【kết quả giải vô địch quốc gia thụy sĩ】Chuyển đổi số thúc đẩy kinh tế tuần hoàn và tiêu dùng bền vững trong bán lẻ
Người tiêu dùng ngày càng quan tâm đến sản phẩm xanh. |
Ngày 17/12, thông tin tại hội thảo “Chuyển đổi số thúc đẩy sản xuất, tiêu dùng bền vững và kinh tế tuần hoàn trong lĩnh vực thương mại bán lẻ tại Việt Nam”, nhóm nghiên cứu của Viện Nghiên cứu Phát triển kinh tế tuần hoàn (ICED), Đại học Quốc gia TPHCM cho biết, ngành bán lẻ tại Việt Nam đang thay đổi nhanh chóng, quy mô thị trường bán lẻ năm 2023 đạt 142 tỷ USD và dự kiến sẽ tăng lên 350 tỷ USD vào năm 2025.
Sự phát triển mạnh mẽ của thương mại điện tử phản ánh xu hướng số hóa toàn cầu và sự thay đổi trong hành vi tiêu dùng. Theo khảo sát của nhóm nghiên cứu, hiện có khoảng 50% doanh nghiệp sẵn sàng thực hiện chuyển đổi số trong sản xuất sản phẩm.
Tuy nhiên, nhóm cũng chỉ ra một số rào cản trong quá trình chuyển đổi số nhằm thúc đẩy sản xuất, tiêu dùng bền vững và kinh tế tuần hoàn. Các rào cản này bao gồm công nghệ, nguồn nhân lực, chi phí đầu tư, chính sách và pháp lý. Cụ thể, nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc lựa chọn công nghệ phù hợp, trong khi chi phí đầu tư công nghệ thường rất lớn.
Toàn cảnh tọa đàm. |
Về nguồn nhân lực, nhân sự có khả năng vận hành công nghệ cao hiện chỉ đáp ứng khoảng 10% nhu cầu thực tế. Bên cạnh đó, việc thiếu các chính sách hướng dẫn cụ thể, chính sách khuyến khích chưa được triển khai đồng bộ, cùng với tình trạng chồng chéo giữa các quy định pháp lý cũng tạo ra nhiều trở ngại.
Dưới góc độ doanh nghiệp, bà Trần Thị Bảo Trân, đại diện Circle K Việt Nam, cho biết đơn vị đang tích cực đẩy mạnh chuyển đổi số. Doanh nghiệp tập trung ứng dụng công nghệ để tối ưu hóa quy trình vận hành, cải thiện trải nghiệm khách hàng và phát triển mô hình bán hàng đa kênh.
Tuy nhiên, quá trình triển khai vẫn gặp nhiều khó khăn, như chi phí đầu tư ban đầu cao, sự phức tạp trong quản lý chuỗi cung ứng và dữ liệu, cùng với các quy định pháp luật và hạ tầng chưa đồng bộ.
PGS.TS. Nguyễn Hồng Quân, Viện trưởng ICED đánh giá, lĩnh vực kinh doanh đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy quá trình chuyển đổi, ứng dụng và vận hành các mô hình kinh doanh tuần hoàn, công nghệ phát thải thấp và công nghệ sạch. Do đó cần có các chính sách và cơ chế hỗ trợ doanh nghiệp, trong quá trình chuyển đổi sang kinh tế tuần hoàn.
Theo đề án phát triển kinh tế tuần hoàn tại Việt Nam, các mục tiêu cụ thể được đặt ra nhằm nâng cao nhận thức và đầu tư của các doanh nghiệp, nhà đầu tư trong nước và nước ngoài vào kinh tế tuần hoàn.
Để đạt được điều đó, các giải pháp bao gồm tăng cường đối thoại công-tư về phát triển kinh tế tuần hoàn dựa trên việc thúc đẩy trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. Đồng thời tìm hiểu nhu cầu và vấn đề của doanh nghiệp để có các giải pháp và hỗ trợ phù hợp.
(责任编辑:World Cup)
- ·Năm 2020, hơn 2.800 vụ vi phạm hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ bị xử lý
- ·Kể chuyện quê hương bằng dân ca
- ·Đình thần Bình Dương
- ·Vì sao cửa uPVC được sử dụng nhiều trong kiến trúc hiện đại?
- ·Ông Nguyễn Minh Sơn giữ chức vụ Giám đốc BIDV Chi nhánh Mộc Hóa
- ·Kiến trúc sư Bùi Kiến Quốc: Mải mê gìn giữ những giá trị làng quê Việt
- ·Hội diễn văn nghệ phường Phú Lợi (TP.Thủ Dầu Một): Khu phố 2 đoạt giải nhất
- ·Architect Talk tôn vinh tài năng kiến trúc trẻ
- ·Thủ tướng: Cho phép mở lại các dịch vụ không thiết yếu, trừ vũ trường và karaoke
- ·Tuyên truyền cổ động trực quan: Phát huy hiệu quả
- ·Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thăm trường đại học lâu đời nhất ở Canada
- ·Sắp có biệt thự dưới nước đầu tiên trên thế giới
- ·Những tòa chung cư có một không hai trên thế giới
- ·Hội diễn “Hát về người chiến sĩ” Bình Dương: 10 đơn vị tham gia
- ·Nhà sử học Dương Trung Quốc và câu chuyện bức thư gửi Thủ tướng
- ·Chủ đầu tư 6th Element chọn Đông Dương Home Interior làm nhà cung cấp tủ bếp và thiết bị bếp
- ·Triển lãm chuyên đề khảo cổ học “Bình Dương – Tiếng nói từ lòng đất”
- ·Những điều người trẻ cần biết khi mua nhà lần đầu
- ·Ghi nhận thêm 4 ca nhiễm Covid
- ·Sưu tầm 250 tư liệu, hiện vật tại vùng Tam giác sắt