【keo bong truc tuyen hom nay】Nghệ sĩ có cần người quản lý?
VHO - Trong một chia sẻ mới đây liên quan đến chủ đề “nghệ sĩ phát ngôn trên mạng xã hội” cũng như có những hành vi phản cảm,ệsĩcócầnngườiquảnlýkeo bong truc tuyen hom nay tiêu cực trong biểu diễn…, bà Nguyễn Lê Vân, Phó Trưởng phòng Báo chí Sở TT&TT TP.HCM cho rằng, vai trò của người quản lý nghệ sĩ thực sự cần thiết.
Họ không chỉ tư vấn, hỗ trợ hoạt động nghệ thuật mà còn là những người am hiểu về pháp lý, đạo đức nghề nghiệp để định hướng cho nghệ sĩ sống và làm việc theo đúng chuẩn mực, quy định pháp luật…
Hỗ trợ, định hướng cho nghệ sĩ
Nhân vụ ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng đang vướng ồn ào liên quan đến việc mặc trang phục chưa phù hợp tại đêm nhạc “Ngày em thắp sao trời”, gây bức xúc dư luận (Sở VHTT TP.HCM đề xuất cấp thẩm quyền xem xét, xử lý - PV), bà Lê Vân thông tin thêm, Đàm Vĩnh Hưng cũng là nghệ sĩ đầu tiên bị Sở TT&TT mời liên quan đến việc đưa thông tin sai lệch về dịch Covid-19.
“Trước năm 2020, việc xử lý nghệ sĩ chưa thường xuyên như hiện nay, chủ yếu chỉ là nhắc nhở. Bây giờ mạng xã hội phát triển mạnh, nghệ sĩ phát ngôn lệch chuẩn, sai sự thật dường như cũng nhiều hơn, phức tạp nhất thời gian qua là trường hợp Nam Em. Với những thông tin gây hoang mang dư luận và xúc phạm danh nhân, anh hùng dân tộc…, Nam Em đã bị xử phạt ở mức cao và còn bị tước danh hiệu hoa khôi”, bà Lê Vân chia sẻ.
Đàm Vĩnh Hưng và Nam Em là trường hợp điển hình, bên cạnh đó cũng còn không ít nghệ sĩ có những hành vi lệch chuẩn trong ứng xử, quảng cáo sai sự thật… Một mặt do thiếu kiến thức pháp luật, mặt còn lại là do tính bốc đồng, “cái tôi” của họ quá lớn… Nếu họ có được sự hỗ trợ của người quản lý (hoặc đơn vị quản lý) có tâm, có tầm, thì sự việc chắc chắn không diễn biến nghiêm trọng và môi trường nghệ thuật vì thế lành mạnh, chuyên nghiệp hơn.
Ca sĩ Như Hải Yến, giảng viên Trường ĐH Văn Lang chia sẻ câu chuyện của bản thân: “Để xây dựng hình ảnh, tôi đã không ngừng nỗ lực, phấn đấu suốt 18 năm qua. Nhưng nếu có được người quản lý, tôi chắc rằng chặng đường đó sẽ ngắn hơn. Nhiều lần tôi bị phía tổ chức các chương trình chèn ép, đối xử không công bằng nhưng cũng đành ngậm ngùi. Thậm chí, có lần người ta còn dùng tiếng hát của tôi lồng vào hình ảnh một ca sĩ khác, có khi còn bị quỵt cát-xê… Có người quản lý thì họ đã hỗ trợ thương thảo hợp đồng để bảo vệ quyền lợi cho tôi. Tôi cho rằng, muốn tồn tại, phát triển đường dài thì rất cần quản lý, đó không chỉ là đại diện, sắp xếp công việc mà còn là người định hướng cho chúng tôi hoạt động nghệ thuật”.
Giới chuyên gia cho rằng, một sản phẩm nghệ thuật từ lúc ra đời tới khi đến được với công chúng trải qua nhiều công đoạn: Sáng tác, sản xuất, phân phối…, nếu nghệ sĩ độc lập thì khó có thể tự thân làm tất cả mọi khâu. Bên cạnh đó, để trở nên nổi tiếng và gặt hái thành công một cách bền vững, đôi khi họ còn phải đối diện với những cuộc khủng hoảng truyền thông…, vì thế vai trò của người quản lý là vô cùng cần thiết. Người đẹp Nguyễn Thùy Vi, Top 10 Miss Grand 2023 bày tỏ: “Nghệ sĩ sẽ khó phát triển, nổi tiếng và đi đúng hướng nếu không có người quản lý. Tuy nhiên, không ít trường hợp nghệ sĩ bị chính người quản lý xâm phạm đời tư, cắt xén tiền thùlao, bị lạm quyền…”.
Một nghệ sĩ khác chia sẻ thêm, có trường hợp người quản lý không hiểu ý nghĩa của chương trình, chẳng hạn đó là chương trình từ thiện, phục vụ nhiệm vụ chính trị…, nên hét giá cát-xê “trên trời”, từ đó tạo hình ảnh xấu, gây thiệt hại cho nghệ sĩ trên con đường hoạt động nghệ thuật. Do vậy, cần người quản lý có tâm, hiểu chuyện, biết xây dựng hình ảnh cho “thân chủ” chứ không phải “dựa hơi” nghệ sĩ.
