【lịch thi đấu vòng 5 ngoại hạng anh】Bát nháo thị trường thực phẩm sạch
Nhiều cơ sở kinh doanh tự gắn mác "thực phẩm sạch" để bán được giá cao
Theátnháothịtrườngthựcphẩmsạlịch thi đấu vòng 5 ngoại hạng anho đúng qui định, thực phẩm sạch phải được dán tem an toàn, ghi mã số của cơ sở sản xuất và có sự công khai về giá cả. Nhưng hiện nay trên thị trường, nhiều loại thực phẩm “sạch” lại do chính cơ sở sản xuất gắn cho cái tên “ăn khách” này.
Thực phẩm “lên đời” vì gắn mác sạch
Thực tế, những sản phẩm có gắn chữ “sạch” giá thường cao hơn các sản phẩm cùng loại trên thị trường. Vì thế, các cửa hàng đua nhau gắn mác “sạch” cho thực phẩm của mình, từ đồ tươi cho đến đồ khô.
Tại nhiều chợ trên địa bàn Hà Nội, các cửa hàng kinh doanh online thực phẩm gắn mác “sạch” mọc lên như nấm. Từ gà, cá, rau xanh, trứng cho đến gạo, măng khô thậm chí cả hải sản đều được người bán gắn cho từ “sạch” để thu hút khách hàng.
Chị Võ Thị Lan ( tiểu thương kinh doanh tại chợ Nghĩa Tân, Cầu Giấy, HN) cho biết, gà vịt chị bán hoàn toàn nuôi bằng thóc, ngô và … thả vườn. Do vậy giá cũng nhỉnh hơn giá gà vịt cùng loại. Giá gà lông sạch được bán 150.000đ/kg, gà thông thường chỉ có giá 120.000đ/kg, trứng gà ta sạch giá 6.000đ/quả, trứng gà bình thường 3.000đ/quả.
Tại chợ Ngọc Hà, cửa hàng thịt lợn treo biển“Điểm bán thịt lợn sạch Hòa Bình – Không nuôi công nghiệp” lúc nào cũng đông khách.Theo người bán, ngày trước, chị đã bán thịt lợn “sạch” lấy tận gốc từ Hòa Bình nhưng không treo biển. Gần đây, thấy rộ lên thông tin về thực phẩm hóa chất gây hoang mang cho người tiêu dùng nên chị mới treo biển cho hợp thời. Hôm nào có thịt lợn “sạch” chị mới treo biển. Nói là vậy, nhưng gần một tuần nay, ngày nào chúng tôi đi qua cũng thấy tấm biển này được trưng trước cửa hàng.
Tiếp tục tại cửa hàng “Gạo sạch” trong chợ Xanh (Cầu Giấy), khi biết chúng tôi muốn mua gạo hữu cơ, người bán hàng lấy ra một túi gạo có trọng lượng 5kg, giá 180.000 đồng/túi và giới thiệu: “Em cứ để ý mà xem, thường thì gạo sạch chỉ đóng túi đồng nhất một loại 5kg. Giá hơi đắt một chút nhưng an tâm em ạ. Bây giờ gạo tẩy trắng, ướp hương nhiều lắm, ham rẻ có ngày rước bệnh vào thân”.
Tuy nhiên, theo quan sát của chúng tôi, trên bao bì của loại gạo này lại không có bất cứ thông tin gì thể hiện đó là sản phẩm hữu cơ ngoài một vài thông tin về nguồn gốc, xuất xứ và cái chữ “sạch” tự phong. Người bán hàng giải thích đơn giản: “Nhà cung cấp nói sản phẩm này không dùng chất bảo quản” (?). Trong cơn khát thực phẩm sạch, người tiêu dùng đã tìm đến những địa chỉ này như một sự cứu cánh, bất chấp mẫu mã thiếu chuyên nghiệp của nó.
Rất khó phân biệt thực phẩm sạch vì người tiêu dùng không thể truy xuất nguồn gốc của sản phẩm
Không thể nhận biết thực phẩm sạch bằng mắt thường
Thực tế, các loại thực phẩm sạch hiện nay như rau quả, thịt cá, gạo…chỉ do người bán tự gắn mác, chưa có sự kiểm chứng, khẳng định của cơ quan có chức năng song lại đắt hàng bởi trào lưu của người tiêu dùng. Vì thế, nhiều người chấp nhận trả giá cao để mua được sự an toàn. “Biết là đang phải ăn gạo với giá đắt gấp vài lần so với giá ngoài chợ, nhưng mức giá này vẫn nằm trong khả năng chi trả của tôi. Dù sao, dùng thực phẩm sạch, tôi thấy vẫn an tâm hơn”, bà Chu Phương Anh (phố Mã Mây, Hoàn Kiếm) cho biết.
