【soi kèo panama】Ngành nông nghiệp "lên dây cót" phòng dịch tả lợn châu Phi
Tỷ lệ chết 100%
Phát biểu tại Hội nghị trực tuyến triển khai công tác phòng, chống dịch bệnh động vật vụ Thu Đông và ngăn chặn ASF xâm nhiễm vào Việt Nam do Bộ NN&PTNT tổ chức sáng ngày 14/9, tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Hà Công Tuấn cho biết: Ở Việt Nam, tổng đàn lợn năm 2017 là 27,4 triệu con. Tổng sản lượng thịt lợn xuất chuồng Quý I/2018 khoảng 1,026 triệu tấn cD Quý II/2018 là 830.000 tấn.
Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị sáng ngày 14/9, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng nhấn mạnh: Các địa phương phải hành động quyết liệt, không được chủ quan với bệnh dịch tả lợn châu Phi; cần nắm bắt thông tin chính xác, kịp thời cung cấp cho người dân và hộ chăn nuôi, từ đó tổ chức các biện pháp hành động. Bên cạnh đó, các địa phương cũng cần nghiêm cấm buôn bán, vận chuyển, tiêu thụ sản phẩm không rõ nguồn gốc, nhập lậu; giám sát chặt chẽ, không để lây nhiễm bệnh qua đường biên giới... |
ASF là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do vi rút gây ra. Bản chất của vi rút gây bệnh không tự lây lan, phát tán nhanh so với một số mầm bệnh khác như vi rút gây bệnh lở mồm long móng, tai xanh trên lợn, dịch tả lợn cổ điển.
Các nước đã từng có dịch đã chỉ rõ bệnh ASF lây lan chủ yếu do có yếu tố của con người tác động như việc vận chuyển lợn và các sản phẩm bệnh, nghi mắc bệnh từ nơi này sang nơi khác. Tuy nhiên, vi rút bệnh có thể gây chết ở lợn với tỷ lệ rất cao so với những bệnh khác.
Liên quan tới vấn đề này, đại diện Tổ chức Nông nghiệp và Lương thực Liên Hiệp Quốc (FAO) cho biết thêm: ASF có tốc độ lây lan bệnh chậm. Ví dụ, với bệnh cúm, khi 1 con bị nhiễm thì sau 1 tuần cả đàn sẽ bị, còn ASF sau 1 tuần chỉ vài con bị nhiễm. Lây nhiễm là bởi sự tiếp xúc giữa con bị bệnh và con chưa bị bệnh. Tuy nhiên, điểm đáng chú ý là gần như 100% lợn bị nhiễm bệnh sẽ chết.
"Lợn sẽ chết rải rác chứ không đồng loạt. Chúng ta không thể thấy 100% lợn chết trong một ngày giống nhiều bệnh khác. Điều này gây ra khó khăn cho người chăn nuôi, cơ quan thú y cơ sở… Vì vậy, việc tập huấn cho các lực lượng trên nhận diện ra bệnh rất quan trọng. Tôi đề xuất từ nay trở đi bất kỳ có con lợn nào nghi bị bệnh là cần tổ chức xét nghiệm ngay bệnh này, đặc biệt là những con lợn trên 12 tuần tuổi vì ASF tập trung vào lợn ở độ tuổi này nhiều hơn", vị đại diện FAO nhấn mạnh.
Nhấn vào an toàn sinh học
Đại diện FAO nêu quan điểm: Với Việt Nam, giải pháp quan trọng nhất để ngăn ngừa ASF là bảo vệ các trang trại không cho vi rút xâm nhập vào thông qua áp dụng an toàn sinh học, tiêu độc khử trùng. Bệnh này chưa có vắc xin nên mấu chốt phải triển khai tốt an toàn sinh học.
Đồng quan điểm, Thứ trưởng Hà Công Tuấn cũng nhấn mạnh: Thực hiện nghiêm ngặt các biện pháp an toàn sinh học trong chăn nuôi là giải pháp phòng bệnh hiệu quả nhất và quan trọng nhất; đồng thời thường xuyên vệ sinh, sát trùng, tiêu độc tại các cơ sở, vùng chăn nuôi lợn, các phương tiện vận chuyển, dụng cụ chăn nuôi và vệ sinh các nhân những người tham gia chăn nuôi; thực hành chăn nuôi tốt và an toàn dịch bệnh.
