【bd bxh uc】Doanh nghiệp tư nhân và DNNN mở rộng đầu tư: Đâu là sự khác biệt?
Xin ông cho biết vấn đề đầu tư đa ngành của DN tư nhân và DNNN có những điểm nào khác nhau?
Trước tiên, cần phải nói rõ là khái niệm “đầu tư đa ngành” của DNNN và tư nhân là hoàn toàn khác nhau. DNNN khi thành lập đã có tôn chỉ, mục tiêu cũng như chức năng, nhiệm vụ, cấu trúc ngành nghề cố định theo chỉ đạo của các cơ quan chức năng, vì thế, khi DNNN đầu tư đa ngành sẽ được gọi là “đầu tư ngoài ngành”. Đối với DN tư nhân, cộng đồng này hoạt động theo sự chi phối của đội ngũ lãnh đạo DN nên chỉ khi thấy lĩnh vực nào có lợi thì sẽ thực hiện, nên DN tư nhân đủ điều kiện có thể đầu tư sang nhiều ngành nghề, lĩnh vực khác nhau.
Điểm khác biệt nêu trên có phải là nguyên nhân dẫn tới nghịch lý cho sự thua lỗ của nhiều DNNN và việc làm ăn có lãi của nhiều DN tư nhân khi đầu tư đa ngành, thưa ông?
Như tôi đã nói ở trên, có thể thấy tiêu chí hoạt động khác nhau như thế nên mới dẫn tới nghịch lý về sự thành công và thua lỗ của hai loại hình DN này. Với loại hình DN tư nhân, do lĩnh vực đầu tư có thể thay đổi nhanh chóng theo tiếng gọi của thị trường, nhanh chóng chuyển đổi để bắt kịp các xu hướng nên có thể nhanh chóng thu được lợi nhuận. Hơn nữa, cách thức quản trị của DN tư nhân có điểm ưu việt hơn so với DNNN, do phải sử dụng từ tiền vốn của cá nhân, tổ chức thành lập DN nên phải lấy mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận, hiệu quả kinh tế là trọng tâm, nếu thua lỗ chỉ có thể phá sản, thậm chí vướng vào cảnh lao lý.
Đối với DNNN, với sự hành động theo chỉ đạo, định hướng của cơ quan chức năng, tiền vốn cũng của Nhà nước, lãnh đạo DN đứng ra nhận trách nhiệm gánh vác, điều hành hoạt động nên có thể chưa thực sự tâm huyết và quyết tâm để DN có lợi nhuận cao hơn. Hơn nữa, nếu như mục tiêu của DN tư nhân là lợi nhuận kinh tế thì DNNN có thể hoạt động phi lợi nhuận hoặc vì những mục tiêu chính trị nên phương hướng điều hành sẽ có sự khác biệt. Cơ chế hoạt động của các DNNN cũng là cơ chế cứng, không mềm dẻo để đi theo xu hướng thị trường như DN tư nhân, mặc dù có chỉ đạo phải hoạt động và phát triển, nhưng thực tế bộ máy tổ chức nhân sự, tuyển dụng lao động, các chế độ khác trong DN vẫn chưa được phép tự chủ cao nhất. Bên cạnh đó, các DNNN, nhất là DN 100% vốn nhà nước, đang ngày càng bị thu hẹp, bị cổ phần hóa, thoái vốn ra khỏi những lĩnh vực kinh doanh nhiều lợi nhuận nên ngày càng ít DNNN hoạt động kinh tế hiệu quả.
ANhưng để có sự phát triển mạnh mẽ hơn trong thời gian tới, theo ông, DN tư nhân nên tiếp tục thực hiện theo hướng nào?
Bản chất thành công của các DN tư nhân là thu được lợi nhuận càng nhiều càng tốt, để đủ sức hoạt động theo cơ chế thị trường cũng như các yêu cầu quản lý khác, không lách luật quá mức để bị tố tụng; trong khi các DNNN đã có sự bảo trợ lớn từ cơ quan quản lý.
Vì thế, để phát triển trong thời gian tới, các DN tư nhân phải tìm được đúng và trúng hướng đi của mình. Các DN phải tùy vào điều kiện, quy mô và lợi thế để xác định sở trường và lĩnh vực hoạt động, có những tập đoàn lớn, nhiều tiềm lực tài chính thì phát triển theo hướng đa ngành, đa lĩnh vực; nhưng với những công ty nhỏ thì nên phát triển theo hướng đơn ngành. Nhưng theo tôi, dù phát triển theo định hướng đơn ngành hay đa ngành thì các DN đều phải tham gia vào chuỗi giá trị, tham gia vào những cộng đồng cùng lĩnh vực để cùng hợp tác, chuyện một DN làm hết từ A-Z đã không còn nữa, thậm chí khó có thể tồn tại trong bối cảnh hiện nay.
