【kết quả bóng dad】Từ 1/6, tăng viện phí với người không có thẻ BHYT
Chuẩn bị tăng viện phí với nhóm người bệnh không có thẻ BHYT
Theừtăngviệnphívớingườikhôngcóthẻkết quả bóng dado Bộ Y tế, mức giá viện phí được điều chỉnh với người không có thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) đợt này đã đưa phụ cấp đặc thù, tiền lương cũng như tính đủ các chi phí trực tiếp vào viện phí. Nói cách khác, người bệnh sẽ phải chi trả tiền lương cho y bác sĩ thông qua viện phí.
Mức tăng khá cao
Bộ Y tế vừa ban hành Thông tư số 02/2017/TT-BYT quy định mức tối đa khung giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh không thuộc
Tiền khám tối đa (bao gồm chi phí trực tiếp và tiền lương) ở bệnh viện hạng đặc biệt và hạng 1 sẽ tăng từ 20.000 đồng/lượt hiện nay lên 39.000 đồng/lượt; ở bệnh viện hạng II tăng từ 15.000 - 35.000 đồng/lượt; bệnh viện hạng III tăng từ 10.000 - 31.000 đồng/lượt; bệnh viện hạng IV tăng từ 7.000 - 29.000 đồng/lượt. |
phạm vi thanh toán của Quỹ BHYT trong các cơ sở khám chữa bệnh công lập và hướng dẫn áp dụng giá, thanh toán chi phí khám chữa bệnh trong một số trường hợp. Theo đó, từ ngày 1-6 tới đây, các cơ sở y tế sẽ bắt đầu áp dụng mức viện phí mới của hơn 1.900 dịch vụ y tế.
Mức giá mới ở mức tối đa khung giá dịch vụ khám, chữa bệnh tại Thông tư, bao gồm mức giá kiểm tra sức khỏe, dịch vụ ngày/giường điều trị, dịch vụ kỹ thuật, xét nghiệm. Theo Thứ trưởng Bộ Y tế Phạm Lê Tuấn, mức tối đa khung giá quy định tại Thông tư này đã bao gồm các chi phí trực tiếp (như thuốc, dịch truyền, hóa chất, vật tư tiêu hao, vật tư thay thế, chi phí điện nước, duy tu bảo dưỡng thiết bị…) cùng chi phí tiền lương, phụ cấp cho cán bộ y tế.
Với việc áp dụng mức giá tối đa trong khung giá của Thông tư trên, viện phí áp dụng với người không có BHYT sau khi được điều chỉnh từ 1-6 sẽ tương đương với giá mà Quỹ BHYT đang chi trả cho nhóm có BHYT theo các hạng bệnh viện hiện nay. Điều này cũng có nghĩa, bắt đầu từ 1-6 tới, viện phí áp dụng đối với người không có thẻ BHYT sẽ tăng khá mạnh.
Cụ thể, tiền khám tối đa (bao gồm chi phí trực tiếp và tiền lương) ở bệnh viện hạng đặc biệt và hạng 1 sẽ tăng từ 20.000 đồng/lượt hiện nay lên 39.000 đồng/lượt; ở bệnh viện hạng II tăng từ 15.000 - 35.000 đồng/lượt; bệnh viện hạng III tăng từ 10.000 - 31.000 đồng/lượt; bệnh viện hạng IV tăng từ 7.000 - 29.000 đồng/lượt.
Giá dịch vụ ngày/giường hồi sức tích cực/ghép tạng/ghép tủy… tại các bệnh viện hạng đặc biệt tăng từ 354.000 - 677.000 đồng/người; bệnh viện hạng II tăng từ 350.000 - 569.000 đồng. Giường bệnh nội khoa tại bệnh viện hạng đặc biệt tăng từ 99.000 - 215.000 đồng; giường bệnh các khoa xương khớp, da liễu, tai mũi họng, tai biến… tăng từ 89.000 - 192.000 đồng/người/ngày.
Ngoài ra, một số thủ thuật, phẫu thuật cũng được điều chỉnh tăng giá khoảng 20- 30% so với mức giá hiện hành. Thông tư cũng bổ sung giá của 35 dịch vụ chưa được BHYT chi trả như: dịch vụ thẩm mỹ, thay răng giả, trợ thính, điều trị lác, cận thị và tật khúc xạ...
