【kết quả tỷ số bóng đá đêm qua】Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng: Kết quả cơ cấu lại ngân sách nhà nước 3 năm qua là tích cực
Bền vững ngân sách được củng cố
Về kết quả thực hiện mục tiêu cơ cấu lại NSNN 3 năm 2016-2018 và tính bền vững của NSNN,ộtrưởngĐinhTiếnDũngKếtquảcơcấulạingânsáchnhànướcnămqualàtíchcựkết quả tỷ số bóng đá đêm qua có thể nói, những kết quả đạt được trong 3 năm 2016-2018 là khá tích cực; một số chỉ tiêu đã đạt được trước thời hạn; tính bền vững của NSNN được củng cố, góp phần duy trì ổn định vĩ mô. Thể hiện ở việc thu NSNN 3 năm đều vượt dự toán, đạt khoảng 54-55% kế hoạch; tỷ trọng thu nội địa tăng, thu dầu thô và thu từ hoạt động XNK giảm. Cùng với một số nguồn thu từ khai thác khoáng sản, bán tài sản nhà nước khác, tỷ trọng khoản thu tiền sử dụng đất trong thu nội địa đang có xu hướng giảm, từ mức khoảng 11% năm 2016, 12% năm 2017, xuống còn 10,6% năm 2018 và dự kiến giảm còn khoảng 6,7% năm 2020. Đối với một số địa phương, các nguồn thu này đã giảm mạnh thời gian qua.
Kết quả cơ cấu lại chi NSNN cũng tích cực, sớm đạt yêu cầu của Quốc hội. Tỷ trọng chi đầu tư phát triển tăng từ 17% (năm 2015) dự kiến lên tới 27-28% ước thực hiện 3 năm 2016-2018, cao hơn yêu cầu của Quốc hội. Chi thường xuyên đã giảm xuống 63%, trong khi vẫn điều chỉnh tiền lương bình quân 7%/năm, cùng với triển khai chính sách nghèo đa chiều, an sinh xã hội, đảm bảo an ninh - quốc phòng,...
Bội chi NSNN được kiểm soát chặt chẽ cả số tuyệt đối và tỷ lệ so GDP. Năm 2018 dự kiến còn 3,67%GDP.
Kiểm soát chặt chẽ các khoản nợ công; bố trí trả nợ đầy đủ. Nhờ vậy, tốc độ tăng nợ công đã giảm gần một nửa, góp phần đưa tỷ lệ nợ công giảm từ mức 63,7%GDP năm 2016 còn 61,4%GDP năm 2018 và dự kiến xuống 60,8% năm 2020.
Tóm lại, kết quả cơ cấu lại NSNN 3 năm qua là tích cực, bám sát Nghị quyết Quốc hội, tính bền vững NSNN được củng cố. Trong trường hợp không có những biến động lớn thì cùng với dự toán NSNN năm 2019 đang trình Quốc hội, các mục tiêu cơ bản của Kế hoạch tài chính 5 năm giai đoạn 2016-2020 sẽ cơ bản được hoàn thành.
Dự toán đã sát hơn với thực tiễn
Về nội dung thực hiện và giao dự toán thu từ các khu vực kinh tế và một số địa phương trọng điểm thu, năm 2018, Chính phủ đang báo cáo ước thu từ khu vực DNNN; thu từ khu vực doanh nghiệp FDI và khu vực kinh tế ngoài quốc doanh đều chưa đạt dự toán. Nguyên nhân chủ yếu do dự toán năm 2018 tính cao. Bên cạnh đó còn do số ước năm 2017 cao. Mặc dù không đạt dự toán, nhưng thu NSNN từ 3 khu vực kinh tế năm 2018 vẫn tăng trưởng khá. Tính chung 3 khu vực tăng khoảng 12,8%, là mức tích cực so với đánh giá tăng trưởng kinh tế đạt khoảng trên 6,7% và lạm phát khoảng 4%.
Đạt được kết quả trên, ngoài sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, còn có phần đóng góp rất lớn của các địa phương, đặc biệt là 16 địa phương có điều tiết thu về ngân sách Trung ương. Đây là các địa phương có quy mô kinh tế lớn, công nghiệp và dịch vụ tăng trưởng khá, có nhiều dư địa thu ngân sách,... Do đó, khi xây dựng dự toán thu, Chính phủ giao cho các địa phương này ở mức phấn đấu cao hơn mức bình quân chung trên cơ sở yêu cầu bám sát thực tế phát triển kinh tế trên địa bàn và đẩy mạnh công tác quản lý thu, chống thất thu, xử lý thu hồi nợ thuế,..
Tuy nhiên, trong quá trình triển khai thực hiện, vẫn có khác biệt giữa thực tế và dự báo dẫn đến việc hoàn thành dự toán thu ở một số địa phương là khó khăn. Tuy nhiên, nhìn tổng thể thu NSNN cả nước, thì việc giao dự toán thu đã dần sát hơn với thực tế.
