【trực tiếp manchester united】Quyết định dự án phải làm rõ được nguồn vốn
Khả năng thiếu hụt 155,ếtđịnhdựánphảilàmrõđượcnguồnvốtrực tiếp manchester united05 nghìn tỷ đồng vốn đầu tư NSTW
Ngày 29/5, thảo luận tại phiên họp tổ về việc phân bổ vốn dự phòng của kế hoạch trung hạn, Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển cho biết, trong suốt giai đoạn từ 2016 đến nay, việc phân giao vốn cơ bản vẫn giao cho Chính phủ, với tinh thần phương án phân bổ phải có danh mục, dự kiến phân bổ. Đến nay, khoảng 957.000 tỷ đồng vốn đầu tư từ ngân sách trung ương (NSTW) trong kế hoạch trung hạn đã phân bổ xong.
Mới đây, Chính phủ đề nghị cho phép phân bổ số vốn dự phòng còn lại, tuy nhiên lại phát sinh các danh mục mới, không nằm trong kế hoạch đầu tư công trung hạn (KHĐTCTH), nên phải trình ra Quốc hội. Theo Phó Chủ tịch Quốc hội, quan điểm của Quốc hội là điều chỉnh tăng lên được bao nhiêu thì cho xử lý tương ứng. Nhưng đến nay, nguồn dự phòng tăng giảm ra sao vẫn chưa được làm rõ, trong khi dự toán 2020 đến cuối năm 2019 mới được Quốc hội quyết định. "Cứ nói làm việc này việc kia mà chưa biết tiền ở đâu thì rất khó" - Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển nói.
Theo tờ trình của Chính phủ, tổng số vốn kế hoạch đầu tư nguồn NSTW được giao trong cả giai đoạn ước đạt 964,95 nghìn tỷ đồng, bằng 86,16% tổng số vốn NSTW dự kiến trong kế hoạch trung hạn (1.120 nghìn tỷ đồng, bao gồm cả dự phòng chung). Để giải quyết phần thiếu hụt 155,05 nghìn tỷ đồng, Chính phủ đang chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương đẩy mạnh thu ngân sách; chủ động rà soát, sắp xếp, điều chỉnh hợp lý kế hoạch trung hạn...
Dự án đầu tư "vừa chạy, vừa xếp hàng"
Nhắc lại câu chuyện về trái phiếu chính phủ từ khoá 12, Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển cho biết sau giai đoạn đó, với sự cố gắng của Chính phủ, với Quyết định 1792, Luật Đầu tư công và nhất là những nguyên tắc chặt chẽ được Quốc hội thực hiện, chúng ta đã "ghìm cương" được đà tăng nợ công, giữ ổn định cho ngân sách, xử lý được những vấn đề về đầu tư công như dàn trải, nợ đọng…
"Vấn đề cốt lõi nhất của Luật Đầu tư công là yêu cầu quyết định dự án phải chỉ ra được nguồn vốn ở đâu. Bởi vì, thực ra ta cứ có danh mục, đưa ra dự án rất hoành tráng, nhưng chẳng chỉ ra tiền ở đâu, chưa nói dự án hiệu quả hay không" - Phó Chủ tịch Quốc hội chỉ ra và cho biết thêm hiện nay cũng đang có tới 400 dự án khó khăn về vốn, chưa tính các dự án đang xin bổ sung thêm.
Đánh giá cao những nỗ lực của Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, đồng thời Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển cũng nhấn mạnh việc nếu các cơ quan không có biện pháp, phối hợp chặt chẽ thì sẽ có nguy cơ rơi vào vòng xoáy nợ công lần thứ 2.
Về vấn đề nhiều dự án đầu tư công đang chậm, Phó Chủ tịch Quốc hội cho rằng một trong các lý do là các dự án được làm chặt chẽ hơn nên chậm hơn. "Các nước họ chuẩn bị dự án có thể 7,8 năm nhưng triển khai rất nhanh, chúng ta ngược lại, vừa chạy vừa xếp hàng".
Ưu tiên những dự án cần thiết, tránh dàn trải
Phát biểu tại tổ, đại biểu Phan Viết Lượng (Bình Phước) khẳng định, việc phân bổ, sử dụng nguồn dự phòng KHĐTCTH giai đoạn 2016 - 2020 được nhiều đại biểu đặc biệt quan tâm. Do hiện còn nhiều ý kiến trái chiều trong việc phân bổ nguồn vốn, vì vậy đề nghị Chính phủ cần làm rõ, cụ thể hơn theo hướng ưu tiên những dự án cần thiết, tránh dàn trải.