Ngoài ra, theo Thứ trưởng Hà Công Tuấn, cần tăng cường theo dõi, giám sát lâm sàng đối với các đàn lợn; kịp thời phát hiện, cách ly và lấy mẫu xét nghiệm đối với lợn bị bệnh, nghi bị bệnh; tuân thủ các quy định về quản lý vận chuyển, kiểm dịch vận chuyển lợn và các sản phẩm của lợn.
Trong trường hợp phát hiện bệnh, cần phải xử lý triệt để ổ dịch ở phạm vi nhỏ và chưa lây lan; tiêu hủy đàn lợn nhiễm bệnh và các đàn lợn xung quanh có nguy cơ nhiễm bệnh; khoảnh vùng dịch, vùng đệm; cấm vận chuyển lợn và các sản phẩm lợn, kể cả các sản phẩm đã qua chế biến chín ra khỏi vùng dịch; hỗ trợ tài chính cho người chăn nuôi có lợn buộc phải tiêu hủy...
Trong ứng phó với ASF, kinh nghiệm của Thái Lan cho thấy, nước này đã ban hành Lệnh tạm dừng nhập khẩu lợn và các sản phẩm thịt lợn từ Trung Quốc (trừ sản phẩm ruột lợn muối đã qua công đoạn diệt vi rút ASF); đồng thời tổ chức kiểm soát chặt hành lý của khách du lịch tại sân bay, cửa khẩu, cảng biển, sử dụng chó để phát hiện, mở hành lý kiểm tra nếu nghi ngờ; xây dựng, rà soát lại toàn bộ Kế hoạch ứng phó khẩn cấp đối với bệnh ASF...
Theo thông tin của Tổ chức Thú y thế giới (OIE), từ cuối năm 2017 đến ngày 10/9, đã có 17 quốc gia và vùng lãnh thổ báo cáo bệnh ASF (bệnh không lây nhiễm và gây bệnh ở người), với tổng số lợn buộc phải tiêu hủy là trên 500.000 con. Cũng theo OIE và FAO, từ đầu tháng 8 năm đến ngày 9/9, Trung Quốc báo cáo tổng cộng có 14 ổ dịch xuất hiện tại 6 tỉnh (bao gồm: An Huy, Hắc Long Giang, Hà Nam, Liêu Ninh, Giang Tô và Chiết Giang) với tổng số hơn 38.000 con lợn các loại buộc phải tiêu hủy. |
(责任编辑:Thể thao)
- ·Bảo hiểm Xã hội Việt Nam nỗ lực thực hiện chính sách, đảm bảo quyền lợi người tham gia
- ·Nhiều hoạt động tuyên truyền, giáo dục kỷ niệm 60 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ
- ·Bí thư Tỉnh uỷ trao quyết định điều động, bổ nhiệm Bí thư Huyện uỷ Ngọc Hiển
- ·Cấp bách ứng phó dịch cúm gia cầm
- ·7 tháng năm 2022, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu tăng 14,8%
- ·Năm 2014, ĐBSCL phấn đấu giảm trên 44.000 hộ nghèo
- ·Triển khai các đề án, chương trình hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa
- ·Hỗ trợ 90% phí bảo hiểm cho cá nhân sản xuất nông nghiệp
- ·Standard Chartered hạ dự báo tốc độ tăng trưởng của Việt Nam năm 2021
- ·Nâng cao nhận thức, trình độ về nghiệp vụ công tác tổ chức xây dựng Đảng
- ·Hàng giả, hàng nhái, vi phạm sở hữu trí tuệ là 'ung nhọt' của xã hội
- ·Tập đoàn Mỹ muốn đầu tư nhiệt điện tại Cần Thơ
- ·Ngăn chặn triệt để tình trạng buôn lậu
- ·Đẩy mạnh tuyên truyền kỷ niệm Ngày thành lập Công đoàn
- ·BHXH Việt Nam: Quyền lợi BHXH, BHYT của người tham gia luôn được đảm bảo kịp thời
- ·Nguyên tắc giữ bí mật, cung cấp thông tin khách hàng
- ·Giải ngân 29% vốn đầu tư xây dựng cơ bản
- ·UB Pháp luật của QH nhất trí tăng thêm Phó Thủ tướng
- ·Xử phạt nhiều tổ chức, cá nhân vi phạm trong lĩnh vực y tế
- ·Khuyến khích sử dụng các biện pháp thanh toán hiện đại thay cho tiền mặt