会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【kết quả trận hannover 96】Lớp học giữa biển khơi!

【kết quả trận hannover 96】Lớp học giữa biển khơi

时间:2024-12-23 20:52:55 来源:Nhà cái uy tín 作者:Thể thao 阅读:305次


“Nha Trang ngày… tháng… năm
Anh thương!
Mấy ngày nay thằng Trường Sa nó quậy phá và nhắc anh nhiều lắm. Nó nói ba không còn thương mẹ con nữa nên không về thăm. Nói vậy thôi chớ nó còn trẻ con quá nên đâu hiểu nỗi vất vả của anh ngoài đó. Em nghe cơn bão số 10 tràn qua đảo mạnh lắm phải không?ớphọcgiữabiểnkhơkết quả trận hannover 96 Anh và thầy Hiệp cùng mấy đứa học trò ngoài đảo nhớ cẩn thận. Mỗi đêm đi ngủ nhớ mặc áo ấm nghe. À mà phải uống trà em gửi ra nghe, nó có tác dụng bồi bổ trí nhớ lắm đó. Em và con luôn nhớ anh.
Loan và Trường Sa”.
Gấp lá thư lại và hướng mắt vào đất liền, Hoàng Sa nghe nỗi nhớ thương trào dâng cồn cào rất lạ. Lá thư viết rất gọn gàng, ý tứ, chữ nghiêng nghiêng của một cô giáo xa chồng từ 5 năm qua nhưng không một lời ta thán, trách phiền. Ngược lại là những lời động viên, chia sẻ khó khăn để anh yên tâm bám đảo, bám lớp để lũ học trò trên đảo không dang dở chuyện học hành. Lắm lúc anh chợt nghĩ, Loan sao lại có sự nhẫn nại và sức chịu đựng rất phi thường. Đàn bà chẳng ai muốn xa chồng khi tuổi đời còn rất trẻ. Vậy mà… Chỉ riêng cái chuyện đặt tên con lúc mới sinh cũng đủ làm anh nhớ mãi. - “Em định đặt tên cho con là gì?”. - “Trường Sa. Nhất định là vậy”. - “Sao em có ý nghĩ như vậy?”. - “Có gì mà anh phải ngạc nhiên đến vậy. Anh tên Hoàng Sa thì con mình tên Trường Sa. Vậy là quá hợp tình, hợp lý rồi còn gì”.
Nhắc đến tên Hoàng Sa của mình, anh chợt giật mình. Đã lâu lắm rồi anh đã không nhớ mình mang cái tên của một quần đảo quê hương mà ba anh đặt cho khi anh mới lọt lòng. Ông nói: “Hoàng Sa là của Việt Nam. Lịch sử không thể khác đi. Rồi sẽ có ngày Hoàng Sa lại trở về với mình. Chắc chắn là như vậy”. Anh còn nhỏ quá nên chưa hiểu gì về Hoàng Sa, chưa hiểu vì sao một người lính như ba anh lại hừng hực nỗi căm hờn khi nhắc đến hai chữ Hoàng Sa với đôi mắt rực lửa đỏ ngầu, có lúc lại ánh lên tia hy vọng rạng ngời. Càng lớn anh càng thấm thía và cũng rất tự hào về cái tên “cúng cơm” của mình do ba anh - một người lính hải quân đã từng sống, chiến đấu và hy sinh trên đảo Gạc Ma - đặt để giữ lấy đảo thiêng.


