【len vs】Doanh nghiệp FDI có được ưu ái hơn doanh nghiệp “nội”?
“Kích” DN trong nước, thay vì “siết” FDI
Cách đây ít lâu, tại Diễn đàn đầu tư toàn cầu do Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Tổ chức Euromoney tổ chức vào tháng 9-2015, ông Lê Phước Vũ, Chủ tịch Tập đoàn Hoa Sen đã nhận xét: Tỷ trọng FDI trong nền kinh tế Việt Nam hiện tại khá lớn, làm mất đi nhiều cơ hội phát triển của DN Việt… Việt Nam đã thành một nơi để các DN nước ngoài khai thác tối đa lợi thế. DN ngành thép chúng tôi đã không còn dư địa phát triển, các ngành khác cũng vậy.
Phát biểu này của ông chủ Tập đoàn Hoa Sen ngay lập tức “dậy sóng” trong buổi tọa đàm nói trên cũng như trong dư luận với nhiều ý kiến trái chiều. Trước đó, đã có nhiều ý kiến của giới nghiên cứu kinh tế và DN cho rằng DN FDI nhận được nhiều ưu ái, dẫn đến chèn lấn DN trong nước.
Một nghiên cứu gần đây của TS. Lê Xuân Sang và ThS. Vũ Hoàng Dương, Viện Kinh tế Việt Nam chỉ ra: Nguồn vốn FDI đã có những đóng góp đáng kể, ngày càng tăng cho sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam trong thời gian qua. Đó là đóng góp cho vốn đầu tư toàn xã hội cũng như đóng góp cho GDP. Nguồn vốn FDI là một phần đóng góp quan trọng cho tổng nguồn vốn đầu tư toàn xã hội. Tuy nhiên, đáng lưu ý là đóng góp về vốn của khu vực FDI đang có xu hướng nhỏ dần kể từ khi đạt đỉnh vào năm 2008. Năm 2008, đóng góp về vốn của khu vực FDI là 30,9%. Tỷ trọng này đến năm 2014 giảm xuống còn 21,7%. Lưu ý là, cũng từ năm này vai trò của vốn đầu tư Nhà nước gần như không đổi trong khi vốn ngoài quốc doanh tăng dần.
“Điều này thể hiện một số nhận định cho rằng vốn FDI đã chèn lấn vốn tư nhân trong nước không thực sự thuyết phục” – nghiên cứu của nhóm tác giả khẳng định.
Trao đổi với báo giới bên lề một hội thảo về tái cơ cấu kinh tế tổ chức ở Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương vừa qua, ông Nguyễn Xuân Thành, Giám đốc Chương trình Giảng dạy kinh tế Fulbright tại Việt Nam cho rằng: Thời gian qua cũng có một số ý kiến riêng lẻ cho rằng chính sách của Việt Nam ưu ái khu vực FDI nhiều quá. Nhưng nhiều quan chức và cả người dân Việt Nam thấy vấn đề là khu vực trong nước của mình yếu và cần vực dậy khu vực trong nước, chứ không phải thấy FDI họ chiếm ưu thế thì tìm cách kiềm chế họ. Điều này cả các nhà đầu tư nước ngoài cũng nhận thấy.
“Việt Nam tiến hành tái cấu trúc là để nâng khu vực trong nước, chứ không phải để kìm FDI lại” – ông Nguyễn Xuân Thành nhấn mạnh – “Cần tiếp tục gỡ bỏ rào cản cho khu vực trong nước, chứ không phải “siết” FDI lại”.
Do DN “nội” quá yếu
Trong cuộc trao đổi với báo giới dịp cuối năm nay, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh khẳng định: Chính phủ luôn coi trọng tất cả thành phần kinh tế. Quốc hội, Chính phủ và cả hệ thống chính trị đang thực hiện chủ trương này. Hàng loạt luật ra đời như Luật Đầu tư, Luật DN, Luật Quản lý thuế sửa đổi đều dành nhiều ưu ái cho DN vừa và nhỏ, DN tư nhân Việt Nam.
Bộ trưởng Bùi Quang Vinh chia sẻ: Một số ý kiến đang so sánh DN FDI được ưu ái nhiều hơn DN nội? Điều đó có thể đúng ở góc cạnh nào đó nhưng không đúng nếu nhìn tổng thể. Bởi luật pháp áp dụng chung cho mọi thành phần kinh tế. Không phải Luật Công nghệ cao chỉ áp dụng cho DN FDI mà cho cả DN trong nước, có điều DN trong nước có tiếp cận và đáp ứng đủ các điều kiện để nhận những ưu đãi này không. Nếu DN nào đạt yêu cầu thì đều được hưởng ưu đãi, DN nào không đạt thì không được hưởng. Không ai quy định luật này chỉ dành cho DN nước ngoài, nhưng vì DN nước ngoài là các tập đoàn lớn, mạnh, họ hội đủ yêu cầu để nhận được ưu đãi.
