【xep hang hang nhat anh】Mạng xã hội minh bạch và có phép mới được livestream
Đưa hoạt động livestream đi vào nề nếp
Theạngxãhộiminhbạchvàcóphépmớiđượxep hang hang nhat anho Bộ TT&TT, hiện nay trên các mạng xã hội trong nước và mạng xã hội nước ngoài cung cấp xuyên biên giới vào Việt Nam xuất hiện tính năng “livestream”. Đây là tính năng cho phép tài khoản mạng xã hội truyền tải trực tuyến video theo thời gian thực.
Thực tế cho thấy, hình thức thông tin này có khả năng tác động, ảnh hưởng nhanh tới xã hội. Do vậy, theo Bộ TT&TT, cần phải bổ sung quy định để quản lý tính năng livestream.
Điều này đã được thể hiện trong các quy định tại dự thảo Nghị định thay thế Nghị định số 72/2013/NĐ-CP và Nghị định số 27/2018/NĐ-CP về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng (Nghị định thay thế).
Theo tờ trình được Bộ TT&TT gửi Chính phủ, chỉ các mạng xã hội có giấy phép (tổ chức, doanh nghiệp trong nước) hoặc có thông báo hoạt động với Bộ TT&TT (tổ chức, doanh nghiệp nước ngoài cung cấp xuyên biên giới tại Việt Nam) mới được cung cấp dịch vụ phát video trực tuyến (livestream). Các hoạt động chuyên ngành cung cấp dưới hình thức livestream phải tuân thủ quy định về pháp luật chuyên ngành.
Cụ thể, theo nội dung tại Điểm d, Khoản 7, Điều 27 của dự thảo Nghị định thay thế, chỉ các mạng xã hội đã được Bộ TT&TT cấp giấy phép mới được cung cấp dịch vụ phát video trực tuyến (livestream) hoặc cung cấp các hoạt động có phát sinh doanh thu dưới mọi hình thức (không bao gồm hoạt động thương mại điện tử).
Các mạng xã hội có số lượng người truy cập thường xuyên thấp nếu có nhu cầu cung cấp dịch vụ phát video trực tuyến (livestream) hoặc cung cấp các hoạt động có phát sinh doanh thu (không bao gồm hoạt động thương mại điện tử) thì phải thực hiện thủ tục cấp giấy phép cung cấp dịch vụ mạng xã hội.
Theo Khoản 10, Điều 38 của Nghị định thay thế, tổ chức, doanh nghiệp khi cung cấp dịch vụ mạng xã hội trong nước phải đảm bảo, chỉ những người dùng đã cung cấp đầy đủ, chính xác thông tin cá nhân theo quy định mới được đăng tải thông tin (viết bài, bình luận, livestream) và chia sẻ thông tin trên mạng xã hội.
Tại Điều 39 quy định về quyền và nghĩa vụ của người dùng mạng xã hội trong nước và mạng xã hội nước ngoài cung cấp xuyên biên giới vào Việt Nam, tài khoản, trang cộng đồng, kênh nội dung, nhóm cộng đồng trên mạng xã hội khi cung cấp thông tin dưới hình thức livestream phải tuân thủ quy định về pháp luật chuyên ngành.
Quy định mới nhằm bảo vệ quyền lợi người dùng mạng xã hội
Đánh giá của Bộ TT&TT cho thấy, trên các mạng xã hội nước ngoài như Facebook, YouTube, TikTok đang tồn tại nhiều tin giả, tin xấu độc, thông tin bôi nhọ, xúc phạm uy tín, danh dự nhân phẩm tổ chức, cá nhân, tuyên truyền mê tín dị đoan, các nội dung vi phạm bản quyền… gây ảnh hưởng tới danh dự, uy tín của tổ chức, doanh nghiệp và quyền lợi của người dùng mạng xã hội.
Do đó, Bộ TT&TT đã bổ sung một số quy định nhằm bảo vệ quyền lợi của người dùng và đảm bảo sự công bằng giữa doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp nước ngoài khi cung cấp dịch vụ tại Việt Nam.
Cụ thể, mạng xã hội phải công khai mô tả quy trình, phương thức phân phối nội dung trên nền tảng của mình để người dùng được biết và cân nhắc sử dụng. Đây là một trong những tính năng của sản phẩm, các mạng xã hội cần phải minh bạch hóa tính năng sản phẩm khi cung cấp đến người dùng.
Bên cạnh đó, theo quy định mới, mạng xã hội phải có bộ phận tiếp nhận, xử lý các khiếu nại của người dùng. Các nền tảng này cũng phải bổ sung quy định bảo vệ trẻ em khi sử dụng mạng xã hội.
Dự thảo Nghị định thay thế Nghị định số 72/2013/NĐ-CP và Nghị định số 27/2018/NĐ-CP về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng đang trong quá trình lấy ý kiến nhân dân. Doanh nghiệp, người dân có thể tham gia góp ý cho cơ quan soạn thảo trong khoảng thời gian từ nay đến hết ngày 15/9/2023.
Mark Zuckerberg che mặt con trên mạng xã hội, vì sao chúng ta cũng nên làm vậy?
Ngày 4/7, Mark Zuckerberg chia sẻ một tấm ảnh gia đình trên Instagram. Đập vào mắt người xem là emoji che mặt các con gái của ông.(责任编辑:Thể thao)
- ·Thủ tục nhập hộ khẩu Hà Nội
- ·Ðề nghị đầu tư hệ thống cung cấp nước sạch
- ·Sân bay Nội Bài tạm dừng triệt để hoạt động taxi, giải tỏa hành khách
- ·Các nhà lập pháp Australia kêu gọi trả tự do cho Julian Assange
- ·Mơ ước nhỏ của cô bé dân tộc Sán Dìu mắc bệnh ung thư
- ·Bài 2: Hệ lụy từ việc tiếp nhận thông tin sai lệch
- ·Tuyên bố của Hội nghị Cấp cao đặc biệt ASEAN+3 về ứng phó COVID
- ·Thông điệp của Thủ tướng Campuchia trong những ngày cuối nhiệm kỳ
- ·Bà bệnh tim nặng, cháu ung thư não
- ·Cập nhật diễn biến COVID
- ·Cách nộp phạt giao thông và nhận giấy tờ qua bưu điện
- ·Triều Tiên tiến hành thử vũ khí chiến lược mới dưới nước
- ·Ngoại trưởng Nga nêu điều kiện đàm phán về vấn đề Ukraine
- ·Mỹ: Quan hệ đối tác ba bên với Nhật Bản, Hàn Quốc đang mạnh mẽ hơn
- ·Bạn đọc ủng hộ các hoàn cảnh khó khăn 10 ngày đầu tháng 02/2016
- ·Thủ tướng: Đoàn kết lại, không hiểm họa nào có thể khuất phục được chúng ta
- ·Algeria mở lại Đại sứ quán tại Kiev sau 1 năm đóng cửa
- ·Quốc hội khoá tới sẽ có nhiều chuyên gia hơn?
- ·Có thai rồi mới biết người yêu là con riêng của bố
- ·Nỗ lực ký kết RCEP vào cuối năm 2020 tại Việt Nam