【tỉ lệ cược hôm nay】Kế hoạch cắt giảm kiểm tra chuyên ngành của các bộ: “Nơi rõ ràng, chỗ chung chung”
Bộ Khoa học và Công nghệ: Chưa có mục tiêu rõ ràng
Hiện nay, các bộ: Công Thương; Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT); Y tế; Giao thông vận tải; Khoa học và Công nghệ… được xem là những đơn vị có khối lượng danh mục mặt hàng quản lý, KTCN lớn nhất.
Tuy nhiên, nếu nhiều bộ như Công Thương; NN&PTNT… đã đưa ra những mục tiêu cụ thể về cắt giảm danh mục hàng hóa KTCN thì mục tiêu của Bộ Khoa học và Công nghệ lại chưa rõ ràng.
Theo Bộ Khoa học và Công nghệ, thời gian qua, sản phẩm, hàng hóa phải kiểm tra trước thông quan đã được cắt giảm từ 24 nhóm sản phẩm, hàng hóa xuống 2 nhóm sản phẩm, hàng hóa. Như vậy, 91% nhóm sản phẩm, hàng hóa do Bộ Khoa học và Công nghệ quản lý đã được chuyển sang cơ chế hậu kiểm (kiểm tra sau khi thông quan), đáp ứng vượt chỉ tiêu Nghị quyết 19, vượt mục tiêu ASEAN + 4 và hoàn thành nhiệm vụ trước kế hoạch Chính phủ giao 9 tháng.
Với kết quả trên, Bộ Khoa học và Công nghệ dường như tự tin về việc cải thiện công tác quản lý, KTCN thời gian qua nên mục tiêu trong thời gian tới của Bộ này được đề cập hết sức chung chung “trong thời gian tới, tiếp tục duy trì và thúc đẩy các hoạt động trên”.
Tuy nhiên, theo tìm hiểu của phóng viên, số danh mục hàng hóa thuộc diện quản lý, KTCN của Bộ Khoa học và Công nghệ còn khá nhiều. Cụ thể, tại Quyết định 3482/QĐ-BKHCN ngày 8/12/2017 của Bộ Khoa học và Công nghệ còn hàng trăm mặt hàng thuộc trách nhiệm quản lý kiểm tra chuyên ngành của Bộ.
Đa số các nhóm hàng thuộc diện quản lý chuyên ngành này được chuyển sang quản lý theo phương thức hậu kiểm và còn 21 mặt hàng thuộc 3 nhóm, gồm: Xăng, nhiên liệu diezen và nhiên liệu sinh học; Khí dầu mỏ dạng hóa lỏng-LPG; Mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy, vẫn phải kiểm tra trước khi thông quan hàng hóa.
Như vậy, thực chất số lượng mặt hàng phải KTCN của Bộ Khoa học và Công nghệ chưa được cắt giảm nhiều mà chủ yếu thay đổi về phương thức quản lý (kiểm tra trước khi thông quan chuyển sang kiểm tra sau khi thông quan).
Nông nghiệp, Công Thương cam kết đúng lộ trình
Bộ NN&PTNT hiện có 7.698 dòng hàng thuộc 251 nhóm sản phẩm hàng hóa phải KTCN, bao gồm: Hàng hóa thuộc diện kiểm dịch 53 nhóm sản phẩm; Hàng hóa thuộc diện kiểm tra chất lượng 104 nhóm sản phẩm; Hàng hóa phải kiểm tra an toàn thực phẩm 94 nhóm sản phẩm.
Để tạo thuận lợi cho cộng đồng DN, Bộ NN&PTNT đề xuất loại 152 nhóm hàng hóa, sản phẩm khỏi Danh mục hàng hóa KTCN thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ (chiếm 60,6% tổng số nhóm hàng phải KTCN hiện nay). Trong đó, nhóm kiểm dịch, lược bỏ 37/53 nhóm; nhóm kiểm tra chất lượng, lược bỏ (bỏ không kiểm tra hoặc gộp vào nhóm hàng khác) 87/104 nhóm; nhóm kiểm tra an toàn thực phẩm, lược bỏ (chủ yếu là gộp vào nhóm mặt hàng khác hoặc trùng mặt hàng kiểm tra) 44/94 nhóm.
