会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【kết quả bóng đá đức đêm nay】Bài 4: Từ sự thành công của DN tư nhân, nhìn về các DN nhà nước!

【kết quả bóng đá đức đêm nay】Bài 4: Từ sự thành công của DN tư nhân, nhìn về các DN nhà nước

时间:2024-12-23 10:25:44 来源:Nhà cái uy tín 作者:La liga 阅读:959次

bai 4 tu su thanh cong cua dn tu nhan nhin ve cac dn nha nuoc

Các DN đầu tư đa ngành nhằm tận dụng hết lợi thế mà nền kinh tế mở mang lại. Ảnh: ST.

Hai mảng sáng- tối

Cộng đồng DN tư nhân của Việt Nam so với thế giới có tuổi đời còn khá trẻ. Bởi trước đây, Nhà nước tập trung nhiều cho các DN 100% vốn nhà nước với định hướng để các DN này trở thành “đầu tàu” cho sự phát triển kinh tế. Nhưng không ít “ông lớn” này lại có hướng phát triển sai lầm, đầu tư ngoài ngành nhiều lĩnh vực để rồi dẫn tới thua lỗ với những con số "khủng", những đại án "tày trời". Trong khi đó, khối DN tư nhân mãi tới gần đây mới được xác định là động lực để phát triển kinh tế lại có những hướng đầu tư đa ngành khá thành công. Trong đó, có thể kể đến những tên tuổi như Vingroup, FLC, TH True Millk, SunGroup, Hòa Phát, Trường Hải, Thế Giới Di Động…

Nhìn chung, những tên tuổi lớn kể trên đều đang có những bước tiến khá thành công, các lĩnh vực đầu tư khác lĩnh vực truyền thống đã bước đầu thu được lợi nhuận. Tiêu biểu nhất là trường hợp của tập đoàn DN tư nhân lớn nhất Việt Nam – Tập đoàn Vingroup (theo kết quả bảng xếp hạng 500 DN tư nhân lớn nhất Việt Nam của Vietnam Report năm 2017), lũy kế năm 2017, Vingroup đạt doanh thu thuần 90.355 tỷ đồng – tăng 57%; lợi nhuận sau thuế 5.440 tỷ đồng – tăng 55% so với năm trước đó. Trong quý IV/2017, lợi nhuận mảng dịch vụ khách sạn nghỉ dưỡng và vui chơi giải trí đạt 1.524 tỷ đồng, tăng 112,3% so với cùng kỳ năm trước; doanh thu cho thuê bất động sản đầu tư tại các trung tâm thương mại khối Vincom Retail đạt 1.150 tỷ đồng; doanh thu bán lẻ đạt 3.896 tỷ đồng; doanh thu cung cấp dịch vụ giáo dục tại các trường Vinschool đạt 346 tỷ đồng; doanh thu cung cấp dịch vụ bệnh viện và các dịch vụ liên quan tại bệnh viện và các phòng khám Vinmec đạt 636 tỷ đồng…

Trái ngược với tình hình doanh thu khả quan của các DN tư nhân, các DN nhà nước (DNNN) khi đầu tư ngoài ngành lại chịu cảnh thua lỗ, thậm chí “đem con bỏ chợ”. Những cái tên tiêu biểu như Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam, Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam, Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam… trước đây có những dự án đầu tư hoành tráng, khác xa lĩnh vực kinh doanh chính của DN, nhưng rồi kết quả thu nhận lại là thua lỗ nghiêm trọng.

