【đội hình al-kholood club gặp al ittihad】Bảo lãnh thông quan sẽ thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu khoảng 1%
Bảo lãnh thông quan - công cụ hữu hiệu tạo thuận lợi thương mại | |
Bảo lãnh thông quan: Tạo thuận lợi thúc đẩy giao thương quốc tế | |
Bộ Tài chính lập Ban Chỉ đạo xây dựng Đề án thí điểm bảo lãnh thông quan |
Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Mai Xuân Thành (thứ hai từ trái sang) và các chuyên gia dự án GATF trả lời tại hội thảo. Ảnh: N.Linh |
Hội thảo đã giới thiệu đến các đại biểu quy trình thông quan hàng hóa hiện hành và mô hình bảo lãnh thông quan; kinh nghiệm của Hoa Kỳ về bảo lãnh thông quan; thực trạng và triển vọng phát triển của bảo hiểm bảo lãnh tại Việt Nam.
Bảo lãnh thông quan là một mô hình quản lý hoàn toàn mới tại Việt Nam nhưng tại nhiều quốc gia trên thế giới đây là giải pháp để thực hiện các mục tiêu tạo thuận lợi hóa thương mại,ảolãnhthôngquansẽthúcđẩytăngtrưởngxuấtkhẩukhoảđội hình al-kholood club gặp al ittihad thông quan nhanh chóng.
Tại hội thảo, Phó Tổng cục trưởng Mai Xuân Thành cho biết, cơ chế bảo lãnh thông quan giúp doanh nghiệp thay vì phải chờ nộp đầy đủ thuế, thực hiện các nghĩa vụ về kiểm tra chuyên ngành, doanh nghiệp có thể đưa hàng về để sản xuất, kinh doanh. Doanh nghiệp có thể thực hiện việc này thông qua bảo lãnh thông quan. Tức là khi doanh nghiệp ký hợp đồng với tổ chức bảo hiểm, tổ chức bảo hiểm sẽ đứng ra bảo đảm với cơ quan Hải quan rằng doanh nghiệp sẽ thực hiện tất cả nghĩa vụ.
Việc này giúp doanh nghiệp thêm sự lựa chọn. Trước đây, nếu muốn bảo lãnh thuế, doanh nghiệp chỉ có sự bảo lãnh duy nhất từ ngân hàng, nay doanh nghiệp có thể lựa chọn tổ chức bảo hiểm.
Tổ chức bảo hiểm hoạt động dựa trên kinh doanh rủi ro. Điều này đồng nghĩa nhiều doanh nghiệp sẽ có cơ hội tiếp cận. Doanh nghiệp không nhất thiết phải có tài sản đảm bảo cho khoản tiền phải thế chấp. Các đơn vị bảo hiểm sẽ phân tích khả năng hoạt động, khả năng chi trả thay vì chỉ nhìn vào số tài sản doanh nghiệp. Như vậy, cơ hội kinh doanh sẽ đến với nhiều doanh nghiệp hơn.
Về phía cơ quan quản lý Nhà nước, cơ chế bảo lãnh thông quan vẫn đảm bảo thực hiện thu được các khoản thuế, thực hiện được việc kiểm tra chuyên ngành và giảm chi phí, áp lực khi phải giải quyết tất cả các thủ tục tại thời điểm thông quan.
Theo đánh giá của các chuyên gia và kinh nghiệm các nước, khi áp dụng bảo lãnh thông quan, kim ngạch xuất nhập khẩu có thể tăng 1%, tạo ra sự cạnh tranh tốt hơn cho các doanh nghiệp tham gia hoạt động xuất nhập khẩu trong phạm vi khu vực và thế giới.
Trong khuôn khổ hội thảo, chia sẻ với báo giới, Phó Tổng cục trưởng Mai Xuân Thành đã giải đáp các câu hỏi liên quan đến Giấy chứng nhận xuất xứ C/O và các giấy phép kiểm tra chuyên ngành được nộp sau sẽ tạo thuận lợi ra sao để giảm thời gian thông quan.
Theo Phó Tổng cục trưởng, theo quy định hiện hành một số giấy chứng nhận xuất xứ, giấy phép kiểm tra chuyên ngành buộc phải nộp vào thời điểm thông quan, nếu doanh nghiệp không có sẽ phải phải lưu giữ hàng tại kho bãi cảng. Điều này khiến chi phí tăng, đặc biệt là cơ hội kinh doanh của doanh nghiệp bị bỏ qua, hoạt động sản xuất không thể thực hiện được.
“Những chi phí đó doanh nghiệp tốn kém rất nhiều, khó có thể cân đong đo đếm được. Chỉ doanh nghiệp mới hiểu cơ hội kinh doanh mất đi ra sao, sản xuất giao hàng không đúng tiến độ thì mất đi bao nhiêu tiền. Trong bối cảnh đó, doanh nghiệp sẽ cân đối so sánh những chi phí trên với chi phí thực hiện bảo lãnh thông quan để lựa chọn phương án nào. Chắc chắn doanh nghiệp sẽ lựa chọn phương án bảo lãnh thông quan qua các tổ chức kinh doanh bảo hiểm để nhanh chóng đưa hàng vào sản xuất, kinh doanh theo đúng tiến độ. Doanh nghiệp sau đó sẽ phải hoàn thiện nghĩa vụ với các cơ quan quản lý chuyên ngành và hoàn trả lại hồ sơ cho cơ quan Hải quan để hoàn tất thủ tục”-Phó Tổng cục trưởng Mai Xuân Thành chia sẻ.