Ví dụ như một tập đoàn lớn của Việt Nam hiện nay đã và đang đầu tư thêm lĩnh vực sản xuất ô tô. Tập đoàn này tuy có tiềm lực tài chính rất lớn nhưng chắc chắn không thể tự mình sản xuất hoàn thiện một chiếc ô tô, do đó, tập đoàn này đã phải “bắt tay” với nhiều DN cùng lĩnh vực, trong đó có những DN nổi tiếng thế giới để cùng phát triển. Do đó, các DN khác càng không là ngoại lệ, phải tạo thành chuỗi liên kết; có thể một DN sản xuất nguyên phụ liệu, một DN sản xuất sản phẩm, một DN phân phối… liên kết lại nhằm tạo thành khâu cung ứng hoàn chỉnh. Làm được tốt những điều này, các DN tư nhân khi đầu tư đa ngành sẽ ngày càng bền vững hơn, tương lai của cộng đồng DN Việt Nam sẽ có nhiều thay đổi lạc quan hơn.
Xin cảm ơn ông!
Ông Trần Đức Phương, Phó Giám đốc Phát triển kinh doanh, Tập đoàn Phú Thái: Tăng cường hợp tác để không "đá" nhau Bất kỳ lĩnh vực kinh doanh nào cũng có thời gian phát triển “đỉnh cao” sau đó dần đi tới bão hòa, trong khi DN luôn có nhiệm vụ duy trì hoạt động kinh doanh để gia tăng lợi nhuận. Do đó, nếu DN đầu tư 1-2 lĩnh vực thì sẽ có thời điểm lợi nhuận và hoạt động kinh doanh bị chững lại. Vì vậy, quan điểm của Tập đoàn Phú Thái là không loại trừ cơ hội phát triển nào, phải tận dụng mọi cơ hội trong khả năng và lợi thế của mình. Tuy nhiên, để có thể phát triển các lĩnh vực vừa bền vững, vừa đồng đều mà không gặp phải tình trạng lĩnh vực này “đá” lĩnh vực kia, chiến lược của Tập đoàn là mỗi khi thêm lĩnh vực kinh doanh mới sẽ là đội ngũ nhân lực hoàn toàn mới cùng cách thức kinh doanh mới. Hiện Tập đoàn không chỉ phát triển mảng phân phối bán lẻ mà còn có hệ thống trường học liên cấp, hệ thống nhà hàng… nên Tập đoàn đã tiến hành liên kết với các DN uy tín khác để cùng phát triển. Tiêu biểu như việc phát triển hệ thống nhà hàng, Tập đoàn Phú Thái đã và đang hợp tác với tập đoàn nhà hàng uy tín hàng đầu của Nhật Bản để tận dụng chuyên môn của họ. Vì thế, liên doanh nhà hàng sẽ do phía đối tác Nhật Bản điều hành quản lý, Tập đoàn tham gia về vốn, hỗ trợ tư vấn chính sách pháp lý của Việt Nam… Tức là Tập đoàn đóng góp lợi thế, còn phía đối tác đóng góp về chuyên môn, kinh nghiệm quản lý, hợp lực lại sẽ giúp lĩnh vực kinh doanh này thành công mà không ngại chồng lấn hay ảnh hưởng đến các lĩnh vực kinh doanh khác của Tập đoàn. H.Dịu (ghi) |
(责任编辑:Nhà cái uy tín)
- ·Bắt nghi phạm dùng súng cướp ngân hàng ở Tiền Giang
- ·Đồng Tháp chấp thuận chủ trương đầu tư Khu đô thị mới vốn trên 5.170 tỷ đồng
- ·Tình hình lãi suất vay mua nhà tháng 8/2023
- ·TP.HCM đề xuất áp dụng hệ số K: Giải mã “ẩn số” về tiền sử dụng đất
- ·Gã khổng lồ Facebook tuyên chiến với các đường link vô bổ
- ·Bình Định xây dựng 1.600 căn nhà ở xã hội
- ·Vấn đề không thể xem nhẹ
- ·Shophouse vắng bóng khách thuê
- ·Mẹ bàng hoàng phát hiện con trai treo cổ sau vườn nhà
- ·TP.HCM: Dự án Metro Star sắp được gỡ vướng; chấm dứt đầu tư hai chung cư cũ
- ·Chùm ảnh hội thảo ‘Thị trường carbon: Cơ hội và thách thức’
- ·Tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động giám định tư pháp
- ·Đánh thuế bất động sản thứ hai trở lên: Cân nhắc tác động không mong muốn
- ·Quảng Nam: “Điểm nghẽn” mặt bằng khiến các dự án bất động sản không đảm bảo tiến độ
- ·Bắt 4 nghi phạm đập hàng loạt kính ô tô, trộm cắp tài sản ở Vĩnh Phúc
- ·Ra quân lập lại trật tự đô thị trên địa bàn TP.Thủ Dầu Một: Tạo không gian cho người đi bộ
- ·Mưa sình, nắng bụi!
- ·Mới có 11% nhà chung cư thuộc diện nguy hiểm được cải tạo, xây dựng lại
- ·Hàng vạn du khách chen chân xem lễ hội chọi trâu Đồ Sơn
- ·Cuộc thanh lọc trên thị trường bất động sản chưa dừng lại