Khuyến khích người dân tham gia BHYT
Đối tượng áp dụng trong lần điều chỉnh này là những người dân chưa tham gia BHYT và những người có thẻ BHYT nhưng đi khám, chữa bệnh, sử dụng các dịch vụ khám, chữa bệnh không thuộc phạm vi thanh toán của Quỹ BHYT. Theo Thứ trưởng Bộ Y tế Phạm Lê Tuấn, quy định mới không áp dụng đối với các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoạt động theo mô hình doanh nghiệp do đơn vị sự nghiệp công vay vốn để đầu tư; cơ sở khám chữa bệnh đầu tư theo hình thức đối tác công tư…
Thông tư này có hiệu lực từ ngày 1-6-2017, tuy nhiên thời gian cụ thể mà các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh chính thức áp dụng sẽ do cơ quan có thẩm quyền quyết định (Bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế do Bộ quyết định, các bệnh viện của địa phương do HĐND cấp tỉnh quyết định…). Tương tự, mức giá cụ thể của từng dịch vụ y tế cũng do cơ quan có thẩm quyền quyết định nhưng không được vượt quá mức giá tối đa khung giá của Thông tư.
Bộ Y tế cũng cho biết, ngoài việc hướng tới lộ trình tính đúng, tính đủ viện phí, việc điều chỉnh giá dịch vụ y tế lần này còn tạo sự bình đẳng giữa người có thẻ BHYT và người không có thẻ BHYT, nhằm khuyến khích người dân tham gia BHYT. Lý do vì người có BHYT không bị ảnh hưởng nhiều khi tăng viện phí do chi phí khám chữa bệnh của họ được Quỹ BHYT chi trả phần lớn, còn người không có BHYT sẽ bị ảnh hưởng lớn hơn khi viện phí tăng vì họ phải tự trả tiền và lúc đó, người dân sẽ thấy lợi ích của BHYT để tham gia.
Tính đến thời điểm này, hơn 81% dân số cả nước đã tham gia BHYT, số chưa tham gia phần lớn là người có mức sống trung bình trở lên, thuộc nhóm tham gia BHYT tự nguyện.
TheoAn ninh Thủ đô
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Hà Nội phấn đấu có thêm 2.000 sản phẩm đạt OCOP 3 sao trở lên
- ·Nước Anh được hoan nghênh khi tham gia hiệp định CPTPP sau Brexit
- ·Kỳ cuối: Tình yêu, nghĩa cử cao đẹp nhất vì “cho đi là còn mãi”
- ·Hoa hậu Nông Thúy Hằng đẹp sắc sảo trong áo dài nhung
- ·Thông báo khẩn của Bộ Y tế: Thêm 3 chuyến bay có nguy cơ lây lan Covid
- ·Niêm yết trên sàn chứng khoán London: Cơ hội nào cho doanh nghiệp Việt?
- ·Hà Nội: Tiếp tục phát hiện khối lượng lớn bánh kẹo trôi nổi
- ·Lễ hội Đà Nẵng
- ·Vướng mắc về mã vạch nước ngoài đã được tháo gỡ
- ·TPHCM: Hoàn thuế điện tử tăng gần 50%
- ·Hà Nội: Công nghiệp và xuất khẩu tăng trưởng cao nhất trong 4 năm
- ·Vụ 'nhà thơ thế giới' Tống Thu Ngân: Thói háo danh quá đà hay bệnh hậu Covid?
- ·Đã có 12 công ty chứng khoán niêm yết trên HNX
- ·Chứng quyền có bảo đảm chỉ dành cho nhà đầu tư am hiểu
- ·Mục đích và ý nghĩa Ngày pháp luật Việt Nam
- ·Bình Định, Phú Yên mở lại hoạt động du lịch từ 0h ngày 8/9
- ·Hương Tươi run khi đóng yêu đương với trai trẻ
- ·Du lịch Việt Nam được vinh danh tại World Travel Award 2020
- ·Thêm 34 nước có công dân được thí điểm cấp thị thực điện tử đến Việt Nam
- ·Đường sắt giảm giá vé tàu cho học sinh đi thi đại học