【kèo góc trực tuyến】Thặng dư thương mại vẫn đạt 21,68 tỷ USD, dù xuất khẩu tháng 9 “hụt hơi”
Tín hiệu vui từ các hội chợ xuất khẩu đồ gỗ Xuất khẩu thủy sản tháng 9 đã về mức của năm 2022 4 nhóm hàng xuất khẩu thu tỷ USD trong nửa đầu tháng 9 |
Chế biến nông sản xuất khẩu. Ảnh: TTXVN |
32 mặt hàng xuất khẩu trên 1 tỷ USD
Theo Bộ Công Thương, điểm sáng trong hoạt động xuất khẩu của nước ta trong 9 tháng năm 2023 đó là tốc độ suy giảm trong xuất khẩu của các doanh nghiệp 100% vốn trong nước (giảm 5,7%) thấp hơn so với các doanh nghiệp có vốn nước ngoài (giảm 9,1%).
Trong 9 tháng, có 32 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD, bằng cùng kỳ năm trước; nhiều nhóm hàng nông sản, gạo, trái cây tận dụng được cơ hội mở cửa thị trường và giá tăng cao để đẩy mạnh xuất khẩu nên tốc độ tăng trưởng đạt cao nhất trong các nhóm hàng (tăng 3,1%).
Bên cạnh đó, thực hiện tốt việc đa dạng hóa thị trường cũng góp phần thu hẹp đà suy giảm, trong khi xuất khẩu sang các thị trường lớn của Việt Nam như: Mỹ, EU giảm thì xuất khẩu sang các nước châu Phi, Đông Âu, Bắc Âu, Tây Á tăng.
Đồng thời, các giải pháp về xuất khẩu sang các nước có chung đường biên giới cũng được thực hiện tốt, nhờ đó hàng hóa cơ bản không bị ách tắc, kể cả lúc cao điểm thời vụ, góp phần gia tăng kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Trung Quốcthị trường xuất khẩu duy nhất trong số các thị trường xuất khẩu lớn của Việt Nam đạt mức tăng trưởng dương.
Trong bức tranh xuất khẩu những tháng qua, điểm đáng lưu ý là sau 4 tháng tăng trưởng liên tiếp, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tháng 9/2023 ước đạt 31,41 tỷ USD, giảm 4,1% so với tháng trước. Trong đó, khu vực kinh tế trong nước đạt 8,3 tỷ USD, giảm 6,8%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 23,11 tỷ USD, giảm 3,1%.
Dù vậy so với cùng kỳ năm trước, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tháng 9 vẫn tăng 4,6%, trong đó khu vực kinh tế trong nước tăng 17,9%, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) tăng 0,5%.
Theo Bộ Công Thương, tính chung 9 tháng năm 2023, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa ước đạt 259,67 tỷ USD, giảm 8,2% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, khu vực kinh tế trong nước đạt 68,86 tỷ USD, giảm 5,7%, chiếm 26,5% tổng kim ngạch xuất khẩu; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 190,81 tỷ USD, giảm 9,1%, chiếm 73,5%.
Đáng chú ý, trong 9 tháng năm 2023, có 31 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD, chiếm 92,2% tổng kim ngạch xuất khẩu (có 6 mặt hàng xuất khẩu trên 10 tỷ USD, chiếm 62,2%).
Về cơ cấu hàng hóa xuất khẩu, xuất khẩu nhóm hàng công nghiệp chế biến chiếm 84,8% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước, ước đạt 220,28 tỷ USD, giảm 9,6% so với cùng kỳ. Nguyên nhân chủ yếu là do sự sụt giảm kim ngạch xuất khẩu của hầu hết mặt hàng chủ yếu như: máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; điện thoại các loại và linh kiện; máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác; hàng dệt may; giày dép; gỗ và sản phẩm gỗ...
