【kết quả bđ ngoại hạng anh】Thế giới ngày càng thận trọng với nợ công
Báo cáo của IMF năm 2012 cho biết,ếgiớingàycàngthậntrọngvớinợcôkết quả bđ ngoại hạng anh số lượng các nước có quy tắc tài khoá tăng mạnh trong khoảng 2 thập kỷ trở lại đây. Lý giải cho sự gia tăng này là việc các nước ngày càng thận trọng hơn trong bối cảnh cuộc khủng hoảng tài chính đã và đang diễn ra ở nhiều quốc gia, kể cả các nước phát triển.
Ấn định mức bội chi
Mục tiêu của việc đặt ra các quy tắc tài khoá là nhằm đảm bảo trách nhiệm tài khoá trong trung và dài hạn và ổn định kinh tế vĩ mô trong ngắn hạn. Để đạt được các mục tiêu này đòi hỏi các quy tắc tài khoá phải rõ ràng, minh bạch và có thể được kiểm soát trong điều hành.
Trên thế giới, các nguyên tắc tài khoá được đặt ra là khá đa dạng, nhưng nhìn chung có thể chia thành 2 nhóm lớn: Thứ nhất là các quy tắc dựa trên mức bội chi và/hoặc nợ công (gọi chung là các quy tắc về bội chi); và thứ hai là các quy tắc về chi tiêu.
Theo nghiên cứu của Bộ Tài chính cho thấy, các quy tắc dựa trên mức bội chi trên thế giới thường đưa ra các hạn chế mang tính định lượng về số bội chi ngân sách hàng năm, có thể dưới dạng số tuyệt đối (thí dụ bội chi bằng 0) hoặc hạn chế mức bội chi bằng tỷ trọng so với GDP. Các ví dụ điển hình cho loại quy tắc này là Hiệp định Tăng trưởng và ổn định của Liên minh Châu Âu và quy định về ổn định ngân sách của Mỹ (có hiệu lực từ năm 1986 đến năm 1990).
Hiệp định Tăng trưởng và ổn định của Liên minh Châu Âu ấn định mức bội chi ngân sách tối đa của các nước thành viên là 3% GDP. Vương quốc Anh đã vận hành hai quy tắc tài khóa trong những năm gần đây. Quy tắc thứ nhất yêu cầu trong một chu kỳ “Chính phủ chỉ được phép vay để đầu tư chứ không vay để chi thường xuyên” (một “nguyên tắc vàng”). Quy tắc thứ hai yêu cầu “Nợ ròng khu vực công theo tỷ lệ với GDP cần phải giữ ổn định ở mức cẩn trọng- hiện nay được xác định là dưới 40% GDP” (quy tắc đầu tư vững chắc).
Năm 2003, sau cuộc khủng hoảng tài chính- tiền tệ châu Á, Indonesia đã đặt ra quy tắc tài khoá, theo đó ấn định mức bội chi ngân sách hàng năm tối đa là 3% GDP và dư nợ công tối đa là 60% GDP. Mới đây, một loạt các nước châu Âu như Ý, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Anh, Slovakia, Ba Lan,... đều đặt ra quy tắc về mức bội chi cơ cấu và/hoặc mức dư nợ công cho các cấp chính quyền.
Hiến pháp của Singapore quy định chính phủ trong nhiệm kỳ của mình (5 năm) phải đảm bảo cân bằng ngân sách, nghĩa là thâm hụt ngân sách của bất kỳ năm nào phải được bù đắp bằng thặng dư ngân sách tích luỹ của những năm còn lại trong nhiệm kỳ. Trong trường hợp đặc biệt, chính phủ hiện tại có thể bù đắp thâm hụt ngân sách bằng thặng dư ngân sách của nhiệm kỳ trước, nhưng phải được sự chấp thuận đồng thời của nghị viện và tổng thống.
Tiết kiệm chi bằng con số cụ thể
Một dạng quy định khác là các quy tắc về chi tiêu ngân sách thay bằng quy định mức bội chi cũng được một số nước áp dụng. Theo đó, thay vì trực tiếp nhằm vào hạn chế bội chi ngân sách, các quy tắc này nhằm vào việc hạn chế việc ban hành các chính sách mới làm tăng chi và/hoặc làm giảm thuế. Chẳng hạn, năm 2011, Quốc hội Mỹ đã ban hành luật hạn chế chi tiêu nhằm tiết kiệm 900 tỷ USD trong vòng một thập kỷ. Ngoài ra, từ tháng 1-2013, thực hiện tiết kiệm chi thêm 1.200 tỷ USD trong vòng 1 thập kỷ, trong đó một nửa số tiết kiệm từ chi quốc phòng, một nửa từ các chương trình chi trong nước, ngoại trừ chi bảo hiểm xã hội, các chương trình bảo hiểm y tế Medicaid, Medicare và một số chương trình phúc lợi khác.
Gần đây, Hàn Quốc ban hành Luật Tài chính Chính phủ nhằm tăng cường hiệu quả của Kế hoạch quản lý tài khoá quốc gia 2010-2014, trong đó đặt ra quy tắc duy trì tốc độ tăng tổng chi ngân sách nhỏ hơn tốc độ tăng thu ngân sách khoảng 2-3% nhằm đạt mục tiêu cân bằng ngân sách vào năm 2013-2014.