Một so sánh để thấy sự khác nhau giữa DN tư nhân và DNNN là việc cùng sản xuất kinh doanh ngành gang thép nhưng giữa Công ty Cổ phần Gang thép Thái Nguyên và Công ty Cổ phần Tập đoàn Hòa Phát có sự khác nhau "một trời - một vực". Một Gang thép Thái Nguyên dù đã cổ phần hóa nhưng trong năm 2017 vẫn gánh trên vai khoản nợ hơn 8.050 tỷ đồng, gấp hơn 3 lần vốn chủ sở hữu, trong đó gần 70% khoản nợ dành để thuê tài chính khiến đòn bẩy tài chính lớn gây rủi ro trong hoạt động kinh doanh; doanh thu chỉ đạt khoảng 9.725 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế còn hơn 100 tỷ đồng, giảm hơn một nửa so với năm trước đó. Một Hòa Phát dù có khoản nợ phải trả lên tới hơn 20.620 tỷ đồng nhưng vốn chủ sở hữu đã đạt gần 32.400 tỷ đồng, doanh thu năm 2017 đạt hơn 46.850 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt hơn 8.000 tỷ đồng, cao hơn nhiều so với năm 2016. Cơ cấu lĩnh vực đóng góp vào lợi nhuận cho Tập đoàn này dù có tới 90% đến từ ngành truyền thống – ngành thép (thép xây dựng, ống thép, tôn mạ), nhưng các ngành khác vẫn giữ được mức tăng trưởng ổn định cho thấy hiệu quả từng đồng vốn mà DN tư nhân này bỏ ra. Theo đó, so với năm 2016, năm 2017, nội thất Hòa Phát ghi nhận mức doanh thu tăng trên 20%, sản lượng tủ đông Hòa Phát bán ra gấp 2,6. Trong lĩnh vực nông nghiệp, dù có nhiều biến động về thị trường, Tập đoàn đã bước đầu có doanh thu và lợi nhuận với các sản phẩm thức ăn chăn nuôi và chăn nuôi. Về bất động sản, Hòa Phát đã bắt đầu bàn giao, ghi nhận doanh thu và tiếp tục mở rộng từ các dự án nhà ở, khu công nghiệp, trung tâm thương mại…

"Bức tranh tối" của các DNNN còn phải nói tới Sabeco với khoản lỗ lên tới hơn 440 tỷ đồng khi rót vốn vào 10 khoản đầu tư dài hạn nhưng trái ngành như ngân hàng, tài chính được Kiểm toán Nhà nước chỉ ra gần đây. Ngoài ra, đáng lên án nhất là 13 dự án thua lỗ của ngành Công Thương, với những con số thiệt hại lên tới hàng nghìn tỷ đồng. Có thể kể đến Dự án Nhà máy Đạm Ninh Bình lỗ lũy kế từ 2012-2014 đã trên 1.700 tỷ đồng, những năm sau nhà máy tiếp tục lỗ hàng trăm tỷ đồng; nhà máy Ethanol Dung Quất cũng đang phải gánh khoản dư nợ lên tới 1.000 tỷ đồng nhưng chưa có khả năng thanh toán… Với sự vào cuộc quyết liệt của các cơ quan quản lý, mặc dù một số dự án đang dần có lối thoát, hoạt động dần có lãi nhưng nhiều dự án vẫn chịu cảnh “đắp chiếu”, chưa có phương án giải quyết cụ thể để khởi động lại.

Chính vì thế, trong những năm gần đây, các cơ quan quản lý đã phải “xắn tay” chấn chỉnh, thậm chí là “tuýt còi” tình trạng đầu tư ngoài ngành của các DNNN, yêu cầu các DN này phải thoái hết vốn để tập trung vào lĩnh vực, ngành nghề sản xuất, kinh doanh chính đã được Chính phủ ban hành. Tuy nhiên, hậu quả mà các “ông lớn” này gây ra cho đến hiện tại vẫn còn tàn dư, những khoản thua lỗ vẫn chưa thể xử lý hết nên đã “ngoạm” rất nhiều vào lợi nhuận, tình hình tài chính hiện tại.

Cần chiến lược đầu tư, tránh "vết xe đổ"

Theo ông Đào Huy Giám, Tổng thư ký Diễn đàn Kinh tế tư nhân Việt Nam (VPFS), thời gian qua các DN, tập đoàn tư nhân lớn của Việt Nam trong quá trình phát triển đã tích lũy được nguồn lực như mối quan hệ, sự liên kết với thị trường, năng lực quản lý, đội ngũ nhân sự, điều kiện tiếp cận công nghệ, mối quan hệ với các đối tác trong các lĩnh vực khác trong và ngoài nước mà nguồn lực lớn nhất là vốn… nên việc phát triển đa ngành, đa lĩnh vực là quy luật tất yếu. Tất nhiên, quá trình này sẽ diễn biến chậm, không dễ gì các DN này thành công trong một thời gian ngắn, còn có thể gọi họ là những DN khởi nghiệp trong những lĩnh vực mới như vậy.

