【soi keo ecuador】Quan trọng là thay đổi nhận thức và cách tiếp cận
Ths. BSCKII. Phan Đăng Tâm
Đánh giá về chất lượng dân số hiện nay của Thừa Thiên Huế,ọnglàthayđổinhậnthứcvàcáchtiếpcậsoi keo ecuador BSCKII. Phan Đăng Tâm cho biết: Thời gian qua, Thừa Thiên Huế triển khai đồng bộ các hoạt động từ tỉnh đến cơ sở và đạt hiệu quả đáng kể về nhiều mặt. Tuổi thọ trung bình của người dân tăng lên. Tình trạng suy dinh dưỡng, tử vong trẻ em giảm mạnh. Hơn 98,7% trẻ được tiêm chủng đầy đủ. Tỷ lệ tham gia BHYT đạt 98,6%. 100% trẻ em dưới 6 tuổi và người già trên 80 tuổi được cấp thẻ khám, chữa bệnh miễn phí. Mô hình gia đình hai con trở thành chuẩn mực, lan tỏa, thấm sâu trong toàn xã hội. Người dân tộc thiểu số - nhóm dân cư yếu thế được Nhà nước chăm lo, hỗ trợ, tạo điều kiện tiếp cận bình đẳng trong giáo dục, y tế, an sinh xã hội. Tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống tại hai huyện Nam Đông, A Lưới từng bước được khống chế.
Vậy những vấn đề còn hạn chế là gì, thưa ông?
Chất lượng dân số của tỉnh vẫn còn những vấn đề cần tiếp tục cải thiện. Tuổi thọ bình quân của người dân tăng nhưng số năm trung bình sống khỏe mạnh vẫn còn thấp. Mô hình bệnh tật có sự thay đổi, chuyển hướng từ bệnh truyền nhiễm sang bệnh không lây nhiễm. Chế độ an sinh xã hội chưa đáp ứng được nhu cầu trong bối cảnh dân số đang già hóa (từ 65 tuổi trở lên chiếm 9,32% trong tổng dân số của tỉnh). Phần đông phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ làm nông nghiệp nên tỷ lệ mắc các bệnh viêm nhiễm đường sinh sản cao, nhưng lại chưa chủ động tư vấn, sàng lọc. Các cặp đôi thanh niên chưa ý thức hết tầm quan trọng của việc khám sức khỏe và tư vấn tiền hôn nhân…
Đáng nói, Thừa Thiên Huế hiện là một trong 33 tỉnh, thành có mức sinh cao cần phải tiếp tục giảm sinh, đảm bảo mỗi gia đình có hai con để nuôi dạy tốt. Tuy nhiên, hiện nay tỷ lệ sinh con thứ ba trở lên có xu hướng gia tăng trở lại, trong đó vi phạm chính sách dân số là cán bộ, đảng viên có xu hướng tăng trở lại khiến công tác tuyên truyền, vận động Nhân dân thực hiện tốt chính sách dân số - KHHGĐ gặp nhiều khó khăn.
Tình trạng tảo hôn ở Thừa Thiên Huế đang có xu hướng gia tăng. Ông có thể nói về nguyên nhân dẫn đến tình trạng này và giải pháp để giảm thiểu trong thời gian tới?
Đúng là có tình trạng đó trong năm 2020. Hai huyện Nam Đông và A Lưới có 39 trường hợp tảo hôn, tăng 10 trường hợp so với năm. Riêng A Lưới còn có 1 cặp vợ chồng hôn nhân cận huyết thống. Thực tế cho thấy, tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết có dấu hiệu gia tăng trở lại tại 2 địa phương miền núi này. Căn nguyên sâu xa là do mức độ nhận thức của bà con còn hạn chế, điều kiện kinh tế khó khăn, lại có sự ảnh hưởng lâu dài của phong tục tập quán kết hôn sớm và hôn nhân cận huyết... Thêm vấn đề đáng quan tâm nữa là tình trạng tảo hôn còn ghi nhận tăng cao ở các địa phương vùng đồng bằng, thành thị. Cụ thể, TP. Huế có 15 trường hợp, huyện Phú Vang có 10 trường hợp, thị xã Hương Trà có 5 trường hợp và huyện Phú Lộc có 4 trường hợp.
Vừa qua, Sở Y tế đã chỉ đạo Chi cục DS - KHHGĐ và Trung tâm Y tế cấp huyện quan tâm chỉ đạo cấp xã triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm sớm ngăn ngừa và tiến tới xóa bỏ tình trạng tảo hôn. Bên cạnh đó, Ban Dân tộc tỉnh cũng đã triển khai nhiều hoạt động giảm thiểu tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng dân tộc thiểu số theo Quyết định số 498 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2015-2025”. Theo tôi, để giảm thiểu tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống trên toàn tỉnh, đặc biệt tại vùng miền núi, các ngành liên quan cần tiếp tục phối hợp chặt chẽ hơn để triển khai đồng bộ nhiều giải pháp. Đối với khu vực đồng bằng và thành thị, đề nghị ngành giáo dục và các đoàn thể như thanh niên, phụ nữ phối hợp với ngành y tế tăng cường truyền thông cho đối tượng vị thành niên để nâng cao các kiến thức và kỹ năng chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên, thanh niên.
Với thực tiễn của Thừa Thiên Huế, việc phổ biến, giáo dục giới tính cho trẻ vị thành niên và thanh niên hiện nay cần chú trọng những nội dung nào, thưa ông?