Tố chất cần thiết của người làm quản lý
Theo ông Mai Thanh Sơn, Phó Hiệu trưởng Trường CĐ Văn hóa - Nghệ thuật TP.HCM, trong thời đại 4.0, thị trường không đơn giản chỉ là những sân khấu trực tiếp mà đã trở nên đa dạng, đa chiều. Nghệ sĩ không những phải tạo ra các sản phẩm chất lượng, ứng dụng công nghệ cao, bắt kịp xu hướng mới, mà còn phải mang bản sắc riêng, đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa của người dân. Sản phẩm nghệ thuật khi đến với công chúng có thể ngay lập tức nhận được phản hồi: Ủng hộ hay không được ủng hộ; có thu hút khán giả hay không; chất lượng sản phẩm thế nào...
Ngoài ra, không ít những mặt tiêu cực xuất hiện khiến nghệ sĩ phải đối mặt như tình trạng vi phạm bản quyền, ảo tưởng quyền lực, phát ngôn tùy tiện, hình ảnh không chỉn chu, chuyên nghiệp, lối sống, đạo đức thiếu chuẩn mực, đăng đàn đấu tố nhau như chợ vỡ... đã tạo khủng hoảng truyền thông nặng nề cho chính bản thân nghệ sĩ và sản phẩm của họ, ảnh hưởng đến uy tín của những người làm nghề chân chính, gây giảm sút niềm tin của công chúng.
“Quản lý nghệ sĩ là nghề nhiều thách thức, song cũng đầy bất ngờ thú vị. Đằng sau vinh quang, sự thành công của nghệ sĩ, người nổi tiếng luôn có bóng dáng của bộ phận quản lý. Công việc này cũng rất áp lực, đòi hỏi tư duy và bản lĩnh vững vàng, song cũng đem đến cơ hội đáng giá cho sự phát triển của người trẻ”, ông Sơn chia sẻ.
“Nhận thấy nghề quản lý nghệ sĩ hiện nay chưa có đơn vị, tổ chức đào tạo chuyên môn một cách chính quy, Trường CĐ Văn hóa - Nghệ thuật TP.HCM rất mong muốn mở ngành đào tạo Quản lý nghệ sĩ trong thời gian tới”, bà Hồ Ngọc Minh, Phó Hiệu trưởng phụ trách nhà trường cho biết.
Theo TS Hoàng Duẩn, Phó Trưởng khoa Quản lý văn hóa nghệ thuật, Trường ĐH Văn hóa TP.HCM: “Trong quá trình đào tạo, chúng ta cần vẽ được chân dung người quản lý nghệ sĩ, trước hết họ phải có kiến thức về pháp luật, về văn hóa - nghệ thuật, về marketing truyền thông, về tâm lý học…”.
Giám đốc một công ty tổ chức sự kiện chia sẻ, các nước có nền nghệ thuật phát triển luôn xem dòng chảy văn hóa - nghệ thuật như một dòng sông, nghệ sĩ là những chú cá đa sắc màu bơi trong dòng chảy ấy, còn quản lý nghệ sĩ là người nuôi cá. Vì thế, họ luôn cố gắng tương tác với mẹ thiên nhiên - tức là dùng những nguyên tắc, nền tảng văn hóa để cung cấp kiến thức, thực phẩm tốt lành nhằm tạo ra những chú cá đẹp. Khi khán giả “xuống tắm”, họ sẽ được thỏa mãn nhu cầu thưởng thức nghệ thuật trong dòng chảy tươi mát ấy…
Đạo diễn Nguyễn Thành Công cho rằng, rất cần đào tạo người quản lý một cách chính quy. Điều quan trọng nữa, ngay cả bản thân người nghệ sĩ cũng cần tự biết quản lý, quản trị chính mình. Ngược lại, người quản lý cũng cần nhiều tố chất nghệ thuật đi cùng tố chất lãnh đạo để xử lý mọi việc, giúp nghệ sĩ tập trung chuyên môn sáng tạo nghệ thuật.
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Hồi âm đơn thư bạn đọc 15 ngày đầu tháng 11/2012
- ·Khai mạc Kỳ họp thứ 8, HĐND tỉnh Long An khóa X
- ·Những doanh nhân nông dân
- ·Thủ tướng chủ trì phiên họp chính phủ xây dựng pháp luật tháng 12
- ·Đám cưới rước dâu bằng 100 xe đạp điện
- ·Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ rời Hà Nội, lên đường thăm chính thức Australia
- ·Nguyên Chủ tịch nước
- ·Bộ Công an lần đầu tiên xác minh tài sản, thu nhập của người có chức vụ trong CAND
- ·Dự án treo 16 năm, dân không dám xây nhà
- ·Tòa Giám mục Mỹ Tho chúc tết tỉnh Long An
- ·Chuyện người phụ nữ chưa một lần lên đỉnh cùng chồng
- ·Em trót lỡ với đồng nghiệp...
- ·Tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết số 05
- ·Thủ tướng Chính phủ
- ·Lá thư cầu cứu một sinh mệnh
- ·Đại lý thép hộp uy tín khu vực miền Nam
- ·Tuần làm việc cuối cùng của Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa 15
- ·‘Ứng dụng báo chí dữ liệu vào tác phẩm báo chí’
- ·Cha mẹ chết, người đàn ông khuyết tật bệnh nặng bơ vơ
- ·Giá vàng hôm nay 03/12: Vàng nhẫn thấp hơn vàng miếng SJC 1 triệu đồng/lượng