【trực tiếp bóng đá 3s】Khóa chặt bên ngoài, kiên quyết khoanh các ổ dịch corona bên trong
Kết luận phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3 vào chiều nay,óachặtbênngoàikiênquyếtkhoanhcácổdịchcoronabêtrực tiếp bóng đá 3s Thủ tướng nêu rõ Chính phủ đã chỉ đạo chủ động, kịp thời, quyết liệt, có đối sách đúng; đánh giá cao sự vào cuộc của hệ thống chính trị và sự ủng hộ tuyệt vời của nhân dân.
Tinh thần “sắp tới phải làm quyết liệt hơn nữa, làm sao trong 15-20 ngày tới, có thể trong vòng 1 tháng, không để dịch bùng nổ nặng nề ở Việt Nam. Muốn như vậy, cả hệ thống chính trị phải đoàn kết, muôn người như một, quyết tâm cao”.
Thủ tướng: Không để dịch bùng nổ nặng nề ở Việt Nam |
Nhắc lại chủ trương cách ly trong xã hội được nêu trong Chỉ thị 16, Thủ tướng nhấn mạnh đây không phải là chuyện “ngăn sông, cấm chợ” và yêu cầu thực hiện quyết liệt Chỉ thị này.
Theo Thủ tướng, tinh thần chống dịch là tiếp tục “khóa chặt bên ngoài”, trừ trường hợp đặc biệt, và kiên quyết khoanh các ổ dịch bên trong, phát hiện rốt ráo, tìm dấu vết, cách ly nghiêm túc, đủ thời gian, đồng thời phải điều trị tốt, hạn chế tử vong.
Nâng gói hỗ trợ phục hồi kinh tế hơn 250.000 tỷ đồng
Đề cập đến công việc trong quý 2, Thủ tướng nhấn mạnh việc phải lo cho an sinh xã hội, bảo đảm cuộc sống tối thiểu cho những người bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch Covid-19 như lao động bị mất việc, người nghèo… Bên cạnh đó, cần quan tâm bảo đảm an ninh trật tự cho người dân.
Đánh giá tình hình kinh tế - xã hội tháng 3 và quý 1, Thủ tướng cho rằng tăng trưởng đạt 3,82% là một cố gắng trong bối cảnh nhiều nước tăng trưởng âm hoặc bằng không.
Tuy khó khăn chồng chất nhưng chúng ta kiên trì, quyết liệt hơn, phấn đấu bảo đảm nền kinh tế không bị đổ gãy, với mức tăng trưởng cần thiết để giải quyết việc làm, bảo đảm các cân đối lớn.
Thủ tướng cho biết, các nước hiện triển khai 3 chính sách chủ yếu, đó là nới lỏng tiền tệ, thông qua giảm lãi suất, hỗ trợ tín dụng, hoãn, giãn nợ. Việt Nam cũng đã thực hiện thông qua ban hành Chỉ thị 11 (các giải pháp cấp bách tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, đảm bảo an sinh xã hội ứng phó với dịch Covid-19) nhưng gói hỗ trợ này không chỉ 250.000 tỷ đồng mà cần cao hơn nữa.
Về kích thích tài khóa thông qua giảm, giãn thuế, phí, tăng chi tiêu công, Thủ tướng cho hay, gói này không phải chỉ 30.000 tỷ đồng mà nâng lên 150.000 tỷ đồng, thậm chí lớn hơn để hỗ trợ trong lúc khó khăn này.
Về hỗ trợ người lao động mất việc, người nghèo, người yếu thế, bảo đảm an sinh xã hội, người đứng đầu Chính phủ lưu ý, tinh thần chuẩn bị đón bắt thời cơ, biến nguy thành cơ để phát triển khi dịch giảm, bị chặn đứng.
“Nếu dịch tiếp tục thì công tác bảo vệ tính mạng, sức khoẻ của nhân dân là quan trọng chứ không phải sản xuất và kinh tế. Tôi đã nói chúng ta hy sinh quyền lợi kinh tế trong ngắn hạn để bảo vệ sức khoẻ, tính mạng của nhân dân. Cho nên, về vấn đề kinh tế, muốn phát triển phải trên cơ sở bảo vệ sức khoẻ nhân dân, không phải là vì kinh tế mà chúng ta bất chấp những vấn đề về tính mạng, sức khoẻ của nhân dân”, Thủ tướng nhấn mạnh.
Thủ tướng nêu rõ nhất quán tinh thần ổn định vĩ mô, kiểm soát lạm phát. Trong đó cần chú trọng giữ ổn định giá trị đồng tiền Việt Nam, thị trường ngoại hối, không để xảy ra biến động bất lợi, sớm có kịch bản điều hành không để bị động; bảo đảm thanh khoản, đáp ứng đầy đủ nhu cầu ngoại tệ hợp pháp.
Kiên quyết giảm giá thịt lợn, không tăng giá các dịch vụ thiết yếu; đề xuất phương án giảm giá một số dịch vụ thiết yếu, miễn giảm chi phí hành chính để chia sẻ khó khăn đối với người dân, DN trong thời gian dịch Covid-19.
Tuy nhiên, người đứng đầu Chính phủ lưu ý, gói hỗ trợ tài khóa và tiền tệ phải đúng thẩm quyền, như lĩnh vực nào thuộc thẩm quyền Chính phủ, Thủ tướng, vấn đề nào cần xin ý kiến QH, UB Thường vụ QH.
