【thứ hạng của malmö ff】Khủng hoảng năng lượng tại châu Âu chưa có hồi kết
Tác động của khủng hoảng năng lượng đến chuyển đổi năng lượng | |
Khủng hoảng năng lượng đang dần “bào mòn” ngành công nghiệp châu Âu | |
Liên minh châu Âu công bố gói giải pháp chống khủng hoảng năng lượng |
Nguy cơ khủng hoảng năng lượng trầm trọng tại châu Âu trong năm 2023 |
Nhiệt độ càng giảm thì nỗi lo thiếu khí đốt hoặc điện trong những tuần tới tại EU càng tăng do nhu cầu sưởi ấm không thể kiểm soát. Mùa Đông 2022-2023 trôi qua hoàn toàn không đồng nghĩa với việc khủng hoảng năng lượng cũng kết thúc. Theo Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA), EU sẽ "đối mặt với khả năng thiếu hụt gần 30 tỷ m3 khí đốt tự nhiên vào năm 2023", tức là hơn 6,5% tổng lượng tiêu thụ của khối này trong năm 2021 (412 tỷ m3). Sẽ có sự chênh lệch nghiêm trọng giữa cung và cầu nếu lượng khí đốt nhập bằng đường ống từ Nga giảm xuống mức 0 vào năm 2023 và nhu cầu khí đốt thiên nhiên hóa lỏng (LNG) từ Trung Quốc tăng trở lại như trong năm 2021.
Theo kịch bản này, châu Âu sẽ không còn có thể dựa vào nguồn cung từ Nga để bổ sung kho dự trữ trước mùa Đông cuối năm 2023 như đã làm trong năm nay bất chấp xung đột ở Ukraine. Để bù đắp thiếu hụt, các nước châu Âu đang rất nỗ lực nhập khẩu LNG bằng đường biển từ khắp nơi trên thế giới thay cho các đường ống dẫn khí đến từ Nga. EU kỳ vọng từ nay đến cuối năm 2023 sẽ mang về "khoảng 40 tỷ m3" để lấp đầy các kho cảng LNG mới xây dựng. Tuy nhiên, khi hàng loạt quốc gia trên thế giới đang tranh giành quyền tiếp cận các nguồn cung, các nhà kho hiện đại này có thể sẽ không vận hành hết công suất. Theo IEA, nguồn cung thế giới sẽ chỉ có thể bổ sung khoảng 20 tỷ m3 LNG cho thị trường châu Âu, bất chấp các dự án mới phát triển ở Mỹ hoặc Qatar.
Tuần trước, Bộ các lực lượng vũ trang Pháp cho rằng nếu nguồn cung khí đốt Nga bị cắt đứt trong một thời gian dài, "châu Âu sẽ phải đi tìm nguồn thay thế cho 40% nhu cầu vào năm 2025". Đặc biệt, châu Âu sẽ phải cạnh tranh khốc liệt với châu Á để có được các tàu hàng LNG trong năm 2023. Riêng Trung Quốc đã có thể tiêu thụ phần lớn khối lượng LNG xuất khẩu vốn đã không đủ cung cấp cho châu Âu.
Cuối cùng, thời tiết cũng có thể làm trầm trọng thêm cuộc khủng hoảng vào năm tới. Theo IEA, EU đã khá may mắn trong năm nay khi thời tiết ôn hòa suốt mùa Thu và mùa Đông cũng ấm hơn so với trung bình mọi năm. Tuy nhiên, không có gì đảm bảo rằng nhiệt độ sẽ ôn hòa trong phần còn lại của mùa Đông hoặc cho cả năm 2023. Theo IEA, nếu không có các biện pháp khẩn cấp, mức thiếu hụt vào năm 2023 cũng sẽ lên tới 60 tỷ m3 thay vì khoảng 30 tỷ m3.
IEA cho rằng muốn tránh kịch bản khủng hoảng trầm trọng, ngoài những hành động cấp bách đã thực hiện trong năm nay, EU cần bơm thêm 100 tỷ euro cho công quỹ để đẩy nhanh các biện pháp tiết kiệm năng lượng, đặc biệt là cải tạo hoặc thay thế hệ thống chiếu sáng bằng đèn LED và khuyến khích phổ biến các hệ thống bơm nhiệt để sưởi ấm các tòa nhà. Nếu năng lượng tái tạo là "câu chuyện dài hơi hơn" thì điều các nước EU cần làm ngay là tạo ra một cuộc "cách mạng hóa hành vi của người tiêu dùng" để họ tiêu dùng thông minh hơn.
(责任编辑:Thể thao)
- ·Giảm gần 700 đồng, giá xăng RON95
- ·Thái Bình: Theo dõi, cách ly các trường hợp nghi nhiễm nCoV
- ·Hiệp định EVFTA: Cơ hội lớn cho doanh nghiệp trong nước đầu tư đổi mới
- ·Vì sao Fiin Ratings nâng hạng triển vọng doanh nghiệp cho F88?
- ·Khổ sở vì tờ giấy “cam kết ngoại tình”
- ·Lotte Card vừa 'rót' thêm gần 70 triệu USD vào Lotte Finance
- ·Vì sao kế hoạch làm bất động sản tâm linh 400 tỷ của Saigontel (SGT) 'đổ bể' sau 1 tuần?
- ·Nhật Bản: Tân Chủ tịch LDP cải tổ ban lãnh đạo đảng cầm quyền
- ·Gái nhà giàu lấy trai nghèo có hạnh phúc?
- ·Lời chúc Tết Xuân Canh Tý của Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng
- ·Anh rể rủ tôi ly hôn để cùng sống chung
- ·SeABank (SSB) ghi nhận lãi trước thuế tăng gần 41% trong 3 tháng đầu năm 2024
- ·Hàn Quốc, Nhật Bản họp hội đồng an ninh về vụ phóng của Triều Tiên
- ·Bộ Ngoại giao lên tiếng về việc Hoa Kỳ đưa Việt Nam ra khỏi danh sách nước đang phát triển
- ·HĐND huyện Cần Giuộc khóa XII tổ chức Kỳ họp thứ 18
- ·Nhiều nước châu Âu ghi nhận các ca nhiễm biến thể Omicron
- ·Phó thủ tướng Vũ Đức Đam chủ trì họp xem xét thời gian cho học sinh đi học trở lại
- ·Dự báo thời tiết hôm nay 11/2: Chất lượng không khí có hại cho sức khỏe
- ·Vợ mang bầu, chồng ra ngoài giải quyết
- ·Nữ thủ tướng đầu tiên của Thụy Điển từ chức vài giờ sau khi được bầu