【ketquabongda truc tuyen】Bão "tín dụng đen": Khi lòng tham trỗi dậy
Vì sao các phương tiện thông tin truyền thông đã viết rất nhiều,ãoquottíndụngđenquotKhilòngthamtrỗidậketquabongda truc tuyen cảnh báo rất nhiều về các vụ vỡ nợ kiểu này mà nó vẫn xảy ra, vẫn có hàng trăm người dân rơi vào cái bẫy của nạn "tín dụng đen"? Để có cái nhìn toàn diện về tình trạng "tín dụng đen" hiện nay và với tham vọng tìm ra các giải pháp tích cực nhất để ngăn chặn "cơn bão" này.
Bài 1: Vì sao vẫn có nhiều vụ vỡ nợ hàng trăm tỷ đồng?
Chỉ trong vòng 2 tháng, ở các tỉnh phía Bắc đã xảy ra đến 3 vụ vỡ nợ với mức tiền khủng. Cuối tháng 7/2013, người dân ở TP Lạng Sơn bàng hoàng khi cặp vợ chồng Nguyễn Văn Trung - Tô Thị Bích Liên bỏ trốn, ôm theo món nợ vài trăm tỷ đồng của hàng chục người trên địa bàn tỉnh. Người cho vay nhiều nhất lên tới 128 tỷ đồng, có hai người khác cũng cho vay đến 60 tỷ đồng. Đến ngày 25/7, Công an TP Lạng Sơn đã tạm giữ được cặp vợ chồng Nguyễn Văn Trung và Tô Thị Bích Liên, xác định cặp vợ chồng này đã vay của 16 người số tiền 390 tỷ đồng. Và ngay cả 2 vợ chồng này cũng làm đơn xin được ở lại cơ quan Công an để trốn nợ, bởi họ biết rằng bên ngoài, "của đau con xót", những người cho vay đang bức xức sẽ tìm họ đòi nợ.
Sự việc này chưa kịp lắng thì những ngày cuối tháng 8 vừa qua, hàng chục người đã tụ tập, vây quanh Trường THPT dân lập Phương Nam để bắc loa, căng băng rôn đòi bà Trương Thị Hải Yến, Chủ tịch HĐQT, Phó Hiệu trưởng Trường THPT dân lập Phương Nam trả nợ. Với lý do huy động vốn đầu tư xây dựng trường học, bà Yến có 2 cách huy động tiền của các chủ nợ, đó là vay nợ tiền mặt với lãi suất cao và huy động sổ đỏ của nhiều người dân sau đó vay ngân hàng, hoặc cầm cố hiệu cầm đồ để chiếm đoạt tiền. Theo đơn tố cáo của 18 chủ nợ thì bà Yến đã vay của họ tổng số tiền 268 tỷ đồng và 16 quyển sổ đỏ. Ngày 24/8 vừa qua, cơ quan CSĐT Công an TP Hà Nội đã tiến hành khởi tố và bắt tạm giam đối với Trương Thị Hải Yến cùng 2 bị can khác.
Các chủ nợ bàng hoàng khi thông tin vợ chồng Trung, Liên bỏ trốn. |
Cũng trong thời điểm này thì tại Hải Dương, nhiều người dân ở huyện Nam Sách khóc dở mếu dở bởi sự tuyên bố "vỡ nợ" của bàLê Thị Thúy, Giám đốc Công ty TNHH Hanh Thúy, đại biểu HĐND tỉnh Hải Dương. Cũng với chiêu vay tiền lãi suất cao, theo thống kê sơ bộ của Công an tỉnh Hải Dương qua 17 đơn tố cáo gửi đến cơ quan Công an, bà Thúy đã vay nợ tổng số tiền là gần 27 tỷ đồng. Tuy nhiên, chính theo lời bà "hội đồng" này tuyên bố với các chủ nợ thì số tiền bà này nợ dân lên đến 160 tỷ đồng…
Lòng tham muôn thuở
Theo Thượng tá Lê Tiến Bình, Phó phòng 9, Cục Cảnh sát Hình sự, khi kinh tế phát triển, các tổ chức, cá nhân đã đầu tư vào bất động sản, chứng khoán, vàng đều phát sinh lãi và khả năng thanh toán. Khi suy thoái kinh tế như giai đoạn hiện nay, ngân hàng xiết chặt các điều kiện cho vay, thì người dân phải tự huy động để trả vòng quanh cho nhau. Để huy động được tiền, các đối tượng dùng thủ đoạn đưa trần lãi suất cao lên và cứ thế lãi mẹ đẻ lãi con. Trong khi đó, công tác quản lý hoạt động tín dụng tư nhân bị buông lỏng. Loại hình cho vay này thì rất linh hoạt, không cần nhiều thủ tục, không cần khai báo mục đích vay, thậm chí không cần thế chấp, chỉ cần 1 tờ giấy ghi nợ là xong nên nhiều người tham gia.
