【bảng xếp hạng cup c2】Chuẩn bị từ sớm, từ xa để trình Quốc hội sửa Luật Đất đai vào tháng 10
Sáng ngày 12/7,ẩnbịtừsớmtừxađểtrìnhQuốchộisửaLuậtĐấtđaivàothábảng xếp hạng cup c2 Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về tổng kết kỳ họp thứ 3 và cho ý kiến bước đầu về việc chuẩn bị kỳ họp thứ 4 của Quốc hội khóa XV.
Tổng Thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường cho biết, dự kiến kỳ họp thứ 4, Quốc hội làm việc 22 ngày (khai mạc vào ngày 20/10, bế mạc ngày 18/11).
Trong 22 ngày làm việc, Quốc hội dành 10,5 ngày cho công tác lập pháp để xem xét, thông qua 6 dự án luật, 1 nghị quyết và cho ý kiến 7 dự án luật. Trong đó, Quốc hội sẽ cho ý kiến lần đầu dự án Luật Đất đai (sửa đổi).
Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa Giáo dục Nguyễn Đắc Vinh cho rằng, sửa Luật Đất đai là vấn đề khó nhất, phức tạp nhất, quan trọng nhất và được trông đợi nhất. Vì vậy, ông Vinh đề nghị khởi động sớm, huy động các thành phần tham gia, huy tối đa trí tuệ để thông qua Luật Đất đai.
“Luật Đất đai có chất lượng là một trong những đóng góp quan trọng của Quốc hội với tiến trình phát triển của đất nước”, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa Giáo dục nhấn mạnh.
Bày tỏ băn khoăn “đến giờ chúng tôi chưa nhìn thấy dự thảo Luật Đất đai”, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh lưu ý, theo chương trình, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến dự án luật này vào tháng 9.
Do đó, ông Thanh đề nghị, sau phiên họp Thường vụ Quốc hội nên đưa dự thảo luật này thảo luận tại Hội nghị đại biểu Quốc hội chuyên trách. Bởi Luật Đất đai rất phức tạp, sẽ có rất nhiều ý kiến.
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải cũng đề nghị, cần phải huy động rộng rãi ý kiến của các nhà khoa học, tổ chức xã hội, đoàn thể, cử tri… để xây dựng dự án luật này.
Để khắc phục dần tình trạng chậm gửi tài liệu, Tổng Thư ký Quốc hội cũng đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội chỉ đạo các cơ quan hữu quan tiếp tục phát huy tính tích cực, chủ động, nâng cao hơn nữa trách nhiệm chuẩn bị nội dung, bảo đảm tiến độ và trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến chậm nhất tại phiên họp tháng 9/2022, tại phiên họp tháng 10/2022 chỉ cho ý kiến những nội dung thật sự cần thiết.
Kết luận, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đề nghị khẩn trương hoàn thiện dự kiến bước đầu kỳ họp, thông báo sớm cho các cơ quan biết để chủ động chuẩn bị.
Chủ tịch Quốc hội yêu cầu các cơ quan tổ chức nhiều tọa đàm, hội thảo, trao đổi làm việc giữa cơ quan chủ trì thẩm tra và cơ quan chủ trì soạn thảo để lấy ý kiến góp ý kỹ các dự án luật trình Quốc hội tại kỳ họp 4.
“Thành công hay không thì phải chuẩn bị từ sớm, từ xa, nhất là với dự án rất khó như dự án Luật Đất đai. Đề nghị Tổng Thư ký Quốc hội sớm trình kế hoạch tổ chức Hội nghị đại biểu Quốc hội chuyên trách để cho ý kiến vào các dự án luật", Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh.
Tổng Thư ký Quốc hội cho biết, theo dự kiến, Quốc hội dành 9,5 ngày cho ý kiến các vấn đề kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước, giám sát và các vấn đề quan trọng khác.
Theo quy định, Chính phủ sẽ báo cáo Quốc hội 2 nội dung tại kỳ họp thứ 4 gồm: Tổng kết, đánh giá việc thực hiện Nghị quyết số 30, các chính sách phòng chống dịch Covid-19; tổng kết thực hiện Nghị quyết số 54 và đề xuất hoàn thiện hệ thống pháp luật về các cơ chế, chính sách đã thực hiện thí điểm.
Ông Cường nhấn mạnh, đây là những nội dung quan trọng, cần được xem xét, đánh giá để đề xuất những cơ chế, chính sách phù hợp cùng với việc sửa đổi, bổ sung các quy định liên quan. Do đó, đề nghị bố trí Quốc hội thảo luận 2 nội dung trên.
Đánh giá Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn cho rằng, tại Kỳ họp thứ 3, Quốc hội xem xét khối lượng công việc rất lớn, với sự đồng thuận rất cao; quyết định nhiều nội dung quan trọng không chỉ cho năm 2022 mà còn những năm tiếp theo. Đặc biệt, lần đầu tiên tại 1 kỳ họp, Quốc hội quyết định chủ trương 5 dự án giao thông quan trọng quốc gia, nâng số dự án được quyết trong năm lên 6 dự án; đi kèm với đó là các cơ chế, chính sách đặc thù, chưa có tiền lệ. Điều đó rất có ý nghĩa để góp phần thực hiện thành công Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng; đồng thời tạo điều kiện cho Chính phủ lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội. |
'Đụng tới đất đai càng làm thủ tục nhanh nguy hiểm càng cao'
Phó Chủ tịch tỉnh Bạc Liêu nói rõ, đụng tới đất đai càng làm thủ tục nhanh thì tính nguy hiểm càng cao. Nếu làm nhanh và tuỳ tiện dễ vi phạm và có thể rất không an toàn cho cán bộ.(责任编辑:Cúp C1)
- ·Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Công nghệ là yếu tố nội sinh quan trọng của tăng trưởng
- ·BÙ ĐỐP: Tỷ lệ bao phủ BHTY toàn huyện 73%
- ·Xây dựng lối sống văn hoá trong đội ngũ giáo viên
- ·Việt Nam giới thiệu kỹ thuật mổ tim mới ra toàn thế giới
- ·Từ ngày mai, bán thuốc lá cho người dưới 18 tuổi bị phạt đến 3 triệu đồng
- ·Sinh viên Nguyễn Hoàng Yến: Tự tin, năng động
- ·Học trò tôi
- ·Trách nhiệm hỗ trợ thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh
- ·Chống buôn lậu hàng giả, hàng kém chất lượng: Hành trình còn gian nan?
- ·Ngành văn hoá Năm Căn: Loay hoay “đón tầm” thị xã
- ·Tăng cường các biện pháp bảo đảm đón Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021 vui tươi, lành mạnh, an toàn
- ·Tận tâm với bệnh nhân tâm thần
- ·Tin vắn 28
- ·Thư gửi mẹ
- ·Phát hiện cây ATM nghi bị cài chất nổ nằm sát chung cư công ty than
- ·Nơi học sinh trút hết nỗi lòng
- ·Đổi thay từ các chính sách dân tộc ở Tân Lợi
- ·Bắt được rùa nặng gần 50kg trên sông Lam
- ·Thủ tướng: Quản lý làm sao để DNNN phát triển xứng tầm
- ·Làm thế nào thoát khỏi đám cháy?