【soi keo al nassr】Ngói rồng men vàng đặc sắc tại Hoàng Thành Thăng Long
Sáng 12/11,óirồngmenvàngđặcsắctạiHoàngThànhThăsoi keo al nassr Viện Nghiên cứu kinh thành tổ chức toạ đàm khoa học quốc tế trực tuyến: Nhận diện hình thái kiến trúc cung điện Việt Nam thời Lê sơ. Tọa đàm tập trung khai thác các tư liệu khảo cổ học được khai quật tại Hoàng Thành Thăng Long và khu di tích Lam Kinh (Thanh Hóa) nhằm bước đầu công bố một số kết quả nghiên cứu mới về kiến trúc cung điện Việt Nam thời Lê sơ.
Đặc sắc ngói rồng men vàng và xanh lục
Theo PGS.TS Bùi Minh Trí – Viện trưởng Viện Nghiên cứu kinh thành, nghiên cứu phục dựng lại tòa điện Kính Thiên thời Lê sơ ở Hoàng thành Thăng Long là ước mơ, khát vọng, tâm huyết của các nhà khoa học và các nhà quản lý.
Ngói rồng men vàng và xanh lục. |
Các cuộc khai quật ở khu vực "trục trung tâm" và khu vực "điện Kính Thiên" trong nhiều năm qua đã có nhiều phát hiện mới, cung cấp thêm nhiều tư liệu khoa học quan trọng cho những hiểu biết về diện mạo, quy mô của các công trình kiến trúc và quy hoạch không gian kiến trúc trong Hoàng cung Thăng Long, đặc biệt là về kiến trúc thời Lê sơ và thời Lê Trung Hưng.
Phát hiện quan trọng nhất về kiến trúc thời Lê sơ đó là dấu tích nền móng của kiến trúc hành lang, các loại cấu kiện gỗ sơn son thếp vàng và số lượng lớn các loại ngói lợp mái cung điện có men màu vàng và men màu xanh lục.
"Những phát hiện khảo cổ học tại Hoàng thành Thăng Long bao gồm khu vực điện Kính Thiên đều xác nhận rằng, các công trình kiến trúc cung điện, lầu gác trong Hoàng cung Thăng Long thời Lê sơ cũng phổ biến là kiến trúc gỗ, trên mái được lợp ngói. Nhưng thời kỳ này đã có những thay đổi rất cơ bản về quy hoạch không gian, về quy mô và kết cấu kiến trúc, đặc biệt là sự xuất hiện nhiều loại ngói men (ngói lưu ly) bên cạnh ngói đất nung mang phong cách đặc trưng, khác biệt hoàn toàn so với ngói thời Lý, Trần trước đó.
Ngói thời kỳ này phổ biến là ngói ống và ngói cong, trong đó ngói diềm mái là ngói câu đầu và ngói trích thủy giống như loại ngói lợp trên mái các cung điện cổ ở Trung Quốc hay Hàn Quốc. Từ phát hiện này cho thấy, bộ mái kiến trúc cung điện trong Hoàng cung Thăng Long thời Lê sơ vốn rất phong phú, đa dạng và có nhiều sắc màu nhất bởi sự đan xen tương phản từ các loại ngói men vàng, men xanh và ngói đất nung màu đỏ hay màu xám đen.
Trong đó đặc sắc và khác biệt nhất là loại ngói rồng men vàng và xanh lục được tạo khối theo từng bộ phận của con rồng (đầu, thân, đuôi), khi ghép lại theo chiều dọc của mái sẽ tạo thành hình một con rồng hoàn chỉnh. Đây là loại ngói độc đáo nhất trong tất cả các loại ngói lợp mái cung điện cổ ở châu Á thời bấy giờ, đưa lại một sắc thái rất riêng biệt cho kiến trúc cung điện Việt Nam thời Lê sơ", PGS.TS Bùi Minh Trí phát biểu.
Từ những nghiên cứu chuyên sâu với trường hợp của Hoàng thành Thăng Long, PGS.TS Bùi Minh Trí nhận định rằng, thời Lê sơ cũng có thể có những quy định về màu sắc của các loại ngói men song rất tiếc là không có tư liệu nói đến. Những nghiên cứu từ đồ gốm ngự dụng và các ghi chép của thư tịch về quy định triều phục trong cung có thể thấy rằng, màu vàng là màu cao cấp nhất, là màu mang tính biểu trưng cho quyền lực tối cao của hoàng đế. Do đó, chúng ta có thể tin rằng, ngói men vàng thời Lê sơ cũng là loại ngói cao cấp nhất và nó được sử dụng để lợp trên mái cung điện quan trọng nhất của hoàng cung. Theo đó, loại ngói rồng men vàng là loại ngói cao cấp nhất, nó được sử dụng để lợp trên mái tòa chính điện trong Cấm thành, tức điện Kính Thiên, giống như trường hợp điện Thái Hòa (Cố Cung Bắc Kinh) hay điện Thái Hòa (Đại Nội Huế).
Kết quả nghiên cứu này cũng đồng nghĩa lý giải rằng, loại ngói men xanh lục và ngói đất nung màu xám hay màu đỏ trong hoàng cung Thăng Long thời Lê sơ chắc chắn có phẩm cấp thấp hơn ngói men vàng và nó được sử dụng ở nhiều công trình có những chức năng khác nhau và ở những không gian khác nhau.
