【madura – persita】Liên tiếp mất tiền tỷ khi nghe những cuộc điện thoại giả mạo công an
Mất hàng tỷ đồng sau cuộc điện thoại của kẻ mạo danh công an
Mới đây,êntiếpmấttiềntỷkhinghenhữngcuộcđiệnthoạigiảmạocômadura – persita Công an quận Tây Hồ (Hà Nội) cho biết, vào ngày 18/1, bà N.T.N. (SN 1960, ở quận Tây Hồ) nhận được điện thoại của đối tượng tự xưnglà cán bộ công an.
Người này nói bà N. có liên quan đến vụ rửa tiền và buôn bán ma túy. Do lo sợ nên bà N. đã chuyển 4,5 tỷ đồng vào tài khoản của đối tượng. Sau đó, bà N. biết mình bị lừa nên đã tới cơ quan công an trình báo.
Trước đó vào ngày 17/1, Phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (Công an TP Hà Nội) tiếp nhận đơn trình báo của 6 bị hại với tổng số tiền bị chiếm đoạt gần 20,6 tỷ đồng; trong đó, người bị chiếm đoạt nhiều nhất là 15,3 tỷ đồng.
Một trong số các bị hại là anh V. (trú tại quận Long Biên, Hà Nội). Sau khi truy cập đường dẫn do đối tượng tự nhận là cán bộ công an phường cung cấp, tải ứng dụng giả mạo dịch vụ công để bốc số thứ tự trước, không phải chờ khi lên quận làm thủ tục, anh V. đã bị chiếm đoạt 1,3 tỷ đồng trong 3 giao dịch chuyển tiền.
Vào tháng 4/2023, Công an huyện Đông Anh nhận được đơn trình báo của anh T. (SN 1982, ở Đông Anh) về việc một đối tượng tự xưng là cán bộ công an thông báo anh T. có liên quan đến một vụ án rửa tiền và buôn bán ma túy. Sau đó, đối tượng yêu cầu anh phải cài đặt phần mềm, đăng nhập tài khoản trên điện thoại và cung cấp thông tin để chứng minh không liên quan.
Anh T. phát hiện tài khoản Internet Banking của mình không đăng nhập được nên đã đến cây ATM để kiểm tra. Lúc này anh phát hiện tài khoản bị mất hơn 2,2 tỷ đồng.
Mất 15 tỷ đồng sau các cuộc gọi video call
Cũng trong tháng 4/2023, Phòng Cảnh sát hình sự (PC02 - Công an TP.HCM) điều tra vụ ông L. (SN 1952, ở TP.HCM) được cho là mất gần 15 tỷ đồng sau khi nghe cuộc gọi lạ từ một người tự xưng là cán bộ công an.
Người này nói ông L. liên quan tới đường dây tội phạm và công an đã ra lệnh bắt giam. Lúc này, ông L. thắc mắc thì người này liền gọi video call để nói chuyện.
Qua video call, người tự xưng cán bộ công an cho ông L. xem lệnh bắt giam khiến ông rất hoảng sợ. Ít phút sau, ông L. nhận được điện thoại từ số lạ, người ở đầu kia tự xưng là một thiếu tướng, cục trưởng ở Bộ Công an.
Người này cũng gọi video call và nói ông L. dính vào vụ án kinh tế cần xác minh tài khoản đang sở hữu ở một ngân hàng, yêu cầu ông phải kê khai, chuyển tiền để điều tra. Nếu ông L. không liên quan, công an sẽ trả lại tiền.
Nghe vậy, ông L. ra ngân hàng chuyển 6 tỷ đồng vào số tài khoản mà người tự xưng cán bộ thuộc Bộ Công an cung cấp.
Ngay khi ông L. chuyển tiền, người này gọi lại nói ông L. phải đi mua điện thoại, sim mới rồi đăng ký với ngân hàng, đồng thời hướng dẫn ông cài app “Cổng thông tin điện tử Bộ Công an” để khai báo họ tên, chứng minh nhân dân, tài khoản ngân hàng, tên đăng nhập, mật khẩu, mã OTP…
Ngày 18/4/2023, ông L. tiếp tục nhận được điện thoại của người tự xưng thiếu tướng, cục trưởng ở Bộ Công an yêu cầu ra ngân hàng chuyển tiếp tiền để kiểm tra. Ông L. tiếp tục chuyển thêm hơn 8 tỷ đồng vào tài khoản của đối tượng.
