【kq bong da dem qua】Tầm quan trọng của việc học tập lý luận chính trị
(CMO) Lý luận có vai trò rất quan trọng đối với cách mạng. Lênin - người thầy vĩ đại của cách mạng vô sản trên thế giới đã khẳng định: “Không có lý luận cách mạng thì cũng không thể có phong trào cách mạng”. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: “Không có lý luận thì lúng túng như nhắm mắt mà đi”.
Giờ thảo luận của lớp Cao cấp Lý luận chính trị B32, khoá 2014-2016 tỉnh Cà Mau.Ảnh: Minh Tấn |
Có thể thấy, trong mọi giai đoạn cách mạng, việc học tập lý luận chính trị đều có vai trò rất quan trọng. Qua đó, giúp cán bộ, đảng viên trang bị đầy đủ, toàn diện hơn, có sự hiểu biết sâu sắc hơn tri thức lý luận chính trị; giữ vững bản lĩnh chính trị; củng cố, tăng cường niềm tin vào tương lai của dân tộc, của cách mạng, lý tưởng cộng sản; làm cho cán bộ, đảng viên tự tin hơn trong công tác; là cơ sở để cán bộ, đảng viên hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Tuy vậy, thời gian qua, không ít cán bộ, đảng viên chưa tích cực học tập lý luận chính trị, thậm chí không ít người còn có biểu hiện xem thường và lười học tập lý luận chính trị. Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XII đã chỉ rõ, cán bộ, đảng viên có biểu hiện: “Nhận thức sai lệch về ý nghĩa, tầm quan trọng của lý luận và học tập lý luận chính trị; lười học tập chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, chủ trương, đường lối, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước”. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến việc áp dụng lý luận vào công tác, cuộc sống. Một người dù giỏi chuyên môn, nhưng không nắm chắc lý luận chính trị, “mù về chính trị” thì họ không rõ làm theo chủ nghĩa nào, đường lối nào, phục vụ ai, dễ dẫn đến mất phương hướng, kết quả thường thất bại.
Từ ý nghĩa tích cực của việc học tập lý luận chính trị, mỗi cán bộ, đảng viên phải nhận thức đầy đủ tầm quan trọng của lý luận đối với công tác, với sự nghiệp cách mạng. Luôn ý thức rõ rằng, khinh lý luận, lười học tập lý luận chính trị là sự suy thoái về tư tưởng chính trị, có lỗi với Đảng, với Nhân dân, vì nó là lực cản của sự nghiệp cách mạng.
Thực hiện nghiêm túc lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Mỗi cán bộ, đảng viên phải học lý luận, phải đem lý luận áp dụng vào công việc thực tế. Phải chữa bệnh kém lý luận, khinh lý luận và lý luận suông”. Đề cao việc tự nguyện, tự giác học tập lý luận chính trị của cán bộ, đảng viên. Thực tế cho thấy, dù có nhiều giải pháp nhưng người học không muốn học, không thích học thì những giải pháp đó cũng vô dụng. Chỉ khi nào người đi học nhận thức rõ vai trò của lý luận, thấy cần phải học để nâng cao trình độ lý luận, năng lực công tác, phục vụ Đảng, Nhân dân, Tổ quốc tốt hơn thì họ mới tự giác, tích cực học tập lý luận chính trị.
Song song đó, cần tiếp tục đổi mới mạnh mẽ chương trình, nội dung giáo dục, bồi dưỡng lý luận chính trị, tránh trùng lắp giữa các chương trình (sơ cấp, trung cấp, cao cấp lý luận chính trị…). Vì như thế dễ dẫn đến nhàm chán, không tạo sức hấp dẫn, hứng thú với người học.
Cần nâng cao chất lượng của đội ngũ giảng dạy lý luận chính trị. Đội ngũ này phải là những người đủ phẩm chất, năng lực, có niềm tin vững chắc vào chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, vào chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội, từ đó mới truyền cảm hứng, niềm tin cho người học. Phải nắm vững và hiểu sâu sắc chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối của Đảng thì tuyên truyền mới thuyết phục. Lý luận gắn với thực tiễn, cập nhật tình hình địa phương, trong nước, thế giới, không lý luận suông, “dạy chay” mà phải làm cho người học thấy được vai trò “ngọn đèn pha” của lý luận đối với thực tiễn; gợi mở cho người học áp dụng lý luận vào lĩnh vực công tác và cuộc sống; có kỹ năng sư phạm, sử dụng phương pháp dạy học tích cực, phương tiện hiện đại…
Bên cạnh đó, cần nâng cao chất lượng quản lý học viên của các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị. Đa dạng hoá hình thức quản lý học viên. Trong quản lý cần nghiêm túc, công bằng, đúng quy chế. Điều quan trọng là tạo nền nếp, kỷ cương, tinh thần, khí thế học tập ngay từ đầu khoá học và trong suốt khoá học.
Cùng với đó, phát huy vai trò kiểm tra, giám sát việc học tập lý luận chính trị của các cơ quan có người đi học, xem việc nắm vững lý luận chính trị là một tiêu chuẩn đánh giá chất lượng cán bộ, đảng viên cuối năm, là tiêu chuẩn để đề bạt, bổ nhiệm cán bộ. Đồng thời, có hình thức xử lý nghiêm những người lười học tập lý luận chính trị, có kết quả học tập yếu kém. Cũng nên lưu ý, khi cử cán bộ, đảng viên đi học thì không giao quá nhiều việc ở cơ quan cho họ, mà phải dành thời lượng đảm bảo cho họ học tập hiệu quả.
Một vấn đề không kém phần quan trọng là tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, kỹ thuật cho các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị. Xem đây là điều kiện không thể thiếu, góp phần nâng cao chất lượng học tập, giảng dạy về lý luận chính trị./.
Đặng Trí Thủ
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
- ·Thông cống nghẹt Thịnh Phát chỉ từ 100 ngàn
- ·Người tạo dựng những niềm vui
- ·Ước mơ trở thành kỹ sư hạt nhân
- ·Công nhận 11 xã đạt chuẩn nông thôn mới năm 2017
- ·Giá xăng dầu hôm nay 23/11: Thế giới và trong nước đồng loạt giảm
- ·Long đong nghề hát rong
- ·Giúp nhau phát triển kinh tế
- ·Đại diện WHO nhận định về dịch sốt xuất huyết tại Việt Nam
- ·Bộ Công thương chỉ thị dự trữ xăng dầu cho dịp tết Nguyên đán 2024
- ·Từ “chia sẻ” đến tự rước họa vào thân
- ·Cơ hội nào cho xuất khẩu 6 tháng cuối năm 2023?
- ·Áp thấp nhiệt đới di chuyển nhanh, Bắc Bộ không vượt quá 30 độ C
- ·Bù Đốp tiếp tục thiệt hại nặng do lốc xoáy
- ·Trao giải cuộc thi viết, vẽ “Con yêu mẹ
- ·Tổ chức Hội nghị toàn quốc quán triệt Nghị quyết Trung ương 8 khóa XII
- ·Ngày của Cha
- ·Tin vắn 12
- ·Trách nhiệm cấp mã số cho người tham gia BHXH, BHYT
- ·Chính thức ngừng cung cấp dịch vụ 2G, chuyển sang 4G và 5G
- ·[Infographics] Đề xuất 7 đối tượng được miễn, giảm vé tàu