Kiến trúc đấu củng phổ biến
Các cuộc đào xung quanh khu vực điện Kính Thiên cũng đã tìm thấy khá nhiều cấu kiện gỗ, bao gồm cột, xà, ván sàn và đặc biệt trong số đó có một số cấu kiện nằm trong kết cấu của hệ đấu củng, ví dụ như "bình áng". Tư liệu này minh chứng rõ rằng, kiến trúc thời Lê sơ cũng thuộc loại kiến trúc đấu củng.
Mảnh mô hinh tháp men xanh mô tả kết cấu đấu - củng thời Lê sơ khai quật được ở khu vực điện Kính Thiên năm 2021. |
Sự xuất hiện "bình áng" trong hệ đấu củng của thời Lê sơ phản ánh nét tương đồng với tạo tác kiến Trung Quốc thời Nguyên – Minh và hình ảnh này chúng ta cũng có thể nhìn thấy qua đấu củng trong kiến trúc Hậu cung chùa Bối Khê (Thanh Oai, Hà Nội). Nhưng vấn đề xác định "đơn áng" hay "trùng áng" trong kiến trúc đấu củng thời Lê sơ sẽ là bước nghiên cứu mở rộng về sau.
"Cho dù có những nét tương đồng nhưng chúng ta vẫn có thể nhìn thấy trên mô hình này cho thấy sự khác biệt khá thú vị giữa đấu củng Việt Nam và Trung Quốc, đó là sự tạo tác đầu rồng nhô ra trên tầng đấu củng (đầu ma diệp). Đây được xem là nét đặc trưng riêng biệt trong đấu củng của kiến trúc cung điện Việt Nam thời Lê sơ. Như vậy tư liệu hiện nay cho thấy, kiến trúc trong hoàng cung Thăng Long từ thời Lý, Trần đến thời Lê sơ đều phổ biến là kiến trúc đấu củng. Đây là phát hiện rất quan trọng, được xem là chìa khóa để giải mã về hình thái kiến trúc", PGS.TS Bùi Minh Trí khẳng định.
Điện Kính Thiên là tòa điện thiết triều nằm chính giữa trung tâm Cấm thành của Kinh đô Thăng Long (Đông Đô – Đông Quan) thời Lê sơ (1428-1597). Đây là tòa điện quan trọng nhất, mang biểu trưng cho quyền lực tối cao của nhà vua và triều đình. Trải qua nhiều biến cố thăng trầm lịch sử, cũng giống như thực trạng của các cung điện thời Lý, Trần, toàn bộ kiến trúc cung điện thời Lê sơ trong Hoàng cung Thăng Long đều không còn tồn tại đến ngày nay. Tất cả đã bị đổ nát và bị vùi lấp dưới lòng đất. May mắn và duy nhất còn sót lại trên mặt đất đến ngày nay đó là thềm bậc đá chạm rồng của tòa điện Kính Thiên được dựng vào năm 1467. Đây cũng là dấu tích quan trọng minh chứng vị trí không gian và lịch sử tồn tại của tòa chính điện trong Cấm thành của Kinh đô Thăng Long xưa.
|
Tình Lê
Phát hiện mộ táng, mô hình hình kiến trúc tráng men xanh - vàng quý hiếm thời Lê sơ
Ngày 22/4, Đoàn khai quật Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long - Hà Nội thuộc Viện Khảo cổ học đã báo cáo sơ bộ kết quả khai quật khu vực chính điện Kính Thiên năm 2021.
(责任编辑:World Cup)
- ·Thu thập DNA của hơn 340.000 ngôi sao, tìm chị em mất tích của Mặt Trời
- ·Thủ tướng New Zealand trao giải thưởng cho Tổng Giám đốc Vinamilk
- ·Phá đường dây cho vay nặng lãi 9.000 tỷ
- ·Saigon Co.op: Đầu tư 180 tỉ đồng cho Chương trình khuyến mãi Tự hào hàng Việt
- ·Tạm dừng dịch vụ karaoke, vũ trường, quán bar trên địa bàn Hà Nội từ 0h00 ngày 01/02/2021
- ·Giám đốc nhờ cán bộ thanh tra 'đòi tiền' bà Trương Mỹ Lan giúp ngân hàng SCB
- ·Vì sao VCCI không đồng ý tăng lương tối thiểu trên 10%?
- ·“Bầu” Đức: Hoàng Anh Gia Lai không hề sợ bò Mỹ, Úc
- ·Hà Nội phát triển kinh tế tuần hoàn, thực hiện sản xuất và tiêu dùng bền vững
- ·Liên quan vụ Việt Á, Giám đốc CDC Hà Nội Trương Quang Việt sắp hầu tòa
- ·Khi thể thao gắn kết với cộng đồng
- ·Bắt nhóm người vận chuyển số lượng ma túy đặc biệt lớn trên ô tô
- ·Bị dừng xe kiểm tra nồng độ cồn, đối tượng rút súng đe dọa cảnh sát
- ·Honey and Coffee khai thác mật ong từ rừng hữu cơ Lào
- ·Long An: Hoạt động hợp tác xã vận tải còn gặp nhiều khó khăn
- ·Bị cáo Trương Mỹ Lan cam kết khắc phục hậu quả vụ án
- ·Công bố thông tin về "thiên đường xanh giữa lòng Sài Gòn"
- ·Trả hồ sơ vụ án sai phạm tại CDC Hậu Giang
- ·Diễn đàn khởi nghiệp sáng tạo Hà Nội 2019: Hàng loạt startup trình diễn ấn tượng
- ·Cựu Phó Chủ tịch tỉnh Khánh Hòa: Hồ sơ phải qua 17 chữ ký mới tới tay bị cáo