Chờ mãi không thấy người tự xưng cán bộ Bộ Công an gọi lại và trả tiền nên ông L. nghi ngờ bị lừa. Ông L. tới ngân hàng kiểm tra thì phát hiện tổng số tiền trong tài khoản gần 15 tỷ đồng của ông đã bị chuyển tới 4 tài khoản ngân hàng khác nhau.
Công an không làm việc quan điện thoại
Từ những vụ việc nêu trên, Bộ Công an nêu rõ, lực lượng chức năng tuyệt đối không làm việc thông qua điện thoại và mạng xã hội.
Cơ quan công an các cấp khi làm việc, xác minh, điều tra với các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp sẽ có cán bộ đến làm việc trực tiếp hoặc có văn bản thông báo, triệu tập gửi đến chính quyền địa phương, địa chỉ công ty, thân nhân gia đình và người mà cơ quan công an muốn làm việc.
Bộ Công an khuyến cáo, các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp cần đề cao cảnh giác khi nhận các cuộc gọi điện thoại từ người lạ. Họ có thể tự xưng là cán bộ các cơ quan nhà nước và các cơ quan tư pháp, tiến hành tố tụng hình sự, để thông báo, yêu cầu điều tra vụ án qua điện thoại.
Những người này có thể giả danh nhân viên ngân hàng, bưu điện, bảo hiểm, thanh tra, hải quan... yêu cầu nhận tiền, quà bưu phẩm có giá trị lớn hoặc đóng các khoản phí, trả các khoản nợ không xác định.
Người dân tuyệt đối không cung cấp thông tin cá nhân, số điện thoại, số chứng minh thư (căn cước công dân), địa chỉ nhà ở, số tài khoản ngân hàng, mã OTP trên điện thoại cá nhân... cho bất kỳ ai không quen biết hoặc khi chưa biết rõ nhân thân, lai lịch...
Khi nhận các cuộc điện thoại có dấu hiệu nêu trên, người dân cần bình tĩnh, không lo sợ, nhanh chóng liên hệ với người thân, bạn bè để được tư vấn. Trường hợp có nghi ngờ về hoạt động lừa đảo chiếm đoạt tài sản thì kịp thời thông báo cho cơ quan công an nơi gần nhất.
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Hiện tượng lạ ở Đắk Lắk, 20 điểm trên mặt đất bất ngờ bốc cháy
- ·TP.HCM: Kiến nghị Trung ương sớm giao vốn ODA
- ·Truy tố bị can Trần Đình Triển
- ·Đổi mới thiết kế để nâng cao chuỗi giá trị ngành thủ công nghiệp Việt Nam
- ·Sự thật 'kinh thiên' về nhà sư chết tại phòng riêng cùng thư tay 'tuyệt mệnh'
- ·Việt Nam – Slovakia: Thúc đẩy hợp tác song phương
- ·Làm thế nào để trở thành nhà cung cấp cho Gã khổng lồ Walmart?
- ·44 dự án mời gọi đầu tư tại tiểu vùng Đồng Tháp Mười
- ·Cử tri cả nước bất bình Trung Quốc xây dựng các công trình tại Trường Sa và Hoàng Sa
- ·Khởi tố bổ sung tội 'Đưa hối lộ' đối với 'Shark' Thủy
- ·Cần ưu tiên đủ vốn cho các dự án trọng điểm
- ·Tối 17/6, Bình Dương có thêm 12 người dương tính Covid
- ·Phát hiện nhóm thanh, thiếu niên tự chế pháo nổ
- ·TP.HCM: Kim ngạch XNK tăng hơn 5 tỷ USD
- ·Tình hình Ukraine mới nhất: Vi phạm lệnh ngừng bắn, hai bên cáo buộc lẫn nhau
- ·Thêm 5 ca dương tính Covid
- ·Nghệ An xác định 4 chùm ca nhiễm Covid
- ·Bộ Công Thương chỉ đạo kiểm tra nguồn gốc của khăn lụa "KHAISILK"
- ·Cơ trưởng máy bay Mỹ vứt đạn vào toilet ‘phi tang’
- ·Đà Nẵng: Bắt nhóm người giả danh công an để cướp tài sản