【nhật bản vs trung quốc】Áp dụng chính sách tài khóa trung lập để tăng năng lực tài chính công
Bộ Tài chính đã chủ động đề xuất cấp có thẩm quyền triển khai chính sách tài khóa mở rộng để hỗ trợ nền kinh tế. |
PV:Hơn 4 năm qua, khi doanh nghiệp và người dân đối mặt với khó khăn chưa từng có, Bộ Tài chính đã chủ động đề xuất cấp có thẩm quyền triển khai chính sách tài khóa mở rộng để hỗ trợ nền kinh tế. Ông đánh giá thế nào về nỗ lực vừa qua của Bộ Tài chính?
PGS. TS Lê Xuân Trường:Trên cả hai phương diện là tham mưu ban hành chính sách và tổ chức thực hiện chính sách thì Bộ Tài chính đã làm rất tốt chức năng, nhiệm vụ của mình những năm qua.
Việc tham mưu ban hành chính sách rất chủ động, nhưng đều đã được tính toán kỹ lưỡng các tác động đến các đối tượng chịu tác động của chính sách cũng như tác động đến sự phát triển kinh tế - xã hội. Bởi vậy, chính sách tài khóa được ban hành, điều chỉnh kịp thời và phù hợp thực tiễn, góp phần rất quan trọng cùng hệ thống các chính sách khác hỗ trợ doanh nghiệp và người dân khắc phục khó khăn, phát triển sản xuất, kinh doanh trong điều kiện dịch bệnh và những khó khăn khác về kinh tế, chính trị thế giới.
Trên phương diện điều hành, chính sách tài khóa được tổ chức thực hiện nghiêm túc và linh hoạt, kịp thời điều chỉnh phù hợp với điều kiện thực tiễn.
Đặc biệt, khi thực hiện chính sách tài khóa mở rộng, song song với các biện pháp giảm thuế, phí và lệ phí, chính sách gia hạn nộp thuế là các giải pháp mở rộng cơ sở thu, chống thất thu thuế.
Về chi ngân sách, đi đôi với việc thúc đẩy giải ngân đầu tư công để đảm bảo thực hiện đúng kế hoạch phát triển kinh tế và kích cầu là các giải pháp kiểm soát chống lãng phí trong đầu tư công và tiết kiệm chi thường xuyên. Tất cả những điều này đã đảm bảo việc thực thi chính sách tài khóa mở rộng, nhưng vẫn giữ bội chi ngân sách ở mức phù hợp và phối hợp với chính sách tiền tệ để kiểm soát tốt lạm phát.
PV: Chính sách tài khóa đã thể hiện rõ vai trò là bệ đỡ cho tăng trưởng kinh tế trong suốt hơn 4 năm qua. Tuy nhiên, để thúc đẩy tăng trưởng, rất cần tổng thể các chính sách vĩ mô khác, như hỗ trợ vốn, thu hút FDI, thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công, tạo thuận lợi cho sản xuất kinh doanh, thúc đẩy phát triển thị trường bất động sản. Ông nhận định ra sao về điều này?
PGS. TS Lê Xuân Trường: Đúng vậy, hoạt động quản lý kinh tế - xã hội của nhà nước, cần có sự phối hợp đồng bộ của các chính sách để đảm bảo không có hiệu ứng ngược, làm giảm tác động hiệu quả của các chính sách.
Ở khía cạnh này, đã có sự phối hợp hài hòa giữa chính sách tài khóa với chính sách tiền tệ và các chính sách khác trong quản lý vĩ mô nền kinh tế thời gian qua. Chính điều này khiến nhiều nước trên thế giới xem Việt Nam là một hình mẫu cho việc đối phó thành công với “cú sốc” kinh tế.
PV: Có ý kiến cho rằng, đến thời điểm này, cần thiết phải thực hiện một chu kỳ mới, thắt chặt chính sách tài khóa nhằm giữ vững an ninh, an toàn tài chính quốc gia, đồng thời có nguồn lực cho cải cách tiền lương, tăng năng lực tài chính công cho đầu tư phát triển?
PGS. TS Lê Xuân Trường: Về tổng thể, kinh tế đã phục hồi tốt sau đại dịch, thể hiện ở GDP năm 2023 tăng 5,5% và GDP 6 tháng đầu năm 2024 tăng 6,42%, mặc dù xét ở một số lĩnh vực cụ thể vẫn còn những khó khăn nhất định. Chính sách tài khóa mở rộng là loại chính sách được sử dụng trong điều kiện kinh tế suy thoái, hoặc chịu “cú sốc” dẫn đến nguy cơ khủng hoảng.