Mặc dù chấp nhận giá cao nhưng đa số người sử dụng thực phẩm sạch hiện nay vẫn chỉ biết trông chờ vào sự may rủi, có chăng cũng chỉ là sự nhận biết, chọn lựa bằng cảm quan. “Theo kinh nghiệm của mình, thịt lợn ngon sẽ có màu đỏ tươi, mỡ dày và trắng, khi luộc lên không có mùi hôi. Mình cũng chỉ biết phân biệt thế thôi, còn việc người ta có sử dụng chất này, chất kia hay không thì mình chịu. Giờ tin tưởng nhau là chính”, chị Nguyễn Ngọc Huyền (ở Cầu Giấy) chia sẻ.
Trong thời buổi “vàng thau lẫn lộn”, người tiêu dùng chỉ còn biết phó mặc sự an toàn của mình cho lương tâm của người bán hàng. “Khuất mắt trông coi, họ làm gì ai mà biết được. Mình ăn thì cứ ăn thôi, có lo cũng chẳng giải quyết gì. Giờ mình cũng chỉ biết đặt niềm tin vào người bán”, chị Thu Hà (khu đô thị Mỹ Đình, Bắc Từ Liêm) bộc bạch.
Bàn về vấn đề nhận biết thực phẩm sạch, ông Trần Quang Trung, nguyên Cục trưởng Cục Vệ sinh an toàn thực phẩm (Bộ Y tế) cho hay: “Bằng mắt thường thì khó có thể nhận biết được đâu là thực phẩm an toàn. Chẳng hạn như miến, người ta hay tẩy trắng, nhuộm màu nên có màu bất thường và người tiêu dùng có thể dựa vào đó để nhận biết được, còn với những thực phẩm khác thì chịu. Để có thực phẩm an toàn, cái cần phải quan tâm là nguồn gốc, xuất xứ của thực phẩm ấy. Tốt nhất, người tiêu dùng nên chọn những sản phẩm có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, ở những địa chỉ có uy tín”.
Báo tin về thực phẩm bẩn được thưởng tới 50 triệu đồng
(责任编辑:La liga)
- ·Hyundai Palisade rục rịch chuẩn bị về Việt Nam
- ·Khánh thành cầu kinh Gọ
- ·Kiểm tra kinh tế
- ·Thành phố Ngã Bảy: Gần 7 tỉ đồng chỉnh trang đô thị đón tết
- ·Dự án cao tốc Hòa Bình
- ·Khen thưởng cho tập thể, cá nhân tại chốt kiểm soát dịch Covid
- ·Dự kiến hoàn chỉnh 2 đề án về công tác cán bộ trong tháng 4
- ·Thị xã Long Mỹ: Phát động phong trào thi đua “Dân vận khéo”
- ·Huegatex bị xử phạt 60 triệu đồng do chậm công bố thông tin
- ·Cần tiếp tục đổi mới và đẩy mạnh công tác giám sát một cách thực chất
- ·Hé lộ thêm giải thưởng 'khủng' của cuộc thi Hoa hậu Bản sắc Việt Toàn cầu 2019
- ·Thành phố Vị Thanh ra mắt Hiệp hội Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực
- ·Thêm 45 tỉ đồng để cho vay chương trình nước sạch và hỗ trợ tạo việc làm
- ·Thi “Gia đình hạnh phúc
- ·Giá vàng ngày 2/9: 'Thương chiến' căng thẳng, vàng duy trì đà tăng mạnh phiên đầu tuần
- ·Trường Chính trị tỉnh: Tích cực chuẩn bị giảng dạy chương trình mới
- ·Thực hiện tốt hơn nữa công tác phản biện xã hội
- ·Làm đường bê tông chào mừng bầu cử và đại hội đại biểu phụ nữ
- ·Công ty CP COMA18 dính án phạt do công bố thông tin không đúng hạn
- ·Đảng viên vi phạm kỷ luật giảm so cùng kỳ