Ngành nông nghiệp đóng góp ấn tượng
Ở chiều ngược lại, các sản phẩm của ngành nông nghiệp đã có những đóng góp ấn tượng cho hoạt động xuất khẩu, đặc biệt là các nhóm hàng nông sản như: gạo, rau quả, cà phê, hạt điều…
Trong 9 tháng năm 2023, kim ngạch xuất khẩu nhóm nông, thủy sản tăng 3,1%, ước đạt 23,87 tỷ USD, chiếm 9,2% tổng kim ngạch xuất khẩu. Trong đó, xuất khẩu rau quả đạt 4,2 tỷ USD, tăng 71,8% so với cùng kỳ năm 2022 và vượt kim ngạch xuất khẩu của cả năm 2022 (3,16 tỷ USD); xuất khẩu gạo đạt kim ngạch xuất khẩu 3,66 tỷ USD, tăng 40,4% so với cùng kỳ năm trước và vượt kim ngạch xuất khẩu của cả năm 2022 (3,45 tỷ USD); xuất khẩu điều ước đạt 2,6 tỷ USD, tăng 14,3%, cà phê đạt hơn 3,1 tỷ USD, tăng 1,9% so với cùng kỳ năm 2022.
Xuất khẩu nhóm hàng nhiên liệu và khoáng sản chỉ chiếm 1,2% tổng kim ngạch xuất khẩu, ước đạt 3,05 tỷ USD, giảm 16% so với cùng kỳ năm ngoái.
Đánh giá chung về thị trường xuất khẩu, Bộ Công Thương cho biết, nhìn chung các ngành hàng đều gặp khó khăn do tổng cầu trên thế giới giảm, nhất là đối với hàng hoá tiêu dùng không thiết yếu. Do vậy kim ngạch xuất khẩu trong 9 tháng sang hầu hết các thị trường chủ lực đều giảm.
Trong 9 tháng, Mỹ vẫn là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch ước đạt 70,9 tỷ USD, giảm 16,8% so với cùng kỳ năm 2022. Trung Quốc là thị trường xuất khẩu lớn thứ hai của nước ta với kim ngạch ước đạt 42,2 tỷ USD, tăng 2,1%. Kim ngạch xuất khẩu sang các thị trường lớn khác cũng giảm như: thị trường EU giảm 8,2%; thị trường ASEAN giảm 5,5%, Hàn Quốc giảm 5,1%, Nhật Bản giảm 3%.
Ngược lại, xuất khẩu sang thị trường các nước Tây Á tăng 4%, ước đạt 5,9 tỷ USD và thị trường châu Phi tăng 1,2%, đặc biệt là thị trường Bắc Phi tăng tới 9,4%... cho thấy những nỗ lực trong việc đa dạng hóa thị trường, tập trung khai thác các thị trường mới, còn nhiều tiềm năng của các doanh nghiệp Việt Nam.
(责任编辑:Nhà cái uy tín)
- ·Giá xăng dầu hôm nay 24/5/2023: Đi lên nhờ nhu cầu tăng, nguồn cung siết chặt
- ·Khung pháp lý hoàn thiện cho kiểm toán nội bộ
- ·Hiệp định Thuận lợi hóa Thương mại của WTO chính thức có hiệu lực
- ·Tin sao Việt 12/11: Quỳnh Nga, MC Hoàng Linh khoe cơ bụng
- ·Dự thảo Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất với hệ thống pháp luậ
- ·Lâm Thu Hồng cá tính, khoe dáng bốc lửa sau đạt giải á hậu quốc tế
- ·ASEAN là động lực giúp Việt Nam duy trì tăng trưởng bền vững
- ·Đấu trí tập 68: Boss Hùng đẩy Đinh Hoàng Đức vào đường cùng
- ·Giá vàng trong nước đảo chiều giảm
- ·Giá gas tháng 4 tăng 583 đồng/kg
- ·Quản lý chặt việc lập hóa đơn điện tử đối với kinh doanh, bán lẻ xăng, dầu
- ·Khởi động tiến trình hợp tác tài chính APEC 2017
- ·Á quân Sàn chiến giọng hát Kelvin Chính tổ chức đêm nhạc riêng
- ·Ti Ti lên tiếng thông tin đánh bài lớn tại sòng bạc Campuchia
- ·Đề xuất hỗ trợ lãi suất 3% cho công nghiệp hỗ trợ
- ·Hải quan Việt Nam và Hoa Kỳ ký Ý định thư về thúc đẩy hợp tác
- ·Thí sinh hoa hậu tố BTC lừa đảo, bỏ mặc, không có chỗ ăn ở
- ·Hoa hậu, á hậu Hòa bình Quốc tế 2022 bán khô gà, túi xách online
- ·Đề nghị xét công nhận huyện Cần Giuộc đạt chuẩn nông thôn mới năm 2023
- ·Vai trò của ADB trong phát triển cơ sở hạ tầng