Luật Trách nhiệm Tài khóa (1994) của New Zealand quy định cụ thể năm nguyên tắc quan trọng mà chính phủ phải tuân thủ, trong đó có yêu cầu giảm tổng nợ xuống một mức cẩn trọng; đảm bảo bình quân, trong giai đoạn một cách hợp lý, tổng chi thường xuyên không vượt quá tổng thu thường xuyên... Mặc dù Luật không quy định số liệu cụ thể, nhưng chính phủ nước này sau đó cũng tự đặt mục tiêu duy trì mức nợ dưới 30% GDP.
Nợ công Việt Nam sẽ giảm dần từ năm 2020
Đối với Việt Nam, theo số tuyệt đối, nợ công trong những năm gần đây có xu hướng tăng. Tuy nhiên, nếu so với GDP thì tỷ lệ thay đổi không nhiều (tỷ lệ nợ công trên GDP qua các năm là 51,7% (2010); 50,1% (2011); 50,8% (2012) và 54,1% (ước tính 2013) hiện ở dưới mức theo quy định của Nghị quyết của Quốc hội là 65%).
Bội chi NSNN năm 2012 là 173,81 nghìn tỷ đồng, bằng 5,36% GDP. Bội chi NSNN năm 2013 là 195,5 nghìn tỷ đồng, bằng 5,45% GDP. Bội chi NSNN năm 2014 ước tính bằng 5,3% GDP và dự kiến năm 2015 là 5% GDP. Theo Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng, mức bội chi năm 2016 sẽ lùi dần và đến năm 2020 về mức 4% GDP.
Theo Bộ Tài chính, trong điều kiện đất nước còn nhiều khó khăn, nguồn vốn của Nhà nước tích luỹ từ nội bộ nền kinh tế cho đầu tư phát triển còn chưa lớn, để có nguồn vốn đáp ứng cho nhu cầu phát triển của đất nước, cần phải huy động nguồn tài chính bổ sung cho đầu tư phát triển, đặc biệt là cơ sở hạ tầng. Đây là nguyên nhân chính dẫn đến nợ công gia tăng trong thời gian qua.
Trả lời làm rõ thêm những thảo luận của các đại biểu Quốc hội liên quan đến nợ công trong tuần qua, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng cho biết, với các mục tiêu tăng trưởng kinh tế theo dự kiến thì chỉ tiêu nợ công sẽ ở mức như sau: Năm 2015 là 64% GDP; Năm 2016 là 64,9%; Năm 2017 là 64% và giảm dần năm 2020 là 60,2%. Nợ Chính phủ năm 2015 là 48,9%; Năm 2016 là đỉnh là 49,4% và giảm dần xuống 2020 là 46,6%.
Bộ trưởng Bộ Tài chính cũng khẳng định số liệu nợ công của chúng ta hiện nay đang nằm trong giới hạn cho phép của Quốc hội, cũng như trong Chiến lược nợ công của Chính phủ, mặc dù “chúng ta đang gặp khó khăn”. Về giải pháp, trong các báo cáo của Chính phủ trình Quốc hội đã đề xuất các giải pháp nhằm điều chỉnh cơ cấu ngân sách nhà nước vững chắc, đảm bảo an ninh tài chính quốc gia, trong đó tập trung vào 7 nhiệm vụ trọng tâm.
Theo Bộ trưởng Bộ Tài chính, Bộ sẽ tập trung xây dựng kế hoạch tài chính ngân sách trung hạn của giai đoạn 2016- 2020. Thực hiện tính đúng, tính đủ mức bội chi và lộ trình giảm dần bội chi ngân sách nhà nước, giữ mức khống chế trần nợ công không quá 65%, nợ Chính phủ không quá 55%, nợ nước ngoài của quốc gia không quá 50% GDP.
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Giá vàng hôm nay 20/11/2023: Đến lượt vàng nhẫn 'vượt mặt' thế giới
- ·Twitter bị xoá sổ, sáp nhập vào X Corp
- ·Máy ảnh kỹ thuật số bất ngờ ‘hot’ trở lại nhờ công nghệ AI
- ·Tạp chí Công dân & Khuyến học tuyển Lãnh đạo Thư ký Tòa soạn, BTV, PV
- ·Giá xăng dầu hôm nay 12/11/2023: Xăng trong nước sẽ giảm bao nhiêu đồng một lít?
- ·Oppo, Vivo, Xiaomi bắt tay ‘đánh’ Apple
- ·iPhone 14 Pro Max đọ camera với Galaxy S23 Ultra
- ·Cái khó của TikTok
- ·Nâng tầm đặc sản quê hương
- ·Tokyo thách thức vị trí trung tâm dữ liệu châu Á của Bắc Kinh
- ·Anh ngoại tình… sao phải kể thật hết cho em?
- ·Hơn 100 doanh nghiệp xuất khẩu cá cá, surimi tăng trưởng tốt
- ·Generali được vinh danh “Top 100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2021”
- ·TCL đứng thứ 2 thị phần TV toàn cầu năm 2022
- ·Giá vàng hôm nay, 17/4: Nhiều yếu tố gây bất ngờ
- ·Tập đoàn Hưng Thịnh vào Top 50 Doanh nghiệp lợi nhuận xuất sắc Việt Nam năm 2021
- ·Doanh nghiệp khởi nghiệp cần cơ chế mới cho các mô hình mới
- ·Apple cũng gặp khó với hàng tồn kho tăng cao
- ·Nhãn hàng riêng Co.op
- ·Sửa đổi Luật Viễn thông để tạo nền tảng chuyển đổi số quốc gia