【kèo ngoại hạng tối nay】Làm bánh khéo
(CMO) Những mẻ bánh khéo đầu tiên được làm ra từ khi chị 13 tuổi, cứ tưởng những cái bánh năm nào được mẹ dạy cho để khi thèm biết mà làm nay trở thành cái nghề chính giúp chị Lâm Bích Phượng hái ra tiền, ổn định cuộc sống. Những ai đã từng ăn qua vị bánh của chị Phượng đều không thể quên được.
Chọn một góc khá khuất dưới dốc cầu Cà Mau (Phường 7) để bày bán, thế nhưng, từ lúc bày hàng đến dọn, khách lúc nào cũng đông. Không bày bàn ghế, chỉ bán cho khách mang về, ấy thế mà hết lượt khách này đi đến lượt khách khác đến, có người vì lời giới thiệu mà tìm đến, có người là bạn hàng mối lâu năm, cũng có người thấy quầy bánh đông đúc mà hiếu kỳ ăn thử...
Trên tủ trưng bày hơn chục thứ bánh, chè các loại, mặn ngọt có đủ. Điểm sơ qua rất nhiều loại bánh dân gian quen thuộc, như bánh củ cải, bánh chuối hấp, bánh lá, khoai mì nướng, khoai mì sợi, chè khoai mì, chè đậu trắng, chè khoai môn, chè bà ba, chè mít, bánh đúc mặn... màu sắc bắt mắt, nhìn vẻ ngoài ngon miệng còn bà chủ thì cứ bận liên hồi vì vừa bán, vừa thối tiền cho khách.
Mỗi ly chè giá 10.000 đồng được bày ra cho khách dễ lựa chọn. |
Thở dốc sau một lượt khách đã vãng, chị Lâm Bích Phượng, chủ quầy bánh Kim Ngân, mới từ từ chia sẻ: “Tôi biết nghề bánh từ năm 13 tuổi. Mẹ tôi hồi trước cũng gánh bánh đi bán khắp nơi, mà lúc đó bán không nhiều như bây giờ, chỉ ít bánh bò, da lợn...”.
Năm 25 tuổi, chị Phượng lập gia đình, nhà con đông mà nuôi tôm thất bát, thế là sẵn cái nghề gia truyền chị sắm thêm hàng gánh làm mỗi thứ một ít bán các điểm chợ. Một phần vì có niềm đam mê với bánh trái, phần vì phải mưu sinh thôi thúc chị sáng tạo, nghiên cứu ra nhiều món bánh ngon. Cũng là công thức đó, nguyên liệu đó, nhưng qua đôi bàn tay khéo léo, vị bánh trở nên đậm đà, ăn một lần là nhớ mãi.
Chị Phượng bộc bạch: “Được cái là tôi nêm nếm vừa miệng. Bánh hay món gì tôi ăn qua là biết ở trong đó có gì. Đi đâu cũng vậy, ăn thấy món gì ngon là để ý, rồi mấy đứa con trong nhà lấy điện thoại ra coi món này món kia, kêu tôi làm thử, cũng từ đó mà số lượng các món cứ nhiều lên theo thời gian”.
Cứ mỗi ngày sạp bán được dọn ra tầm 15 giờ, bán lai rai tới khoảng 20 giờ là dọn vào. Sáng 6 giờ chị đi chợ mua nguyên liệu chế biến, làm loay hoay đến giờ là dọn ra bán.
Những món bánh chị Phượng bán không hiếm, nhưng điều níu kéo khách ăn rồi quay trở lại lần hai, lần ba và nhiều lần nữa không chỉ ở vị bánh, chè ngon đậm đà, mà ở đó các loại bánh được bày bán khá phong phú, giá cả phải chăng, đặc biệt là mỗi thứ nguyên liệu do chị tự tay làm. “Hành phi, nước cốt dùng ăn kèm đều tự tay tôi làm hết. Trung bình mỗi ngày, riêng chè tôi bán 5 thứ, mỗi món là 1 nồi tầm 12 kg, khách mê món mặn nhiều hơn, mình bán đa dạng, ai muốn ăn gì cũng có hết, giá mỗi món dao động từ 10.000-25.000 đồng”.