Các đối tượng vay tiền đã đánh đúng vào lòng tham lãi suất cao của người dân. Đây là vấn đề rất khó thay đổi bởi nó ăn sâu, bám rễ vào tâm tưởng của một bộ phận dân cư. Mặc dù vẫn biết cho vay ngoài ngân hàng có rất nhiều nguy cơ rủi ro nhưng vì ham lãi suất cao, nhiều người vẫn nhắm mắt đánh cược với số phận. Bởi cho vay lãi cao như vậy chẳng khác gì "gà đẻ trứng vàng".
Chính vì lòng tham như trên nên nhiều người đã dốc hết túi tiền trong nhà cho các đối tượng vay, thậm chí còn thế chấp nhà vào ngân hàng để vay tiền cho các đối tượng bên ngoài vay lại với lãi suất cao hơn. Nhiều người vì hám lợi trở thành trung gian vay tiền cho các con nợ "khủng" để ăn chênh lệch lãi suất. Đến khi các con nợ đầu trên cùng tuyên bố "vỡ", thì cả dây chuyền bên dưới "chết" theo. Vay nợ dân sự thì có thể tuyên bố vỡ nợ và khó ai có thể làm gì được, nhưng nếu vay nợ ngân hàng thì nếu không có tiền trả thì nhất thiết phải ngậm ngùi chịu mất nhà…
Vay nợ tiền tỷ vẫn không bị xử lý hình sự, đâm… nhờn
Sau khi Bộ luật hình sự năm 1999 được sửa đổi, các hành vi vay nợ giữa hai bên, sau đó bị bùng nợ vẫn thường được coi là quan hệ dân sự. Các điều khoản về tội Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản còn chưa cụ thể và rõ ràng. Chính vì thế, nơi này vận dụng được để khởi tố các trùm hụi vỡ nhưng nơi kia thì không. Mà xem ra, chính bởi cái sự không rõ ràng của điều luật nên khi luận về các vụ việc này, bên nào cũng đều có lý cả.
Và trong các vụ việc như thế, việc không khởi tố hình sự các con nợ "khủng", có thể do quan điểm thận trọng, không muốn cho rằng "hình sự hóa quan hệ dân sự", nhưng đôi khi chỗ mập mờ, "cãi thế nào cũng đúng" của luật sẽ là kẽ hở để có thể nảy sinh tiêu cực. Lợi nhất chính là một số con nợ "khủng", đã vay hàng chục, hàng trăm tỷ đồng của người dân nhưng vẫn vô sự, ngoài vòng luật pháp nếu dám lì mặt với các chủ nợ mà ở nguyên nhà, không bỏ trốn. Mà thực tế đã có nhiều trường hợp như vậy (chúng tôi sẽ phân tích trong các bài sau).
Trong các cuộc vay nợ, nếu lật lại vấn đề, cũng cần phải đề cập đến những người cho vay nợ. Trong số những người này, có một bộ phận chuyên cho vay nặng lãi. Mức lãi suất mà các đối tượng này đưa ra như cái tròng "xiết chặt" vào người vay. Tuy nhiên, theo quy định hiện hành của Bộ luật Hình sự về hành vi cho vay lãi nặng thì việc kết tội các đối tượng với tội danh này cực kỳ khó khăn do sự bất hợp lý của các điều kiện cấu thành tội phạm (chúng tôi cũng sẽ trở lại trong các bài sau). Chính vì không xử lý được các đối tượng cho vay lãi nặng, cũng là một lý do khiến các vụ vay nợ và vỡ nợ "khủng" liên tiếp xảy ra. Bởi nếu không có "cung", tất sẽ giảm được "cầu".
Theo đánh giá của Cục Cảnh sát Hình sự, một trong những nguyên nhân nữa dẫn đến cơn bão "tín dụng đen" chính là nhận thức về pháp luật, nhất là các quy định có liên quan đến giao dịch vay, cho vay tiền, thế chấp tài sản của không ít người dân còn rất thấp, hiểu biết sơ sài, đơn giản như chỉ thỏa thuận miệng, không hẹn thời gian trả… Các quy định của pháp luật liên quan đến vay mượn tiền, tài sản cũng như phương thức, thủ đoạn hoạt động của tội phạm liên quan đến việc huy động vốn chưa được tuyên truyền sâu rộng đến nhân dân. Chỉ đến khi xảy ra các vụ vỡ nợ thì người cho vay mới biết được quy định của pháp luật cũng như thủ đoạn của đối tượng.
Về phía lực lượng Công an, Cục Cảnh sát Hình sự nhìn nhận, công tác nắm tình hình còn nhiều hạn chế, chưa chủ động được các dấu hiệu phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản liên quan đến việc tự huy động vốn không thuộc các ngân hàng, tổ chức tín dụng hợp pháp để kịp thời phòng ngừa, ngăn chặn không để tội phạm xảy ra. Phần lớn các vụ lừa đảo, lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản được phát hiện và khởi tố điều tra chủ yếu dựa trên tố giác của công dân và khi các vụ nợ đã "vỡ". Lực lượng trinh sát làm công tác nghiệp vụ cơ bản đối với lĩnh vực này còn thiếu và yếu, chưa chuyên trách, không đi sâu, đi sát nắm đối tượng nên gây khó khăn cho công tác phòng ngừa, đấu tranh đối với loại tội phạm này.