Nếu áp dụng chính sách tài khóa mở rộng trong điều kiện bình thường có thể góp phần làm cho nền kinh tế tăng trưởng quá nóng, không đạt được mục tiêu phát triển bền vững. Thêm vào đó, đã có những dấu hiệu cho thấy áp lực của lạm phát. Do vậy, không nên tiếp tục duy trì chính sách tài khóa mở rộng vì không còn phù hợp với thực tiễn.
PV: Ông có gợi ý gì trong điều hành chính sách tài khóa thời gian tới?
PGS. TS Lê Xuân Trường: Tôi cho rằng, việc “thắt chặt” chính sách tài khóa được đặt ra trong bối cảnh đang thực hiện chính sách tài khóa mở rộng, không có nghĩa là chuyển ngay sang áp dụng chính sách tài khóa thắt chặt, mà là không tiếp tục thực hiện chính sách tài khóa mở rộng nữa.
Trước mắt, chúng ta nên chuyển sang áp dụng chính sách tài khóa trung lập bằng cách không tiếp tục thực hiện chính sách miễn, giảm thuế và gia hạn nộp thuế. Điều này cũng nên được công bố sớm và thực hiện nhất quán để các chủ thể kinh tế chủ động trong kế hoạch sản xuất, kinh doanh.
Năm nay và năm sau là hai năm vô cùng quan trọng trong hoàn thiện một bộ phận quan trọng của chính sách tài khóa, đó là chính sách thuế. Theo đó, trong năm nay Quốc hội sẽ xem xét thông qua Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi) và năm sau sẽ tiếp tục xem xét Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi), Luật Thuế thu nhập cá nhân (sửa đổi), Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
Những vấn đề cốt yếu về điều chỉnh đối tượng chịu thuế, không chịu thuế, cơ sở thuế và thuế suất cần được cân nhắc kỹ lưỡng để đảm bảo mở rộng cơ sở thu và mức độ điều tiết hợp lý, qua đó, góp phần tạo môi trường đầu tư và kinh doanh thuận lợi.
PV: Xin cảm ơn ông!
Ưu tiên chi đầu tư công Việt Nam là nước đang phát triển, có kết cấu hạ tầng chưa hiện đại, cần ưu tiên tăng đầu tư công, đi đôi với kiểm soát chặt chẽ chi thường xuyên; chống lãng phí, thất thoát trong chi tiêu công đi đôi với tăng chi cho con người gắn với tinh giản biên chế, nâng cao hiệu lực và hiệu quả của bộ máy hành chính nhà nước. PGS. TS Lê Xuân Trường |
(责任编辑:La liga)
- ·Sẽ thanh tra toàn diện các nhà mạng về đảm bảo an toàn thông tin
- ·Thí sinh Hoa hậu Việt Nam 2022 khoe mặt mộc trước chung kết
- ·Nhan sắc mỹ nhân duy nhất có IELTS 8.0 vào chung kết Hoa hậu Việt Nam 2022
- ·Vũ Thu Phương làm cố vấn chuyên môn Hoa hậu Toàn cầu 2023
- ·Phụ nữ Long An và Svay Rieng ký kết thỏa thuận hợp tác giai đoạn 2022
- ·Á hậu Phương Anh lộng lẫy trong trang phục dân tộc tại Miss International 2022
- ·Đám cưới đậm chất làng quê của Hoa hậu Ngọc Hân
- ·Hoa hậu Lương Thuỳ Linh mặc 'kín cổng cao tường' từ khi trở thành giảng viên
- ·Cán bộ công chức không đi du xuân, chúc Tết
- ·Buổi luyện cười của các thí sinh Hoa hậu Việt Nam 2022
- ·Công viên… hoang phế
- ·Bị lập nhóm anti
- ·3 mỹ nhân 'kém nổi' trong nước nhưng đi thi quốc tế lại thành hoa hậu
- ·Nữ sinh 18 tuổi quê Nghệ An đăng quang Hoa hậu Việt Nam Thời đại 2022
- ·Hồi âm đơn thư bạn đọc 10 ngày giữa tháng 11
- ·Nhan sắc ngày càng ngọt ngào của Thuỳ Tiên sau 1 năm đăng quang
- ·Nữ giám đốc 36 tuổi đăng quang Hoa hậu Quý bà Việt Nam 2022
- ·Hoa hậu Đỗ Thị Hà sắc sảo khác lạ trong bộ ảnh cuối nhiệm kỳ
- ·Có tiền là cứu được, xin hãy cứu con em!
- ·Phan Kim Oanh trải lòng trước đêm chung kết Mrs Grand International 2022