Về rà soát, cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính KTCN, Bộ NN&PTNT cho hay, Bộ hiện có 64 thủ tục hành chính (TTHC) liên quan tới KTCN. Cụ thể, lĩnh vực kiểm dịch có 23 thủ tục; kiểm tra chất lượng hàng hóa có 30 thủ tục; kiểm tra an toàn thực phẩm có 11 thủ tục. Sau khi rà soát, Bộ này đề xuất cắt giảm, đơn giản hóa 35 TTHC (đạt 54,6%).
Đáng chú ý, Bộ NN&PTNT đặt mục tiêu xây dựng, ban hành 13 quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và 127 tiêu chuẩn Việt Nam liên quan đến KTCN.
Xác định cải cách toàn diện công tác KTCN là nhiệm vụ trong tâm thời gian tới, Bộ Công Thương đặt mục tiêu bảo đảm cắt giảm, đơn giản hóa 50% danh mục hàng hóa, sản phẩm, thủ tục KTCN của Bộ.
Theo đại diện Bộ Công Thương, thời gian tới, Bộ sẽ ban hành Thông tư quy định danh mục mã HS hàng hóa phải KTCN và kế hoạch rà soát hàng năm phù hợp với danh mục mã HS hàng hóa XNK của Bộ Tài chính. Đồng thời, ban hành kế hoạch sửa đổi, bổ sung hệ thống văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến hoạt động KTCN của Bộ trong giai đoạn đến năm 2020.
Bên cạnh đó là phê duyệt đề án rà soát, xây dựng hệ thống tiêu chuẩn kỹ thuật, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia của Bộ Công Thương trong giai đoạn đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, trong đó ưu tiên đáp ứng tiến độ cải cách thủ tục KTCN trong giai đoạn đến năm 2020.
Mặt khác, Bộ Công Thương kiến nghị cấp có thẩm quyền xem xét phương án, giải pháp xử lý đối với các nhóm hàng hóa có sự trùng lặp về thủ tục KTCN giữa quy định của Chính phủ giao Bộ Công Thương quản lý về kiểm tra an toàn thực phẩm, kiểm tra chất lượng hàng hóa nhóm 2 với quy định của Bộ NN&PTNT về kiểm dịch động vật, kiểm dịch thực vật, quy định của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội về kiểm tra các loại máy, thiết bị có yêu cầu nghiệm ngặt về an toàn lao động.
Ngoài ra, Bộ Công Thương sẽ ban hành thông tư công bố mã HS cho các sản phẩm, hàng hóa có thủ tục KTCN về an toàn thực phẩm; nhóm sản phẩm khăn giấy, giấy vệ sinh, giấy tissue phải kiểm tra chất lượng theo quy chuẩn kỹ thuật...
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Điểm khác nhau giữa Apple iAd, Google và Facebook Ads
- ·Soi kèo phạt góc AS Roma vs Venezia, 20h00 ngày 29/9
- ·Soi kèo góc Estonia vs Azerbaijan, 23h00 ngày 11/10
- ·Soi kèo góc Aston Villa vs MU, 20h00 ngày 6/10
- ·Cuộc thử nghiệm mờ ám ở Puerto Rico
- ·Soi kèo góc Torino vs Lazio, 17h30 ngày 29/9: Đội khách áp đảo
- ·Soi kèo góc Union Berlin vs Dortmund, 20h30 ngày 5/10
- ·Soi kèo góc Wolverhampton vs Liverpool, 23h30 ngày 28/9
- ·Doanh nghiệp phần mềm Việt đầu tiên chạm mốc 200 triệu USD
- ·Soi kèo góc Israel vs Pháp, 01h45 ngày 11/10
- ·Nhân viên quán karaoke ở Đà Nẵng chém khách tử vong
- ·Soi kèo góc Liverpool vs Bologna, 2h00 ngày 3/10
- ·Soi kèo góc Girona vs Feyenoord, 23h45 ngày 2/10
- ·Soi kèo góc Slovakia vs Thụy Điển, 01h45 ngày 12/10
- ·Đường 12 tỷ chưa nghiệm thu đã rạn nứt ở Đắk Lắk
- ·Soi kèo góc Leipzig vs Juventus, 2h00 ngày 3/10
- ·Soi kèo góc Tây Ban Nha vs Đan Mạch, 1h45 ngày 13/10
- ·Soi kèo góc Aston Villa vs MU, 20h00 ngày 6/10
- ·VN meets right conditions to build international financial centre: PM
- ·Soi kèo phạt góc Slovan Bratislava vs Man City, 2h00 ngày 2/10