, nhiều ý kiến lo ngại rằng gói mới cũng sẽ rơi vào tình trạng tương tự.
Ông Cấn Văn Lực, thành viên Hội đồng tư vấn chính sách tài chính - tiền tệ quốc gia, cho rằng với ngân sách hiện nay đang còn khó khăn thì mức hỗ trợ lãi suất vay 3 - 4%/năm đã là tốt. Tuy nhiên, với mức hỗ trợ gói tín dụng 15.000 tỷ đồngthì hơi nhỏ so với khối lượng doanh nghiệp nhỏ và vừa, siêu nhỏ... đang rất nhiều.
Trong giai đoạn đầu, có thể làm thí điểm sau đó mở rộng thêm. Quan trọng hơn, rút kinh nghiệm gói 16.000 tỷ đồng lãi suất 0% cho vay hỗ trợ lương chưa giải ngân được, gói hỗ trợ mới cần có tiêu chí rõ ràng, thủ tục không phức tạp. Gói 1 hiện nay vẫn chưa giải ngân hết nên có thể thực hiện thí điểm giải ngân gói thứ 2 và sau đó mở rộng thêm.
Ông Phạm Ngọc Hưng, Phó chủ tịch Hiệp hội DN TP HCM, nói thẳng rằng vấn đề của các gói hỗ trợ hiện nay không hẳn nằm ở lãi suất mà là thủ tục. Những gói hỗ trợ trước, thủ tục nhiều, cân nhắc nhiều quá đến đối tượng xét duyệt, các cấp xét duyệt cũng nhiều, trong khi hạn mức tín dụng được duyệt không bao nhiêu dẫn đến doanh nghiệp không mấy mặn mà.
Thay vì đi vay gói hỗ trợ, doanh nghiệp sẽ tự xoay xở hoặc vay ngân hàng với mức lãi suất thương mại tầm 6 - 7%/năm ngắn hạn cho nhanh. Chính vì vậy, những gói hỗ trợ mới cần đơn giản thủ tục, quy định hậu kiểm và trách nhiệm rõ ràng để tránh trục lợi.
Mạnh tay cung cấp các gói lãi suất 0%
TS Lê Đạt Chí, Phó trưởng khoa Tài chính (Trường ĐH Kinh tế TP HCM), nhận định câu chuyện giảm lãi suất hỗ trợ doanh nghiệp gặp khó khăn đã nói từ đầu đợt 1 của dịch Covid-19 và đến nay đã qua đợt 2 nhưng hầu như vẫn không có nhiều thay đổi.
Giải pháp kêu gọi của NHNN không có hiệu quả cao vì bản thân mỗi nhà băng phải tự lo cho hoạt động của mình. Thậm chí, NHNN cho biết đã hỗ trợ giảm lãi suấtnhưng cũng không nhiều. Trong khi đó, chi phí cố định của các ngân hàng vẫn ở mức rất cao khi có hàng trăm, hàng ngàn chi nhánh khắp mọi nơi.
Vì vậy hầu như ngân hàng đều giữ biên lợi nhuận (NIM) ở mức cao, trên 3% như trước đây, để bù đắp. Thậm chí, có thể các ngân hàng vẫn duy trì NIM cao để dự phòng nợ xấu gia tăng vào cuối năm nay khi báo cáo kết quả hoạt động cả năm khi nhiều ngân hàng đã bị thua lỗ nặng, khả năng trả nợ rất thấp.
Đặc biệt, trong khi nhiều nước đã mạnh tay chi ra những gói hỗ trợ rất lớn cho doanh nghiệp, đưa lãi suất về gần bằng 0%, khoanh nợ và không tính lãi suất thì VN hoàn toàn không có. Một số doanh nghiệp có thể được giãn nợ nhưng vẫn phải trả đủ lãi suất.
Vì vậy, quan trọng là NHNN nên mạnh tay hơn, cung cấp gói cho vay với lãi suất 0% cho một số đối tượng doanh nghiệp gặp khó khăn lớn, trong các nhóm ngành nghề ưu tiên. Thông qua các ngân hàng, gói lãi suất này có thể được giải ngân cho doanh nghiệp và cộng thêm khoảng 2% phí quản lý. Từ đó sẽ có tác dụng lan tỏa mạnh hơn trên thị trường, góp phần đưa mặt bằng lãi suất cho vay đi xuống.
- ·Giá lăn bánh Hyundai Grand i10 đầu năm 2025 rẻ không tưởng
- ·Deputy PM hails Japan’s assistance in building e
- ·Two men to be prosecuted for scamming Phan Van Anh Vũ
- ·Việt Nam cherishes relations with China: NA Chairwoman
- ·Nhận định, soi kèo Fenerbahce vs Hatayspor, 23h00 ngày 5/1: Chênh lệch dẳng cấp
- ·VN vows to help expand ties between ASEAN and partners
- ·Citizen satisfaction priority in e
- ·Deputy PM delighted at growing Việt Nam
- ·Chứng khoán ngày 3/1: Nhóm ngân hàng và chứng khoán lao dốc, VN
- ·NA Standing Committee clarifies planning law
- ·Lửa thiêu rụi quán nổi trên sông Trà Bồng
- ·VN consistently protects sovereignty in East Sea: spokeswoman
- ·UNHRC adopts Viet Nam's resolution on climate change and human rights
- ·Government leader hosts former Canadian PM
- ·Nhiều bạn trẻ chọn tăng ca, làm thêm trong Tết Dương lịch
- ·Việt Nam considers sending civil force to UN peacekeeping missions
- ·Southern African Development Community Day celebrated in Hà Nội
- ·ASEAN urged to intensify cooperation in ensuring nuclear safety, security
- ·Mạng xã hội, não bộ suy yếu và làm quen lại với việc đọc sách
- ·PM Nguyễn Xuân Phúc hails defence
- Hàng nhập lậu liên tiếp bị bắt giữ
- Thu hồi xe ô tô thuộc thương hiệu Mini do không đáp ứng yêu cầu an toàn
- Kem dưỡng da chứa corticoid có thể gây viêm da, giãn mạch
- Giày da nữ Hồng Kông chứa hóa chất gây kích ứng da
- Thực phẩm bẩn: Triệt phá cơ sở sản xuất măng bẩn
- Một giọt tinh chất pha thành một ly cà phê?
- 3 loại thực phẩm gây ung thư chết người
- Trẻ sơ sinh được bảo vệ khỏi ô nhiễm không khí nhờ bú sữa mẹ
- Làm đẹp siêu tốc ở 'spa ngõ': Thực hư kem trộn siêu rẻ, siêu trắng!
- Ngộ độc trứng: Bé trai 3 tuổi chết thương tâm