【bảng xếp hạng giải chile】Việt Nam chủ động phát huy vai trò tại cơ chế đa phương quan trọng G20
Hội nghị thượng đỉnh G20 được tổ chức từ ngày 28-29/6/2019 tại Nhật Bản |
Nhận định về chuyến thăm này, GS Vũ Dương Huân - nguyên GĐ Học viện Ngoại giao Việt Nam cho biết, tháng 8/2018, Ban Bí thư ra Chỉ thị 25 về việc đẩy mạnh và nâng tầm đối ngoại đa phương đến năm 2030. Chỉ thị xác định mục tiêu cho công tác đối ngoại đa phương thời gian tới là “nỗ lực vươn lên đóng vai trò nòng cốt, dẫn dắt hoặc hòa giải tại các diễn đàn, tổ chức đa phương có tầm quan trọng chiến lược đối với đất nước”, phù hợp với khả năng và điều kiện cụ thể của nước ta.
Tại hội nghị G20 lần này, Việt Nam là một trong 8 nước khách mời đặc biệt của nước chủ nhà Nhật Bản. G20 là cơ chế đa phương rất quan trọng gồm các nước lớn và các nước đang phát triển có vai trò to lớn trong nền chính trị và kinh tế thế giới. Quy mô của G20 chiếm 2/3 dân số thế giới, 90% GDP toàn cầu và 80% thương mại quốc tế.
Việt Nam được mời tham dự Hội nghị thượng định G20 lần đầu tiên vào năm 2010 với tư cách Chủ tịch ASEAN. Tại hội nghị này, Việt Nam đã đề xuất và thúc đẩy một số vấn đề được các nước đang phát triển, đặc biệt là ASEAN và Việt Nam quan tâm như biến đổi khí hậu, thương mại, phát triển…
Trên cương vị chủ nhà Năm APEC 2017, Việt Nam được mời tham dự Hội nghị Thượng đỉnh G20 và các hoạt động liên quan trong năm Đức làm Chủ tịch. Nhiều ý kiến đóng góp của Việt Nam được G20 ghi nhận trong Tuyên bố chung như đề cao hợp tác quốc tế trong xử lý các vấn đề kinh tế toàn cầu, phát triển bao trùm và bền vững, nông nghiệp và an ninh nguồn nước, việc làm trong kinh tế số…
Năm nay là lần thứ 3 Việt Nam được mời tham dự Hội nghị thượng đỉnh G20 và cuộc họp trong khuôn khổ G20; tham gia thảo luận tại tất cả các phiên họp của Hội nghị thượng đỉnh và đóng góp ý kiến cho dự thảo Tuyên bố chung Hội nghị.
“Rõ ràng, được mời tham dự G20 lần thứ 3 là sự đánh giá cao của thế giới về vai trò và vị thế Việt Nam trên trường quốc tế.
Việt Nam cũng có điều kiện để đóng góp tiếng nói của mình, thể hiện vai trò nòng cốt, dẫn dắt hoặc hòa giải tại diễn đàn, tổ chức đa phương có tầm quan trọng; cho thấy sự chủ động và tích cực ngày càng lớn không chỉ về mặt kinh tế, mà còn trong phương diện hợp tác chính trị và duy trì an ninh khu vực; đảm bảo và bảo vệ lợi ích quốc gia và dân tộc”, ông nhấn mạnh.
GS Vũ Dương Huân |
Coi trọng quan hệ Đối tác chiến lược sâu rộng Việt-Nhật
Bên cạnh việc tham dự Hội nghị G20, Thủ tướng và phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao sẽ thăm Nhật Bản. Chuyến thăm cho thấy, Việt Nam coi trọng quan hệ Đối tác chiến lược sâu rộng hai nước.
Theo GS Vũ Dương Huân, Nhật Bản là một trong những đối tác chủ chốt của Việt Nam. Đặc biệt năm 2014, hai nước đã thiết lập quan hệ Đối tác Chiến lược sâu rộng.
Nhật Bản là nước G-7 đầu tiên đón Tổng Bí thư Việt Nam đi thăm (năm 1995), nước G-7 đầu tiên thiết lập quan hệ Đối tác chiến lược với Việt Nam (năm 2009), nước G-7 đầu tiên công nhận quy chế kinh tế thị trường của Việt Nam (năm 2011), nước G-7 đầu tiên mời Việt Nam tham dự Hội nghị Thượng đỉnh G7 mở rộng (5/2016).
