【xem lại trận đấu bóng đá】Xét xử vụ án đưa, nhận hối lộ tại Công ty cấp nước Ninh Thuận
VHO - Ngày 11.8,étxửvụánđưanhậnhốilộtạiCôngtycấpnướcNinhThuậxem lại trận đấu bóng đá TAND tỉnh Ninh Thuận đã chính thức xét xử vụ án đưa và nhận hối lộ tại Công ty cấp nước tỉnh Ninh Thuận.
Phiên xét xử đưa, nhận hối lộ tại Công ty cấp nước Ninh Thuận
Theo cáo trạng của VKSND tỉnh Ninh Thuận, bị cáo Lê Xuân Phương - Giám đốc Công ty TNHH tư vấn thiết kế xây dựng Việt Lê có quen biết ông Nguyễn Đức Cảm - Phó Giám đốc Công ty cấp nước Ninh Thuận nên đã nhờ giúp đỡ để nhận được các gói thầu công trình mở rộng hệ thống cấp nước trên địa bàn Ninh Thuận.
Sau đó, Cảm biết công ty của Phương không đủ năng lực thi công nên đưa cho Phương bản photo bằng cấp, chứng chỉ chuyên ngành cấp nước của một người khác để Phương đưa vào hồ sơ. Nhờ sự giúp đỡ của Cảm, công ty của Phương đã trúng thầu ba gói thầu. Sau khi được thanh toán tiền, Phương đã đưa cho Cảm hơn 220 triệu đồng, tương ứng với 4% giá trị quyết toán trước thuế các công trình.
Từ những hành vi trên, VKSND tỉnh Ninh Thuận đã truy tố Nguyễn Đức Cảm tội nhận hối lộ, Lê Xuân Phương tội đưa hối lộ; lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản vì đã chỉ đạo thi công gian dối để nâng khống khối lượng hoàn thành trong hồ sơ nghiệm thu và chiếm đoạt gần 580 triệu đồng của Công ty cấp nước.
VKS cũng truy tố Nguyễn Lân - Giám đốc Doanh nghiệp tư nhân xây dựng và thương mại Trúc Lâm, và Lưu Quốc Phong, Giám đốc Công ty TNHH Trường Thành Việt, tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Hai bị cáo này đã kê khống khối lượng để chiếm đoạt tiền của Công ty cấp nước khi thi công gói thầu.
Ngoài ra, cáo trạng VKSND còn truy tố Nguyễn Châu Khoa - Giám đốc; Trần Lê Anh Khoa - Phó Giám đốc Công ty TNHH tư vấn đầu tư xây dựng Trùng Dương, và Nguyễn Phú Cường, nhân viên phòng Kế hoạch – Kỹ thuật của Công ty cấp nước, cùng tội danh thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng.
Tại phiên toà, bị cáo Nguyễn Châu Khoa cùng những người có nghĩa vụ liên quan đã vắng mặt. Do đó, HĐXX quyết định tạm hoãn. Phiên tòa được ấn định xét xử vào 2 ngày 29 và ngày 30.8 tới đây.
Tại phiên tòa Luật sư Đỗ Nghề, Giám đốc Công ty Luật Super Green, đại diện của bị cáo Lê Xuân Phương, cho biết: Trong toàn bộ quá trình điều tra, không có lời khai, chứng cứ nào thể hiện việc ông Phương dùng bất kỳ vật chất hoặc lợi ích nào để mua chuộc những người tham gia nghiệm thu nhằm làm sai lệch kết quả nghiệm thu công trình.
Cũng chính vì lý do đó mà bị cáo Phương được quyết toán theo đúng kết quả nghiệm thu mà chính bị hại là Công ty cổ phần cấp nước Ninh Thuận đã ký nhận vào đấy. Như vậy, bản thân bị hại cũng có lỗi trong việc làm sai lệch kết quả nghiệm thu công trình dẫn đến thất thoát tài sản.
Ngoài ra, vị luật sư cũng cho rằng không có cuộc thỏa thuận nào về tỷ lệ chia hoa hồng cho từng công trình giữa bị cáo Phương với ông Cảm. Chưa hết, quá trình nghiên cứu biên bản lấy lời khai cũng như biên bản đối chất của ông Cảm và ông Phương cho thấy lời khai mà cơ quan điều tra đã thu thập còn nhiều mâu thuẫn, chưa làm rõ được hành vi phạm tội…Từ các cơ sở trên, đại diện luật sư cho rằng viện VKSND tỉnh Ninh Thuận áp dụng tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản tại khoản 4 Điều 174 là không có cơ sở.
Theo Luật sư Đỗ Nghề, tại Biên bản đối chất giữa ông Châu và ông Phương ngày 27.12.2020 (Bút lục số 669) ông Châu khẳng định rằng ông Phương chưa bao giờ nhận bất kỳ lợi ích vật chất nào từ ông Phương, việc công ty Việt Lê nhận được thầu là kết quả khách quan của việc đánh giá hồ sơ thầu mà ông Phương đã nộp cho Công ty cấp nước. Như vậy, ông Phương không có hành vi đưa tiền cho người có chức vụ quyền hạn nhằm mục đích để người có chức vụ quyền hạn thực hiện một việc nào đó vì lợi ích của ông Phương. Bên cạnh đó, tại bút lục 341, ông Phương khai liên danh với công ty TNHH tư vấn xây dựng Đại Đức chào thầu gói thầu trong Hợp đồng số 05/2015/HĐ-TCCT chứ không phải trúng thầu vì Nguyễn Đức Cảm cho công ty Việt Lê mượn bằng chứng chỉ hành nghề xây dựng của ông Phạm Đình Cường như trong cáo trạng của VKS. Qua quá trình nghiên cứu biên bản lấy lời khai cũng như biên bản đối chất của ông Cảm và ông Phương cho thấy lời khai mà cơ quan điều tra đã thu thập còn nhiều mâu thuẫn, chưa làm rõ được hành vi phạm tội.
