会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【kq c1 châu âu】Tình hình Biển Đông mới nhất hôm nay ngày 30/3/2016!

【kq c1 châu âu】Tình hình Biển Đông mới nhất hôm nay ngày 30/3/2016

时间:2024-12-29 01:47:06 来源:Nhà cái uy tín 作者:Nhà cái uy tín 阅读:927次

TheìnhhìnhBiểnĐôngmớinhấthômnayngàkq c1 châu âuo những tin tức mới nhất về tình hình Biển Đông hiện nay trên báo Dân Trí, nhật báo Asahi Shimbun của Nhật Bản hôm 29/3 dẫn lời các quan chức cấp cao thuộc Bộ Ngoại giao Ấn Độ cho biết, Ấn Độ sẽ xây dựng một trung tâm xử lý dữ liệu vệ tinh tại TPHCM và một cơ sở thu và truyền dữ liệu ở ngoại ô thành phố. Trạm vệ tinh này sẽ cung cấp cho các nước Đông Nam Á nguồn dữ liệu mà các vệ tinh quan sát Trái Đất của Ấn Độ thu được.

Ấn Độ triển khai dự án xây dựng trạm vệ tinh theo dõi trong bối cảnh tình hình Biển Đông đang tăng nhiệt

Ấn Độ triển khai dự án xây dựng trạm vệ tinh theo dõi trong bối cảnh tình hình Biển Đông đang tăng nhiệt. Ảnh minh họa

Nguồn tin cho biết thêm, dự án sẽ được khởi công trong khoảng từ tháng 4 đến tháng 6 năm nay và sẽ có sự phối hợp giữa Ấn Độ và các nước ASEAN. Tuy nhiên, Ấn Độ sẽ gánh mọi chi phí xây dựng cũng như vận hành trong 5 năm đầu tiên, chi phí này ước tính khoảng 22 triệu USD.

Mặc dù các quan chức Bộ Ngoại giao Ấn Độ khẳng định trung tâm dữ liệu vệ tinh mới này không nhằm vào một quốc gia cụ thể nào, song giới quan sát quốc tế đều cho rằng trạm vệ tinh này được xây dựng nhằm tăng cường mối quan hệ hợp tác giữa Ấn Độ và Việt Nam cũng như với các nước ASEAN đang bị Trung Quốc tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông.

Asahi Shimbun dẫn nguồn thạo tin cho biết, việc cho phép Ấn Độ xây trạm vệ tinh là một phần trong nỗ lực của Việt Nam nhằm tăng cường khả năng thu thập thông tin tình báo ở Biển Đông, đặc biệt là sau khi Trung Quốc đơn phương khoan thăm dò dầu khí Hoàng Sa và bồi đắp đảo nhân tạo tại Trường Sa.

Ấn Độ có một chương trình không gian khá phát triển, đã phóng được 57 vệ tinh cho 20 nước, và từng đưa tàu thăm dò không người lái vào quỹ đạo sao Hỏa vào năm 2014. Kể từ năm 2014, Ấn Độ luôn lên tiếng ủng hộ tự do hàng hải ở Biển Đông trong bối cảnh Trung Quốc ngang nhiên tăng cường các hoạt động bồi đắp trái phép ở Biển Đông - tuyến hàng hải lưu thông khoảng 5.000 tỷ USD hàng hóa mỗi năm.

Giới quân sự cho rằng trạm vệ tinh của Ấn Độ sẽ giúp các nước ASEAN theo dõi các toan tính của Trung Quốc ở Biển Đông

Giới quân sự cho rằng trạm vệ tinh của Ấn Độ sẽ giúp các nước ASEAN theo dõi các toan tính của Trung Quốc ở Biển Đông. Ảnh EPA

Trong một diễn biến khác liên quan đến tình hình Biển Đông hiện nay trên báo Lao Động, một quan chức cao cấp của Mỹ ngày 29/3 xác định một lần nữa rằng lập luận không quân sự hóa Biển Đông của Trung Quốc hoàn toàn không đứng vững. Theo lời quan chức này, việc bồi đắp đảo nhân tạo, xây dựng cơ sở, và bố trí tên lửa và chiến đấu cơ ở Biển Đông không khớp với những lời tuyên bố cho rằng hoạt động của Trung Quốc nhằm mục tiêu dân sự.