Tiếp thu ý kiến của Quốc hội, qua kinh nghiệm triển khai dự toán 3 năm 2016-2018, dự toán thu NSNN năm 2019 giao cho các địa phương đã có sự điều chỉnh lại sát với thực tế phát sinh trên địa bàn. Trên cơ sở đó, Bộ Tài chính và các địa phương cơ bản thống nhất số liệu để trình Chính phủ báo cáo Quốc hội dự toán thu nội địa từ sản xuất – kinh doanh (không kể tiền sử dụng đất, thu cổ tức và lợi nhuận chia lại, xổ số kiến thiết) tăng 12,8%, phù hợp với kế hoạch tăng trưởng kinh tế 6,6%-6,8% và lạm phát khoảng 4%. Trong đó, dự toán thu của nhóm 16 địa phương này chỉ tăng 13,1% so ước thực hiện năm 2018 (dự toán năm 2018 tính tăng 21,2%).
Ủng hộ điều chỉnh cơ cấu nguồn vốn vay
Về quản lý vốn ODA, theo quy định của Luật Quản lý nợ công đã được Quốc hội thông qua năm 2017, có hiệu lực từ ngày 1/7/2018, thì đầu mối đàm phán, ký kết các hiệp định vay được giao tập trung cho Bộ Tài chính, thay vì giao cho 3 cơ quan là Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ngân hàng Nhà nước như trước đây.
Để triển khai quy định của Luật Quản lý nợ công, đến nay Chính phủ đã ban hành đầy đủ các Nghị định hướng dẫn; bản thân Bộ Tài chính cũng đã và đang tích cực phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương, các nhà tài trợ để triển khai các công việc có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ mới được giao.
Tuy nhiên, khi khoản vay được Chính phủ Việt Nam tiếp nhận về, thì việc phân bổ, giao dự toán và quản lý nguồn vốn ODA từ trước đến nay vẫn được giao cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì trình trong Kế hoạch đầu tư công trung hạn và dự toán chi đầu tư phát triển hàng năm.
Trước thực tế, có một số hiệp định vay vốn ngoài nước đã ký kết từ ngày 1/1/2016 đến nay và một số đã có chủ trương vay vốn ngoài nước đang đàm phán và khả năng sẽ ký kết từ nay đến năm 2020 có nhu cầu và điều kiện giải ngân, nhưng chưa được bố trí vào kế hoạch trung hạn; bên cạnh đó, một số dự án vốn ngoài nước đã có trong kế hoạch trung hạn, nay có nhu cầu điều chỉnh tăng vốn…, Chính phủ đã báo cáo Quốc hội cho phép bổ sung kế hoạch vốn ngoài nước khoảng 60 nghìn tỷ, trên cơ sở điều chỉnh giảm tương ứng nguồn vốn trái phiếu Chính phủ để đảm bảo giữ các chỉ tiêu bội chi NSNN và nợ công giai đoạn 2016-2020 theo Nghị quyết của Quốc hội.
Bộ Tài chính ủng hộ việc điều chỉnh cơ cấu 2 nguồn vốn vay nêu trên bởi thời gian qua tiến độ giải ngân nguồn vốn trái phiếu Chính phủ là rất chậm, khả năng không sử dụng hết tổng mức kế hoạch trung hạn, trong khi nhu cầu vốn ODA ở nhiều bộ, ngành, địa phương là rất thực tế. Việc điều chỉnh như vậy sẽ góp phần tăng cường hiệu quả sử dụng các nguồn vốn, tận dụng nguồn vốn ngoài nước trong bối cảnh chúng ta đang tốt nghiệp IDA (nguồn vốn ưu đãi của Ngân hàng Thế giới) và đồng thời vẫn giữ vững kỷ cương, kỷ luật tài chính ngân sách.
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Cục Thuế Quảng Nam thu hồi hơn 5.000 tỷ đồng nợ thuế trong năm 2024
- ·PM urges Phú Yên Province to polish its 'rough diamond' tourism potential
- ·HCM City police begin issue of chip
- ·State President effectively performs assigned tasks in 2016
- ·Cuộc đua taxi bay trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
- ·53rd session of the NA Standing Committee ends
- ·13th National Party Congress adopts resolution
- ·Việt Nam supports, congratulates new WTO leader: Ambassador
- ·Đậu xe trước nhà dân, tài xế bị hành hung nhập viện
- ·Economic recovery, corruption, rule of law top voters’ concerns: Fatherland Front
- ·Dự báo thời tiết 4/8: Tây Nguyên tiếp tục mưa triền miên
- ·13th Party Central Committee convenes second plenum, deliberates nominations for high
- ·Japan a reliable strategic partner of Việt Nam: Party General Secretary Trọng
- ·Việt Nam highlights achievements in rights promotion
- ·1 người chết, hàng trăm ngôi nhà bị ảnh hưởng do mưa lũ ở miền Trung
- ·Vietnamese and Singaporean PMs hold phone talks on bilateral cooperation
- ·PM hosts Việt Nam
- ·State funeral held to commemorate former Deputy PM
- ·Hà Nội tưởng niệm nạn nhân vụ cháy chung cư mini ở Khương Hạ
- ·Party Central Committee wraps up second plenum