【tỷ lệ bóng đá quốc tế】Cơ chế tài chính cho DNNN sau CPH
Tạo môi trường bình đẳng
Không phải ngẫu nhiên,ơchếtàichítỷ lệ bóng đá quốc tế nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng, cải cách sở hữu DN (CPH) là điều kiện cần nhưng điều kiện đủ phải là thi hành quản lý. Hai điều kiện này có vai trò quan trọng mang tính quyết định đối với hiệu quả của DNNN sau CPH. Vẫn còn những “lỗ hổng” trong cơ chế chính sách tài chính đối với DN sau CPH như chưa có căn cứ để kiểm soát việc tự đảm bảo vốn của DN, hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu của DN gia tăng; chưa có quy định hạn chế đầu tư tài chính đối với DN cổ phần mà Nhà nước nắm giữ vốn trực tiếp; chưa có hướng dẫn về xác định lợi nhuận ròng của DN hay còn thiếu những điều kiện để lập báo cáo tài chính hợp nhất...
Sau khi CPH, DNNN vẫn là bộ phận quan trọng của nền kinh tế. Do đó cần thiết phải có chính sách tài chính phù hợp thúc đẩy sản xuất, kinh doanh của các DN này sau khi CPH, trong đó, yêu cầu cần thiết tạo môi trường kinh doanh bình đẳng cho các DN cùng hoạt động được nhiều chuyên gia kinh tế đề đạt. Ngoài ra, cần tập trung nâng cao hiệu quả quản trị DN của các DN này; xác định và tách bạch chức năng quyền hạn của đại diện vốn chủ sở hữu và pháp nhân của DN thông qua các chỉ tiêu hiệu quả hoạt động. Thực hiện đồng bộ các giải pháp về việc giám sát và đánh giá hoạt động của DN cũng như việc sử dụng vốn Nhà nước tại DN.
Quy mô của các DN sau CPH đều tăng so với trước, thể hiện qua các chỉ tiêu tăng trưởng về giá trị tổng tài sản cũng như vốn chủ sở hữu của DN. Trong khi tổng giá trị tài sản trung bình 2 năm sau CPH tăng 66,39%, thì tốc độ tăng vốn chủ sở hữu cao hơn nhiều, đạt 90,67%. Kết quả kinh doanh, doanh thu bình quân 2 năm sau CPH so với trước đó tăng 40.000 tỷ đồng, tăng tương đương 75,13%. Đây là mức tăng trưởng tương đối cao. Tuy nhiên, so với mức tăng trưởng của tài sản và vốn thì không cao hơn. Mức nộp ngân sách trung bình của một DN tăng từ trên 7 tỷ đồng trước thời điểm sắp xếp, CPH lên hơn 14 tỷ đồng (thời điểm điều tra). Như vậy mức nộp ngân sách của DN sau CPH đã tăng gấp đôi. Tuy nhiên, về tính minh bạch, có tới 22% DN (trong số điều tra) chưa kiểm toán báo cáo tài chính hàng năm. Đây là vấn đề đáng quan tâm đối với các cổ đông và nhà đầu tư cũng như các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. (Theo Báo cáo tổng hợp kết quả điều tra DNNN CPH - Dự án phân tích CDTC, Bộ Tài chính)
Bổ sung quy định về đầu tư tài chính
Nghiên cứu khá công phu và có báo cáo chi tiết về vấn đề này, Nhóm Tư vấn chính sách (Bộ Tài chính) cho rằng, đối với vốn vay Nhà nước, cần có quy định các DN cổ phần phải xây dựng chỉ tiêu kế hoạch về hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu nhằm hạn chế rủi ro về nợ. Và quy định về công khai hoặc ủy quyền cho một trong những tổ chức là chủ nợ thực hiện giám sát chỉ tiêu nợ của DN.