Tuy nhiên, dù là DN tư nhân hay DN nhà nước, theo các chuyên gia, việc phát triển đa ngành, đa lĩnh vực đều có tính hai mặt. Không ít DN tư nhân đã chuốc lấy thất bại, thậm chí còn triệt tiêu những thành quả có được từ trước khi "ôm" về một khoản lỗ lớn, đẩy DN đứng trước bờ vực buộc phải tái cơ cấu, thậm chí đóng cửa. Câu chuyện của Hoàng Anh Gia Lai là một ví dụ. Trước đây DN này đầu tư nhiều lĩnh vực nhưng sau một thời gian đã phải tái cấu trúc DN, thoái vốn, thu hẹp dần lĩnh vực sản xuất để tập trung cho 2 ngành chính là nông nghiệp và bất động sản. Tương tự, Tập đoàn Thủy sản Hùng Vương với tham vọng xây dựng thành “đế chế” đa ngành cũng đã phải “chùn chân” khi doanh thu, lợi nhuận liên tục sụt giảm do việc mở rộng dự án, tăng đầu tư cho các ngành mới… khiến chi phí vốn gia tăng “chóng mặt”.

Vì vậy, ông Đào Huy Giám cho rằng, điều quan trọng là khi DN tích lũy được nguồn lực đến một giai đoạn nhất định thì phải xem nguồn lực nào là then chốt, là "chìa khóa" quyết định để mở ra kinh doanh đa ngành. Hiện nay DN nói chung đang yếu kém về vấn đề thị trường, đặc biệt chúng ta thường đơn giản hóa các vấn đề về tiêu chuẩn, chất lượng, khả năng công nghệ và sức mạnh của DN khác nên dễ gặp thất bại. Do đó, các DN phải tìm cách liên kết lại với nhau, phải tìm được cách kiểm soát các lĩnh vực kinh doanh để không đi chệch hướng, các cơ quan quản lý cũng phải tạo điều kiện cho DN kinh doanh lành mạnh đồng thời hỗ trợ tư vấn cho DN.

Có thể thấy, câu chuyện đầu tư đa ngành là nỗi lo “không của riêng ai”, nên vấn đề là phải tìm cách để tránh “vết xe đổ” của các DN đi trước. Điều đáng mừng là cộng đồng DN tư nhân đã được các cơ quan quản lý nhìn nhận đúng vai trò, xác định thành động lực cho phát triển kinh tế nên sẽ có nhiều hơn sự hỗ trợ về môi trường kinh doanh, tránh hiện tượng ưu đãi “lệch” giữa DN tư nhân và DNNN. Vì thế, việc lựa chọn hướng đầu tư và phát triển của khối DN tư nhân sẽ có nhiều thuận lợi hơn, nếu hướng đi đúng thì các ngành nghề kinh tế của Việt Nam sẽ có những bước phát triển mạnh mẽ, khẳng định vị thế thương hiệu Việt.

(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)

相关内容
  • Trích khấu hao tài sản cố định cho doanh nghiệp
  • Vùng TP.HCM sẽ là trung tâm kinh tế lớn ở Đông Nam Á
  • 21 ngày chiến đấu với Covid
  • Giám đốc Bệnh viện Hồi sức Covid
  • Cướp túi không có tiền, em tôi có bị phạt nặng?
  • TP.HCM thay đổi cách xét nghiệm Covid
  • TP.HCM yêu cầu các cơ sở điều trị tăng cường chuyển bệnh 2 chiều
  • SIAL Trung Quốc 2018: Cơ hội hợp tác và đổi mới cho ngành thực phẩm Việt Nam
推荐内容
  • Thương cậu bé người dân tộc Ma Coong không có tiền đi viện
  • Sáng 26/8 Hà Nội không có ca Covid
  • 39 lô hàng xuất vào Australia bị hủy hoặc tái xuất?
  • Mẹ và vợ mất vì Covid
  • Ly hôn nhưng chồng nhất định không chịu chia đất
  • Phân khúc condotel tiếp tục làm nóng thị trường bất động sản?