Một thống kê đáng buồn mới đây cho biết, mỗi năm Việt Nam có khoảng 300.000-400.000 ca phá thai ở độ tuổi 15-19 được báo cáo chính thức, trong đó 60-70% là học sinh, sinh viên. Điều đó cho thấy, vị thành niên nước ta đang có khuynh hướng bước vào đời sống tình dục sớm hơn, trước khi hoàn toàn trưởng thành về mặt tâm sinh lý. Tuổi vị thành niên là lứa tuổi có những thay đổi đột ngột, nhanh chóng về tâm sinh lý, nếu chúng ta không hiểu, không thông cảm, không giúp đỡ kịp thời sẽ rất dễ xảy ra những hậu quả đáng tiếc. Nhưng việc này cần có sự phối hợp đồng bộ giữa nhà trường, gia đình và xã hội.
Theo tôi, Bộ Giáo dục và Đào tạo cần có chương trình ngoại khóa hoặc tốt hơn là đưa các tiết học giáo dục giới tính trở thành môn học bắt buộc trong các nhà trường. Đoàn Thanh niên cần chủ động hơn trong việc phối hợp với các ban, ngành liên quan tăng cường các nội dung truyền thông như: kỹ năng sống cần cho sự phát triển về sức khỏe của vị thành niên; cách tránh bị xâm hại tình dục; phòng tránh bệnh lây truyền qua đường tình dục và HIV/AIDS; tránh mang thai ngoài ý muốn; tránh tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống…
Với “nền” chất lượng dân số của tỉnh, chúng ta cần tiếp tục tập trung vào những nội dung nào để nâng cao hiệu quả quản lý dân số?
Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XII) đã ban hành Nghị quyết số 21-NQ/TW về công tác dân số trong tình hình mới, trong đó nhấn mạnh: “Tiếp tục chuyển trọng tâm chính sách dân số từ kế hoạch hóa gia đình sang dân số và phát triển” và giải quyết toàn diện, đồng bộ các vấn đề về quy mô, cơ cấu, phân bố, chất lượng dân số và đặt trong mối quan hệ tác động qua lại với phát triển kinh tế – xã hội. Đây là một nhiệm vụ mới nhằm giải quyết toàn diện, đồng bộ và căn bản hơn các vấn đề dân số đang đặt ra hiện nay và trong tương lai. Do vậy, theo tôi chúng ta cần tập trung giải quyết một số nhiệm vụ cấp bách, gồm: Tăng cường sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền từ tỉnh đến cơ sở, đi đôi với việc kiểm tra thường xuyên sâu sát và nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan, đơn vị. Phát huy sức mạnh của các ban ngành, đoàn thể trên cơ sở hợp đồng trách nhiệm, lồng ghép nội dung dân số với các hoạt động chương trình khác của các ngành, các cấp và các đoàn thể xã hội. Công tác tuyên truyền, giáo dục, vận động phải được tổ chức thường xuyên, liên tục, bền bỉ với nhiều hình thức phù hợp. Các địa phương cần quan tâm hỗ trợ kinh phí cho công tác dân số và phát triển. Đồng thời, đảm bảo đầy đủ các điều kiện về cơ sở vật chất và trang thiết bị, phương tiện tránh thai, đáp ứng dịch vụ SKSS - KHHGĐ.
Xin cảm ơn ông!
ĐỒNG VĂN(thực hiện)
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Quảng Nam thống nhất sáp nhập huyện Quế Sơn và Nông Sơn
- ·Sản xuất kinh doanh TKV giảm sút, nhiều dự án đầu tư kém hiệu quả
- ·Điểm chuẩn Học viện Cảnh sát Nhân dân 2017 chính xác nhất
- ·Tai nạn giao thông kinh hoàng ở TP. Hồ Chí Minh khiến 3 người tử vong
- ·Chủ tịch Hội phụ nữ tận tâm, trách nhiệm
- ·Bí thư Đinh La Thăng 'hỏi xoáy', Cục phó Cục Hải quan 'đáp xoay'
- ·Điểm chuẩn Đại học Tài nguyên và Môi trường: Gần 70% các ngành điểm chuẩn bằng điểm sàn
- ·Vụ tàu cá vỏ thép hư hỏng: Ngư dân và doanh nghiệp tranh cãi 'nảy lửa'
- ·Thời tiết Hà Nội 15/9: Mát mẻ, khả năng có mưa
- ·Trạm thu phí Cai Lậy: Bộ GTVT ra quyết định về mức phí
- ·Chủ động, khẩn trương triển khai thực hiện sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy
- ·Sang tên sổ đỏ phải chịu thêm 10% thuế VAT?
- ·Kỹ sư Tạch phân tích nguyên nhân xe Mazda BT50 mới mua đã 'chết'
- ·Cục hàng không đề xuất giải pháp cấp bách 'giải cứu' Tân Sơn Nhất
- ·Long An sees positive socio
- ·‘Lỗi đánh máy’ khiến Công ty Cổ phần Hoàng Anh Gia Lai ‘bốc hơi’ gần 118 tỷ đồng
- ·Tổ tư vấn kinh tế: Phải tăng năng suất lao động nếu muốn kinh tế VN tăng trưởng trên 7%
- ·Tân sinh viên xa nhà cần làm gì để vừa tiết kiệm mà vẫn sống đủ đầy?
- ·Chung cư mini sai phạm: Không thể làm ngơ trước những cảnh báo từ sớm
- ·Nghỉ Lễ Quốc khánh và dịp khai giảng năm học mới 2017