Hiện nay, quan hệ giữa hai nước đang ở giai đoạn tốt nhất trong lịch sử kể từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao, có sự tin cậy cao. Lãnh đạo cấp cao hai nước duy trì thường xuyên các chuyến thăm và tiếp xúc tại các diễn đàn quốc tế và khu vực.
“Các cuộc gặp, tiếp xúc cấp cao diễn ra thường xuyên, nhiều lần và rất quan trọng. Vì gặp cấp cao quyết định nhiều vấn đề lớn trên cơ sở khung quan hệ hai nước đã thiết lập năm 2014. Điều này thể hiện quan hệ chính trị Việt Nam-Nhật Bản rất sâu rộng và tin cậy. Có tin cậy về mặt chính trị cùng cơ chế hợp tác sâu rộng, hiệu quả, cơ sở pháp lý vững chắc đã tạo đà cho quan hệ kinh tế thương mại cũng vô cùng phát triển“, Giáo sư Huân nhận định.
Hiện nay, Nhật Bản là đối tác kinh tế quan trọng hàng đầu của Việt Nam, là nước tài trợ ODA lớn nhất, nhà đầu tư số 2 (tính theo số lũy kế), đối tác thương mại lớn thứ 4 của Việt Nam (năm 2018). Hợp tác hai nước trên các lĩnh vực khác như du lịch, giáo dục đào tạo, nông nghiệp, ứng phó biến đổi khí hậu, hợp tác địa phương... cũng ngày một gia tăng.
Tính đến tháng 6/2018 số người Việt Nam đứng thứ 3 trong tổng số người nước ngoài ở Nhật Bản. Người Việt hiện sinh sống, làm việc và học tập trên khắp 47 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương của Nhật. Cuộc sống của cộng đồng nhìn chung ổn định, được chính quyền sở tại tạo điều kiện thuận lợi cho học tập, làm ăn và sinh sống.
Thủ tướng lên đường tham dự Hội nghị Thượng đỉnh G20 và thăm Nhật Bản
Thủ tướng sẽ tham dự Hội nghị Thượng đỉnh G20 và thăm Nhật Bản từ ngày 27/6-1/7 theo lời mời của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe.
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Ngành chế biến, xuất khẩu gỗ và lâm sản
- ·Hải Phòng phát huy lợi thế vị trí “cửa ngõ” để thu hút đầu tư
- ·Thủ tướng hoan nghênh Tập đoàn Hyosung đầu tư thêm 4 tỷ USD tại Việt Nam
- ·Vĩnh Phúc xúc tiến thương mại trong tình hình mới
- ·Ngắm lan Đà Lạt đắt đỏ phục vụ người dân thủ đô đón Tết Canh Tý
- ·Có thể mời cử tri tham dự vận động bầu cử qua Zalo, Viber
- ·2 quy tắc học đâu nhớ đó mà tỷ phú giàu nhất thế giới có khối tài sản 230 tỷ USD luôn áp dụng
- ·Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tiếp Chủ tịch Ngân hàng Thế giới Ajay Banga
- ·Nóng: Chưa chắc giá xăng dầu trong nước đã giảm dù giá thế giới đang giảm
- ·Chính phủ ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII
- ·Nữ đại gia vừa lái xe sang vừa rải hơn 300 triệu đồng xuống đường gây xôn xao
- ·Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững
- ·Thủ tướng Chính phủ phê bình một số địa phương lơ là công tác chống Covid
- ·Orchard Hill
- ·Chùa thiêng hơn 1.000 năm tuổi ở Tây Tạng bốc cháy ngùn ngụt
- ·Nhập siêu quay trở lại, 5 tháng là 369 triệu USD
- ·Lưu ý đặc biệt trong vận động bầu cử để phòng chống dịch Covid
- ·Nghệ An: Bổ sung, thay thế nhiều chính sách để thu hút đầu tư
- ·Giám đốc điện lực mất chức vì đi lễ đền Trần giờ hành chính
- ·Thái Nguyên: Vận động bầu cử đảm bảo an toàn, dân chủ