Từ Washington, phát biểu với một nhóm nhà báo Đông Nam Á qua đường video, bà Colin Willett, phó trợ lý Ngoại trưởng Mỹ đặc trách các vấn đề chiến lược và đa phương thuộc vụ Đông Á và Thái Bình Dương Bộ Ngoại giao Mỹ, nhận định rằng trong lúc những nước tranh chấp khác cũng bố trí binh lính và vũ khí ở các tiền đồn của họ trên Biển Đông, các hoạt động đó "không bì kịp" sự tăng cường quân đội của Trung Quốc trong khu vực trong 2 năm vừa qua.

Bà Willett khẳng định: "Điều mà Trung Quốc đang làm đã vượt xa những gì mà các nước tranh chấp khác đã làm trong nhiều thập niên. Trung Quốc lập luận là những tiền đồn đó là những công trình dân sự, dùng vào mục tiêu dân sự, điều này không thể được coi là đúng".

Trung Quốc luôn luôn khẳng định hoạt động của họ trong khu vực mang tính dân sự, trong đó có việc xây dựng hải đăng, căn cứ tìm kiếm và cứu hộ, những trạm nghiên cứu môi trường… Tuy nhiên, bà Willett cho rằng công việc bảo vệ thường dân, cứu trợ ngư dân hay theo dõi môi trường, hoàn toàn không cần đến những công trình quy mô như đường băng dài chẳng hạn.

Ảnh vệ tinh chụp các công trình trái phép của Trung Quốc trên Đá Châu Viên thuộc quần đảo Trường Sa của Biển Đông Việt Nam

Ảnh vệ tinh chụp các công trình trái phép của Trung Quốc trên Đá Châu Viên thuộc quần đảo Trường Sa của Biển Đông Việt Nam. Ảnh CSIS/Digital Globe

Bà Willett đã ám chỉ đến những đường băng xây cho chiến đấu cơ ở Phú Lâm (Hoàng Sa) và ở Trường Sa khi nhấn mạnh: "Đường băng mà Trung Quốc xây dựng là kiểu để dùng cho oanh tạc cơ chiến lược chứ không phải cho máy bay chở hàng cứu trợ nhân đạo hay thiên tai".

Trong vụ Philippines kiện Trung Quốc ra trước Tòa Án Trọng Tài La Haye – mà phán quyết sắp được đưa ra - bà Willett cho rằng Trung Quốc không nên phớt lờ luật pháp, vì làm như thế sẽ có một cuộc đọ sức với các láng giềng.

Phó trợ lý ngoại trưởng Mỹ khẳng định: "Nếu Trung Quốc phớt lờ phán quyết và không thực hiện nghĩa vụ của mình theo luật biển, thì sẽ đi đến đối đầu với các láng giềng. Theo quan điểm của Mỹ, không nên xem phán quyết là một mối đe dọa, mà là một cơ hội cho một giải pháp ngoại giao thực thụ".

Minh Thùy (T/h)

 

Kịch bản tội ác từ lời khai của 2 nghi phạm sát hại nữ doanh nhân Hà Linh

(责任编辑:Thể thao)

相关内容
  • Xổ số Vietlott: Tiếp tục xuất hiện người chơi may mắn trúng giải gần 66 tỷ đồng?
  • Giáo dục Thừa Thiên Huế đổi thay từ ứng dụng công nghệ số
  • Đề xuất đưa sách giáo khoa vào nhóm hàng thiết yếu
  • Chân dung công tố viên đặc biệt Mỹ phụ trách các vụ điều tra Donald Trump
  • Đại diện Boeing: Sẽ sớm giao máy bay cho Bamboo Airways, Vietjet Air
  • Xem phi công Ukraine mặc đồ 'Ông già Noel' phóng tên lửa từ tiêm kích MiG
  • Tỷ giá Nhân dân tệ hôm nay 14/1/2024: Đồng Nhân dân tệ ngân hàng, chợ đen giá ổn định
  • Khởi động dự án liên quan đến giảm nhẹ rủi ro về lũ lụt
推荐内容
  • Thị trường xe máy Việt: Bảng giá xe máy BMW mới nhất hôm nay
  • Cấp đổi, bổ sung giấy phép hoạt động của OCBC HCM
  • Áp lực nên vừa & đủ
  • Nhiều điểm mới trong tuyển sinh và đào tạo thạc sĩ
  • Phú Quốc và cơ hội trở thành 'điểm đến mới thay thế Hawaii'?
  • Giá vàng tăng từng giờ trong Ngày vía Thần Tài