Đại biểu tỉnh Bình Phước cũng nhấn mạnh đến việc phân bổ nguồn vốn phải đảm bảo theo đúng tiêu chí của Nghị quyết 71, đồng thời chú ý ưu tiên các dự án an sinh xã hội. Theo đại biểu, nhiều địa phương phải chịu thiệt hại nặng nề do thiên tai cần được quan tâm đầu tư để thực hiện các dự án di dời dân cư ra khỏi vùng sạt lở, hay hỗ trợ địa phương khắc phục những thiệt hại trong sản xuất nông nghiệp. "Có những địa phương có điều kiện tốt lại được đầu tư, trong khi nhiều tỉnh rất khó khăn lại chưa được quan tâm là không công bằng" - đại biểu nêu quan điểm.
Đồng tình với quan điểm, đại biểu Nguyễn Lâm Thành (Lạng Sơn) cho rằng, việc phân bổ vốn hiện dàn trải và chưa hợp lý; phải có rà soát, đánh giá và cụ thể kinh phí cho từng dự án để đảm bảo tính công bằng.
Đại biểu kiến nghị, Chính phủ cần phải tiếp tục chỉ đạo, bổ sung vào các báo cáo thanh tra, xử lý các sai phạm thời gian qua đến đâu, bao nhiêu dự án được phục hồi, số lượng kinh phí được thu hồi, bao nhiêu dự án phá sản, mức độ xử lý nghiêm các sai phạm, các tổ chức cá nhân để cảnh báo, răn đe, đồng thời rút kinh nghiệm cho các giải pháp đầu tư công trong thời gian sắp tới.
Nhiều đại biểu đề xuất, Chính phủ cần rà soát tổng thể để có giải pháp xử lý cụ thể từng nguyên nhân hạn chế nêu trong báo cáo như luật pháp còn nhiều điểm chưa hợp lý, thiếu thống nhất, thiếu chi tiết, hướng dẫn chậm, làm phát sinh nhiều thủ tục hành chính, làm khó khăn vướng mắc, chậm tiến độ thực hiện…/.
Hoàng Yến
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
- ·Thực hư thông tin ngân hàng thưởng Tết 2018 nhân viên 7 tháng lương
- ·Nga coi ông Zelensky là mục tiêu hợp pháp, Hà Lan gửi thiết giáp cho Ukraine
- ·Phiên giao dịch 17/7: FLC bắt đầu trao cục than hồng?
- ·Chàng trai trẻ hỏng giác mạc vì thói quen dụi mắt quá nhiều
- ·Nữ nhân viên bị bắt làm con tin ở Huế: Nhân chứng kể lại khoảnh khắc kinh hoàng
- ·Di tích Huế sẵn sàng đón vị khách lượt thứ 30 triệu
- ·6 cách ở tiết kiệm nhất khi đi du lịch
- ·Giá xăng dầu hôm nay 13/10/2024: Quay đầu giảm sâu
- ·Tăng trưởng kinh tế Quý I tốt nhất trong 10 năm qua
- ·Tình báo Ukraine hé lộ vũ khí mới, Thụy Điển duyệt kế hoạch hỗ trợ Kiev
- ·Thủ tướng: Thổi luồng gió mới, quyết tâm mới khắc phục khó khăn, vươn lên mạnh mẽ
- ·Giải mã bí ẩn “Mộ Bà” ở Chiết Bi
- ·Trên 2,3 triệu lượt khách đến Thừa Thiên Huế
- ·Giá vàng hôm nay ngày 16/10/2024: Vàng thế giới nhích tăng
- ·Thời tiết hôm nay 19/5: Vừa dứt mưa giông, Bắc Bộ lại ngập chìm trong nắng nóng
- ·Cần sản phẩm du lịch bán được
- ·Cựu ứng viên tổng thống đảng Cộng hòa tuyên bố bầu cho ông Trump
- ·Đánh giá nhu cầu đào tạo trong ngành du lịch
- ·Vụ hai phóng viên bị hành hung: UBND TP Hà Nội, Hội Nhà báo Việt Nam yêu cầu làm rõ
- ·Ukraine cắt giảm tướng lĩnh, đưa ra tiền tuyến