Trao đổi xung quanh vấn đề bên cạnh thuận lợi lớn khi áp dụng bảo lãnh thông quan nhưng đi kèm với đó là rủi ro có thể gặp phải, Phó Tổng cục trưởng cho biết: Với cơ chế này, cơ quan quản lý chắc chắn thu được thuế, thu được các khoản tiền phạt khi doanh nghiệp không chấp hành. Còn với doanh nghiệp bảo hiểm, rõ ràng họ chấp nhận rủi ro nếu doanh nghiệp không đủ tiền trả cho họ. Như vậy, chuyển rủi ro từ cơ quan Nhà nước sang cho các công ty kinh doanh bảo hiểm. Tuy nhiên, công ty kinh doanh bảo hiểm là kinh doanh rủi ro. Để chấp nhận bảo lãnh, các công ty bảo hiểm đã tính toán, phân tích trên mặt bằng lợi nhuận của họ là bao nhiêu, rủi ro xảy ra bao nhiêu.
Tại hội thảo, các chuyên gia của GATF đã có những chia sẻ về kỳ vọng thúc đẩy tăng trưởng khi cơ chế bảo lãnh thông quan được triển khai tại Việt Nam. Những câu hỏi về kinh nghiệm triển khai cơ chế bảo lãnh thông quan tại Hoa Kỳ, hay mô hình bảo lãnh thông quan đang được nghiên cứu tại Việt Nam cũng đã được các chuyên gia của Tổng cục Hải quan, GATF, Cục Quản lý giám sát bảo hiểm (Bộ Tài chính) thảo luận cùng đại biểu dự hội nghị.
Bảo lãnh thông quan là một hình thức cam kết bảo lãnh về mặt tài chính mà cơ quan Hải quan yêu cầu đối với DN XK, NK khi chưa hoàn thành thủ tục hải quan theo quy định, nhưng mong muốn được thông quan, giải phóng hàng hoặc đưa hàng về bảo quản. Cam kết bảo lãnh là một hợp đồng ba bên trong đó một bên (bên được bảo lãnh) là doanh nghiệp xuất nhập khẩu hàng hóa hoặc người được ủy quyền xuất nhập khẩu hàng hóa cam kết với cơ quan Hải quan (bên nhận bảo lãnh - bên thứ hai) về thực hiện các nghĩa vụ bắt buộc về thủ tục hải quan theo quy định pháp luật (như nộp các khoản thuế, phí, thu khác, chậm nộp chứng từ về quản lý và kiểm tra chuyên ngành. v.v ..) để được thông quan, giải phóng hoặc đưa hàng về bảo quản. Bên thứ ba (bên bảo lãnh là các doanh nghiệp tổ chức tín dụng/công ty bảo hiểm) đứng ra cam kết thực hiện các nghĩa vụ của chủ hàng hóa xuất nhập khẩu với cơ quan Hải quan hoặc các cơ quan quản lý chuyên ngành nếu chủ hàng không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ về thủ tục hải quan, về thuế hoặc chính sách quản lý chuyên ngành. Để các chứng từ thủ tục bảo lãnh được cơ quan Hải quan chấp nhận, bên bảo lãnh (công ty bảo hiểm/tổ chức tín dụng) phải đáp ứng các điều kiện tiêu chí, tiêu chuẩn nhất định theo quy định về bảo hiểm tài chính và được cơ quan có thẩm quyền (Bộ Tài chính) cấp quyền phát hành chứng thư bảo lãnh với bên nhận bảo lãnh (cơ quan Hải quan). |
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Mưa lũ ở miền núi phía Bắc: Nhiều người chết và mất tích, giao thông bị chia cắt
- ·Huyện Long Mỹ: Bàn giao 5 căn nhà tình thương và 35 chiếc xe đạp
- ·Agribank Hậu Giang: Đóng góp 50 triệu đồng ủng hộ Quỹ vắc
- ·Thăm, tặng quà 5 bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn
- ·Lý do TP.HCM kiến nghị lùi thời hạn thu phí đậu xe dưới lòng đường đến 1/8
- ·Thành phố Ngã Bảy: Vận động hoạt động thiện nguyện được trên 1,6 tỉ đồng
- ·65.716 người không còn được hỗ trợ tham gia bảo hiểm y tế theo đối tượng DT, DK
- ·Áp dụng quy định mới về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải
- ·Chợ xe máy Dịch Vọng: Phòng chống cháy, nổ còn nhiều bất cập?
- ·Góp phần đảm bảo an sinh xã hội
- ·VEPR dự báo kinh tế Việt Nam năm 2020 tăng trưởng ở mức 3,8%
- ·Để hội viên nông dân hiểu hơn về BHXH tự nguyện, BHYT
- ·Trao tặng xe đạp cho học sinh khuyết tật, trẻ mồ côi
- ·Nghề đào chở đất thuê mùa lũ
- ·Thuốc ung thư giả bằng bột than tre: Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ nói gì
- ·Vận động Quỹ vì người nghèo, Quỹ an sinh xã hội được gần 75 tỉ đồng
- ·Thành phố Ngã Bảy: Hộ nghèo giảm còn 0,5%
- ·Ra quân phát quang bụi rậm
- ·Lý do con trai cả người tặng hơn 5.000 lượng vàng muốn bán biệt thự 3.000 m2 cho nhà nước
- ·Quyết tâm với mục tiêu giảm nghèo