" Mặt khác theo quy định của pháp luật tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản có hai hành vi khách quan là hành vi gian dối và hành vi chiếm đoạt. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản thủ đoạn gian dối của người phạm tội phải có trước hành vi chiếm đoạt. Qua phân tích trên, bị can Phương bị áp dụng tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là không phù hợp", Luật sư Đỗ Nghề phân tích.
Tại bút lục số 430, ông Cảm trình bày ông Phương làm ăn có lãi nên gửi ít tiền điện thoại, tiền cà phê và không nói gì liên quan đến việc thi công công trình cả. Bên cạnh đó, ông Cảm cũng khẳng định rằng không có thỏa thuận gì về tỷ lệ hoa hồng của các gói thầu. Tại biên bản đối chất giữa ông Cảm và ông Phương tại bút lục số 676. Ông Cảm một lần nữa khẳng định không có thỏa thuận gì với ông Cảm về việc chia tỷ lệ hoa hồng và việc ông Phương mang tiền đến văn phòng để xin công trình là không có. Mặt khác, ông Cảm khai ông Phương chỉ gặp một vài lần tại quán cà phê để gửi tôi ít tiền cà phê, tiền điện thoại khoảng 4-5 triệu. “Tổng số tiền mà ông Phương đưa cho tôi từ 15- 20 triệu”. Tại bút lục số 356, ông Phương khẳng định việc chi tiền cho ông Cảm là để cảm ơn và giữ mối quan hệ. Khi đưa tiền cho ông Cảm thì bị can không yêu cầu ông Cảm phải làm việc gì cho bị can và không nhằm mục đích gì cả.
Dựa vào biên bản lấy lời khai của ông Lê Xuân Phương tại bút lục số 374 ngày 24/03/2021, ông Phương trình bày “ tôi không thỏa thuận ăn chia hoa hồng với ông Cảm và ông Châu về các công trình do công ty Việt Lê thi công tại công ty cổ phần cấp nước bao giờ”.
Liên quan đến những sai phạm tại Công ty cổ phần cấp nước nước Ninh Thuận, Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy đã kỷ luật cảnh cáo về mặt Đảng đối với ông Nguyễn Hoàng - nguyên Phó giám đốc Sở Tài chính, kiêm Chủ tịch Hội đồng quản trị công ty (giai đoạn 2015-2017).
Kỷ luật khiển trách đối với ông Nguyễn Văn Minh - nguyên Phó giám đốc Sở Xây dựng, kiêm thành viên Hội đồng quản trị (giai đoạn 2015-2017). Đến nay hai người này đã về hưu.
Riêng đối với ông Phạm Hồng Châu - nguyên Giám đốc công ty (giai đoạn 2015-2017), Ban Thường vụ Đảng ủy khối cơ quan, doanh nghiệp tỉnh đã kỷ luật cách tất cả các chức vụ trong Đảng. Đồng thời, yêu cầu Ban tổ chức Đảng ủy khối làm quy trình để xem xét xóa tên Đảng viên đối với ông Châu.
XUÂN HƯỚNG
(责任编辑:La liga)
- ·Đốt pháo và trách nhiệm hình sự
- ·Tây Ninh: Nông nghiệp công nghệ cao là trụ cột kinh tế và hội nhập
- ·Đẩy mạnh kinh doanh số, HDBank báo lãi vượt 12.650 tỷ đồng, chia cổ tức 20%
- ·Giá cà phê hôm nay 26/10: Đồng loạt giảm
- ·Tổng sản lượng thủy sản trong 11 tháng đạt hơn 8,4 triệu tấn
- ·Giá xăng giảm lần thứ ba liên tiếp
- ·Mất bao nhiêu năm làm việc để mua căn hộ 60m2 tại thành phố lớn trên thế giới?
- ·Temu hoạt động 'chui' tại Việt Nam: Mức xử phạt theo quy định chưa đủ sức răn đe
- ·Con bệnh nặng và ước mơ có một “con bò”
- ·Đồng tiền Việt Nam có phải là ngoại hối?
- ·Giá heo hơi hôm nay 27/5/2024: Giữ đà tăng
- ·Hà Nội đề xuất giá thuê nhà ở xã hội cao nhất 198.000 đồng/m2/tháng
- ·Đại biểu Quốc hội kiến nghị cho Big 4 ngân hàng chủ động tăng vốn điều lệ
- ·Khai thác trở lại 4 Cảng hàng không, sân bay miền Trung từ chiều 27/10
- ·Đoàn khảo sát của Hội đồng Lý luận Trung ương làm việc tại huyện Bến Lức
- ·Giấy in tiền hỏng gồm những loại nào?
- ·Hé lộ bức tranh lợi nhuận của các ngân hàng sau 9 tháng kinh doanh
- ·Giá xăng dầu hôm nay 30/10: Tiếp tục giảm
- ·Đất biển Việt Nam
- ·Chưa được cấp phép, Temu vẫn dùng đủ chiêu trò giữ chân khách Việt