Thời buổi công nghệ, chị cũng tập tành bán thêm trên mạng để cho những ai ngại đường xa hay bận việc đều có thể thưởng thức. Chị Phượng tâm đắc: “Có cái điện thoại này tiện dữ lắm, tôi xài không rành nhưng con tôi thì biết hết, nó đăng lên mấy giờ bán, hôm nay có món gì để khách đến mua. Những hôm nào không bán thì cũng thông báo lên đó để khách biết”.
Miệt mài lao động, dù không bề thế hay giàu sang, nhưng với chị Phượng cuộc sống giờ khá viên mãn, vui vẻ bên con cháu thế là đủ. Nhà có hết thảy 3 người con, ai cũng được truyền nghề nhưng người con thứ 3 tên Kim Ngân (tên chị đặt cho quầy bánh" là có triển vọng giữ lửa nghề.
“Nghề này không giúp tôi giàu sang nhưng chí ít giúp tôi nuôi các con trưởng thành như hôm nay. Biết ơn nghề cùng tôi song hành mấy chục năm qua”.
Gọi mua các món ăn quen thuộc, anh Nguyễn Kiến Đạt, Phường 2, TP Cà Mau, cho biết: “Tôi ăn ở đây cũng lâu lắm rồi, có hơn chục năm à, thích nhất mấy món bánh mặn. Vị bánh vừa ăn mà sạch sẽ lắm, nhiều chỗ bán nhưng ăn ở đâu cũng không qua được ở đây”.
Chọn mỗi thứ một ít để trải nghiệm, chị Ngô Hoàng Thảo (đến từ TP Cần Thơ) cùng nhóm đồng nghiệp qua lời giới thiệu mà tìm đến hàng bánh của chị Phượng. “Quá trời nhiều món, không biết ăn món nào nên lấy mỗi thứ một ít. Bạn tôi là khách quen ở đây nên giới thiệu đến. Có khá nhiều món mình yêu thích, rất dễ ăn, giá cả cũng phù hợp", chị Thảo chia sẻ.
Nghề gì cũng vậy, không chỉ đòi hỏi sự khéo tay mà phải luôn làm mới. Ngoài các món ăn chính thì các món ăn chơi, ăn phụ dần dà tạo được lối đi riêng cho người kinh doanh. Sống với nghề, biết ơn nghề, đã tạo cho chị Phượng một cuộc sống an nhàn, sống với đam mê và phục vụ thực khách gần xa./.
Yến Nhi
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Ngành Nông nghiệp tỉnh Long An phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng năm 2022 trên 1%
- ·iPhone 11 giảm giá mạnh tại Việt Nam
- ·Gỡ 'điểm nghẽn' thể chế từ tư duy lập pháp
- ·Luật Quản lý thuế sửa đổi: Bao quát toàn bộ các nguồn thu vào ngân sách nhà nước
- ·Hội nghị toàn quốc nghiên cứu, học tập, quán triệt Nghị quyết Trung ương 5, khoá XIII
- ·Việt Nam và Ireland ký kết văn kiện hợp tác trên nhiều lĩnh vực
- ·Lan tỏa tư tưởng của Đảng đến với cán bộ, đảng viên và nhân dân
- ·Bổ sung 15 mặt hàng xin ý kiến về thuế nhập khẩu
- ·Khẩn trương hoàn thiện Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế
- ·Cục Thuế Hà Nội: Sẽ phải thu ngân sách đạt 1.000 tỷ đồng/ngày
- ·Ngày mai 21/9, xăng có thể giảm 700
- ·Tiếp tục thí điểm nộp thuế điện tử đối với cá nhân cho thuê nhà
- ·Ưu đãi thuế nhập khẩu linh kiện ô tô thân thiện môi trường
- ·Tỷ giá USD, Euro ngày 21/12: USD hạ nhiệt sau cú tăng vọt vì Fed
- ·Loại bỏ xe máy 'hết đát' bằng tiêu chuẩn khí thải hay niên hạn
- ·Dấu ấn chuyển đổi số của MobiFone
- ·Phiên họp về đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị
- ·Cục Thuế Hà Nội: Sẽ phải thu ngân sách đạt 1.000 tỷ đồng/ngày
- ·Thúc đẩy đầu tư doanh nghiệp Hàn Quốc vào tỉnh Long An năm 2022
- ·Lễ đón chính thức Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân tại Malaysia