Cùng với đó, không bố trí kinh phí cho các nhiệm vụ chưa thực sự cấp thiết; giám sát chặt chẽ việc quản lý và sử dụng vốn vay, đặc biệt là nguồn vay từ các nhà tài trợ phục vụ công tác chống dịch Covid-19.
Thủ tướng cũng yêu cầu trong thời gian dịch bệnh, an ninh lương thực, bảo đảm lương thực hằng ngày phục vụ cho người dân cần đặt lên hàng đầu. Xuất khẩu lương thực phải có sự kiểm soát chặt chẽ để bảo đảm trong nước không thiếu lương thực, đồng thời giải quyết vấn đề giá cả cho người nông dân.
Hỗ trợ 6 nhóm đối tượng trong 3 tháng
Về gói hỗ trợ người lao động, bảo đảm an sinh xã hội, Thủ tướng nêu rõ Chính phủ thống nhất cao dự thảo Nghị quyết về các biện pháp hỗ trợ người dân gặp khó khăn do dịch Covid-19. Chính phủ, Thủ tướng giao Bộ KH-ĐT, LĐ-TB-XH, Tài chính, Tư pháp và các bộ, ngành liên quan rà soát kỹ, tiếp thu các ý kiến tại phiên họp, hoàn thiện dự thảo Nghị quyết để trình Thủ tướng ký ban hành theo thẩm quyển.
|
Thủ tướng lưu ý, nguyên tắc hỗ trợ, đối tượng bị giảm sâu thu nhập, mất việc làm, không bảo đảm mức sống tối thiểu do tác động trực tiếp bởi dịch Covid-19, không hỗ trợ dàn trải mọi đối tượng.
Bảo đảm nguyên tắc cả người lao động, DN và Chính phủ cùng chia sẻ khó khăn, trong đó Chính phủ hỗ trợ một phần với mức phù hợp trong khả năng, nguồn lực. Việc hỗ trợ bảo đảm đúng đối tượng, công khai, minh bạch, không để lợi dụng, trục lợi chính sách.
Về nội dung hỗ trợ, Thủ tướng đề nghị tính toán việc hỗ trợ 6 nhóm đối tượng trong 3 tháng với các mức nêu trong dự thảo Nghị quyết chặt chẽ hơn nhưng phải đúng nguyên tắc hỗ trợ. Cùng đó cần giảm giá điện, nước, dịch vụ internet, viễn thông.
Thủ tướng hoan nghênh việc Bộ Công Thương, EVN giảm giá điện 10% với tổng số tiền khoảng 11.000 tỷ đồng. Tổng giá trị của gói hỗ trợ giá dịch vụ viễn thông vào khoảng 15.000 tỷ đồng.
Đề xuất phương án thi THPT quốc gia phù hợp Thủ tướng yêu cầu đẩy mạnh hình thức học trực tuyến và sớm công nhận loại hình đào tạo này; đồng thời thông qua phương án giảm thiểu chương trình học năm nay phù hợp với tình hình thực tế dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến phức tạp. Người đứng đầu Chính phủ yêu cầu Bộ GD-ĐT có phương án báo cáo Thủ tướng, Chính phủ về vấn đề này, trong đó có việc nghiên cứu, đề xuất phương án thi THPT quốc gia, tuyển sinh đại học, cao đẳng phù hợp. |
Phạm Duy Linh
Ảnh: Lê Thị Hạnh
Cách ly xã hội, 10% không hợp tác sẽ khiến 30-60% dân số lây nhiễm
Chủ tịch UBND TP Hà Nội dẫn chứng ý kiến của chuyên gia Bỉ cảnh báo nếu khoảng 10% dân số không hợp tác với giải pháp cách ly xã hội, có thể nâng tỷ lệ lây nhiễm Covid-19 từ 30% - 60% dân số.
(责任编辑:La liga)
- ·Nệm cao su non nằm có đau lưng không? Mua nệm cao su giá tốt tại Vua Nệm
- ·Australia thoát khỏi đợt suy thoái đầu tiên trong gần 30 năm
- ·Ảnh hưởng của Bão số 6, Vietjet điều chỉnh lịch bay
- ·Công bố thông tin về Đường hoa Nguyễn Huệ Xuân Canh Tý 2020
- ·Giá vàng hôm nay (18/8): Tiếp đà “lao dốc’
- ·Ông Joe Biden đắc cử Tổng thống thứ 46 của Hoa Kỳ
- ·Yêu cầu cắt giảm chi mua sắm trang thiết bị, xe công
- ·25 năm tin học
- ·Khắc phục hạn chế trong cải cách hành chính
- ·Năm 2019, Hà Nội có thêm 133 trường đạt chuẩn quốc gia
- ·Liên minh Hợp tác xã Việt Nam
- ·Hà Nội khởi động Tháng Khuyến mại tiêu dùng 4.0
- ·Cảm hứng trí tuệ nhân loại từ kiệt tác của Michelangelo
- ·Quảng trường Italia được tái hiện tại Hà Nội
- ·Thắng lớn nhờ nuôi tôm tuần hoàn nước
- ·Ford Việt Nam bán ra gần 3.500 xe trong sáu tháng
- ·Doãn Hải My
- ·Toyota và Ford ngừng hợp tác phát triển xe hybrid
- ·Giá xăng dầu hôm nay 7/3/2024: Xăng trong nước chiều nay sẽ giảm?
- ·VEC lý giải nguyên nhân sụt lún cầu vượt trên cao tốc Đà Nẵng