Ngoài ra, cần bổ sung các quy định về đầu tư tài chính đối với DN cổ phần nói chung và DN cổ phần có vốn chi phối của Nhà nước nói riêng. Quy định này được cho là giúp DN tập trung các nguồn lực vào kinh doanh các ngành nghề có thế mạnh và có khả năng cạnh tranh, đáp ứng lợi ích của cổ đông và mục đích của việc Nhà nước nắm giữ vốn chi phối ở các DN cổ phần. Theo đó đối với DN Nhà nước nắm giữ vốn chi phối thì phải hoạt động theo ngành nghề được xác định trong chiến lược kinh doanh do Đại hội cổ đông thông qua. Đối với các hoạt động không có lợi thế kinh doanh hoặc hạn chế về năng lực quản lý điều hành thì kiên quyết không đầu tư.
Mặc dù pháp luật không hạn chế việc đầu tư vốn thành lập các DN mới nhưng cũng cần hạn chế việc tham gia góp vốn thành lập DN, nhằm hạn chế sự gia tăng đầu mối DN trong tập đoàn, tổng công ty. Điều này sẽ làm giảm tính cạnh tranh vì phải chia nhỏ các nguồn lực của chính DN mà không tận dụng được khả năng cạnh tranh do quy mô lớn mang lại. Những hạn chế này phải được thực hiện thông qua người đại diện vốn tại DN cổ phần.
Nhóm Tư vấn chính sách lưu ý, cần có quy định cụ thể để các công ty con không được đầu tư ngược trở lại công ty mẹ đang nắm giữ quyền chi phối dưới hình thức góp vốn hoặc mua cổ phần của công ty mẹ- tập đoàn, tổng công ty.
Về phân phối lợi nhuận sau thuế, cần xác định rõ khái niệm và cách xác định lợi nhuận ròng, lợi nhuận giữ lại của DN cổ phần. Theo đó, ban hành quy định mang tính hướng dẫn về việc phân phối lợi nhuận sau thuế của DN cũng như lợi nhuận giữ lại để trả cổ tức. Theo Nhóm Tư vấn chính sách, DN cổ phần có quyền trích lập các loại quỹ (quỹ dự phòng tài chính, đầu tư phát triển, bổ sung vốn điều lệ...) và mức trích lập cũng như việc sử dụng sẽ theo quy định tại Điều lệ công ty.
Trần Thắng
(责任编辑:La liga)
- ·Bố hiến thận cứu con nhưng bất lực vì chi phí phẫu thuật quá cao
- ·Chung tay cùng khách hàng tiết kiệm điện
- ·Quận Đống Đa đối thoại và tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp
- ·Giàn phơi đồ thông minh chịu thuế NK 25%
- ·Trao quà Tết cho bà Huỳnh Thị Sinh
- ·Hơn 3,4 triệu container hàng hóa được thông qua hệ thống VASSCM
- ·Điện gió: Những vướng mắc cần tháo gỡ
- ·Vinacomin phải có nhiều phương án để lựa chọn
- ·BÂNG KHUÂNG THÁNG BA
- ·22 ngân hàng phối hợp với Hải quan thu thuế điện tử 24/7
- ·Em chủ động rồi lại trách tôi 'Sở Khanh'
- ·Hoàn thiện chính sách về thủ tục quá cảnh Hải quan ASEAN
- ·Top 10 kiến tạo Cúp C1: Ronaldo đứng trên Messi
- ·CLB Bình Dương công bố HLV trưởng mới thay ông Hoàng Anh Tuấn
- ·Anh trai bị down, em gái có thể trông coi phần thừa kế
- ·Kết quả bóng đá ASEAN CUP 2024 (AFF Cup) hôm nay 10/12
- ·Hải quan TPHồ Chí Minh: Tăng cường các biện pháp chống thất thu
- ·Nhiều mặt hàng XNK chính sụt giảm trong tháng 6
- ·Chồng tử nạn trên đất khách, 5 mẹ con chờ chết!
- ·Bình Định: Nhiều lợi thế thu hút đầu tư