Dẫn chiếu thêm các quy định tại Luật Đầu tư 2014 để chứng minh việc không ưu ái DN FDI hơn DN nội, ông Bùi Quang Vinh phân tích: Trong Luật Đầu tư sửa đổi, điều kiện cho DN Việt Nam thông thoáng hơn nhiều lần so với DN nước ngoài. Luật này bỏ cấp phép đầu tư cho tất cả DN Việt Nam. DN muốn đầu tư không phải xin phép ai trừ những dự án lớn đến mức thuộc thẩm quyền Quốc hội. Ngược lại, DN nước ngoài phải có dự án được cấp phép mới được thành lập DN. Như vậy quy định rất chặt, yêu cầu DN nước ngoài phải có dự án đầu tư ở Việt Nam được cấp có thẩm quyền phê duyệt mới được thành lập DN. Như vậy sao không nói Việt Nam ưu ái DN trong nước? Hay nhiều luật khác như ngân hàng, bất động sản, các nhà đầu tư nước ngoài bị hạn chế về tỷ lệ phần trăm cổ phần sở hữu, thời gian giao đất thực hiện dự án… nhưng DN Việt thì không. Các Luật về thuế cũng áp dụng ưu đãi cho mọi thành phần, tại sao nói chỉ dành cho DN nước ngoài?
“Tất cả là bởi chúng ta chưa có DN đủ mạnh, đáp ứng các tiêu chí đó mà thôi” – Bộ trưởng Bùi Quang Vinh nhấn mạnh.
Vậy làm thế nào để có DN “nội” đủ mạnh trong khi tại Diễn đàn DN Việt Nam ngày 5-12, ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam đã phải thốt lên: “Nền kinh tế Việt Nam đang hội nhập, nhưng khu vực kinh tế tư nhân trong nước vẫn “cô đơn”. Chính sách hỗ trợ phát triển khu vực này vẫn chưa đủ mạnh”.
Bộ trưởng Bùi Quang Vinh tỏ ra đồng tình với việc chúng ta chưa quan tâm đầy đủ, chưa có luật đủ mạnh để phát triển DN tư nhân, DN vừa và nhỏ. Đó là điều trăn trở nhất. Theo người đứng đầu Bộ Kế hoạch và Đầu tư, cơ quan này cũng như các bộ, ngành khác đã và đang thực hiện nhiều biện pháp để “kích” DN tư nhân trong nước phát triển.
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Cần bình ổn giá thịt lợn từ nay đến Tết Nguyên đán
- ·Video Bộ trưởng Quốc phòng Nga thị sát binh sĩ tập trận
- ·Bác sĩ ngoại đến Huế để học nghề
- ·Giá vàng hôm nay 8/6: Vàng thế giới quay đầu tăng mạnh
- ·Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình dự và phát biểu tại Diễn đàn Thanh niên khởi nghiệp 2018
- ·Chế tạo dụng cụ phát hiện nhanh ung thư qua thử nước bọt
- ·Ông Putin tiết lộ số tiền đã cung cấp cho Wagner
- ·SeABank, Tập đoàn BRG và Vietnam Airlines ra mắt thẻ đồng thương hiệu SeATravel
- ·Tìm cơ hội xuất khẩu trái nhãn qua giao thương trực tuyến
- ·Vương quốc Bỉ đẩy mạnh hợp tác y tế với Thừa Thiên Huế
- ·Chi 200 triệu đồng cho cán bộ tự nguyện nghỉ việc: Nếu có khả năng, làm được là tốt
- ·Ukraine nêu thiệt hại của Wagner, Nga dùng tên lửa tập kích cầu ở Kherson
- ·VietinBank và MUFG phối hợp tổ chức Hội nghị Kết nối kinh doanh 2022
- ·Giá thép hôm nay ngày 26/4/2024: Giá quặng sắt phục hồi, thị trường trong nước ổn định
- ·‘Chính phủ tạo sức ép, nhưng nhiều nơi chưa thực tâm cải cách’
- ·Ra mắt phần mềm giúp phát hiện chứng tự kỷ tại Việt Nam
- ·VN supports Laos ASEAN presidency
- ·Thu giữ gần 10.000 viên tân dược nghi nhập lậu
- ·Dù dịch Covid
- ·Giá vàng nhẫn 999.9 “bốc hơi” 1,6 triệu, bán ra 75,48 triệu đồng/lượng