“Mày có điên hông? Đang dạy ngọt xớt, lại đang được đề bạt làm phó hiệu trưởng của một trường “điểm” của thành phố này, vậy mà mày xung phong ra Trường Sa dạy học. Rồi được gì?”, Tiếng Quang - người bạn chí thân từ tấm bé nay đang là hiệu trưởng của Hoàng Sa phân trần. - “Cảm ơn mày. Tao đã suy nghĩ chín chắn rồi. Tao không thay đổi ý kiến đâu. Ai cũng ngại khổ, ngại khó thì tụi nhỏ ngoài đó học hành ra sao?!”. Thấy nét mặt đanh thép và đôi mắt cả tin, quả quyết của bạn mình, Quang im lặng. Chơi với nhau từ nhỏ, hơn ai hết, anh biết rất rõ tính khí của Hoàng Sa. Cái thằng lầm lầm, lì lì hễ nói là làm cho bằng được. Chào thua thôi.
Ngày lên tàu ra Trường Sa nhận việc, Loan tiễn đưa chồng đúng một tháng sau khi cả hai tiến hành hôn lễ. Tàu dần xa. Bóng Loan với hai hàng nước mắt xa dần, xa dần rồi mất hút. Mấy tháng sau, Hoàng Sa nhận được tin vui: Loan có thai. Mừng thì có mừng nhưng lo thì cũng lắm chuyện lo. Rồi Loan sẽ xoay trở sao đây khi cái thai sẽ lớn dần mà mỗi ngày phải đạp xe hơn 3 cây số để đến trường. Nhưng lo thì cứ lo chứ không biết phải làm gì hơn. Nhiệm vụ mà. Nhất là nhiệm vụ trên quần đảo xa xôi đầy sóng gió. Chưa kể kẻ thù vẫn lăm lăm dòm ngó với tham vọng bá quyền. Trường Sa vẫn đang hiên ngang trước đầu sóng, ngọn gió để tuyên bố với thế giới rằng: Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam.
Loan sinh con trai và đặt tên là Trương Phan Trường Sa trong sự ngỡ ngàng và ngạc nhiên của nhiều người. Trương là họ chồng; Phan là họ của Loan; Trường Sa là tên đứa trẻ mới chào đời. Và cái tên này chỉ có hai người hiểu. Ngày Loan sinh con, Hoàng Sa đi ra, đi vào một mình trên bãi biển mênh mông như một người mộng du. Thấy thầy giáo của mình cười cười một mình ra chiều đắc chí rồi lại đăm đăm lo lắng nhìn vào hướng đất liền, lũ học trò trên đảo kéo nhau chạy theo dò hỏi lung tung. Nói lũ học trò cho nó “nhiều”, nó “oai” chứ trường này chỉ vỏn vẹn 13 đứa học trò. “Có chuyện gì mà thầy lúc cười, lúc buồn, lúc lo lắng vậy thầy?”, tiếng con Thủy “Quảng Ninh” dò xét với đôi mắt mở to. - “Thầy nhớ nhà, nhớ cô trong “đó” nên thầy buồn phải hôn thầy?”, tiếng thằng Tuấn “Thanh Hóa” hỏi nhỏ. - “Mấy em chớ làm thầy phân tâm. Thầy mới có em bé nhưng không về thăm được nên hơi buồn vậy thôi”, tiếng thầy Hiệp giải thích. - “Em bé. Em bé. Hoan hô… hoan hô… Thầy mình có em bé các bạn ơi!”, tiếng con Nhung “Quảng Trị” hét lên vang thật xa trên bãi biển Trường Sa Đông nghe lồng lộng.
Hoàng Sa chợt lặng nhìn những khuôn mặt rất thơ ngây, hồn hậu của những đứa học trò đơn độc trên quần đảo xa xôi này. Mỗi đứa đều được gắn phía sau một cái tên phụ để nhớ về quê hương của chúng ở đất liền. Cha mẹ chúng đều là những người lính đang cảnh giữ biển trời Tổ quốc rồi mang chúng ra đây để tiện việc chăm sóc, học hành. Thiếu thốn đến vậy, ăn uống kham khổ đến vậy nhưng ít khi bọn chúng bị ốm đau. Lắm lúc Hoàng Sa so sánh: cùng trạc tuổi như nhau nhưng lũ trẻ đất liền lại có quá nhiều sự hưởng thụ về vật chất lẫn tinh thần, trong khi những đứa trẻ ở đảo nầy nằm mơ cũng không thể có. Vậy mà chúng không một lời trách móc, so sánh, thay vào đó là một sự an phận, bằng lòng với những gì đang có. 
Hoàng Sa nhớ lắm những ngày mất điện, trời nóng như thiêu đốt cỏ cây. Vậy là thầy cùng trò công kênh bàn ghế ra bãi biển, dưới tàng cây bàng vuông, phi lao, phong ba để dạy và học trong tiếng sóng biển ầm ào. Những khi có học trò vắng mặt thì sau buổi lên lớp, thầy và trò kéo nhau băng qua cát nóng để đến tận nhà tìm hiểu, động viên học sinh vắng học sáng nay. Anh nhớ những đêm trăng sáng, trời trong, thầy và trò quây quần bên nhau ngắm chú Cuội, chị Hằng trong tiếng kể chuyện đều đều của anh trên biển lặng. Vui nhất là mỗi khi có những đoàn khách từ đất liền ra thăm, anh cùng đồng nghiệp và 13 học trò của đảo kéo nhau ra cầu tàu đón và tiễn khách. Mỗi đứa còn tự tập luyện vài ba tiết mục văn nghệ với chủ đề biển, đảo, về Trường Sa, Hoàng Sa thân yêu để phục vụ khách đến thăm...
Mới đó đã hơn 5 năm từ khi Hoàng Sa ra đảo. 13 đứa học trò giờ đã có đứa “ra trường”. Nói “ra trường” bởi chúng được ba mẹ gửi về đất liền để học tiếp bậc THCS. Vậy là lại có những cuộc chia tay trên đảo đầy nước mắt giữa thầy và trò.
Hôm nay nhận được thư Loan. Anh nghe ấm lòng và thương vợ con hơn bao giờ hết. Ngồi viết thư cho Loan, anh nghe đâu đây tiếng ca sĩ Thanh Thúy đang quá ngọt ngào lời hát lan xa trên biển rộng: “Mỗi cánh thư về từ đảo xa, anh thường nói rằng Trường Sa quá xa xôi… Không xa đâu Trường Sa ơi! Không xa đâu Trường sa ơi! Vẫn gần bên em vì Trường Sa luôn bên anh. Vẫn gần bên anh vì Trường Sa luôn bên em”.
TRƯƠNG THANH LIÊM
 

(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)

相关内容
  • Năm 2022: Chính phủ phấn đấu tăng trưởng GDP 6
  • Genius Esports
  • Tấm đèn nền LCD có thuế NK 3%
  • Ronaldo tuyên bố không chửi HLV mà do bực cầu thủ Hàn Quốc
  • Sửa đổi, bổ sung Nghị định 86/2012/NĐ
  • Hà Nội: Liên tiếp thu giữ hàng chục bình “khí cười” tại các quán bar khu vực phố cổ
  • Hà Nội FC: Rào cản hay động lực cho bóng đá Việt Nam?
  • Thái Bình: Xôn xao thông tin bé trai 5 tuổi nghi bị bắt cóc
推荐内容
  • Lương cơ sở có thể tăng lên 1,6 triệu đồng/tháng
  • Chứng khoán tuần đầu tiên năm Tân Sửu: Đầu xuôi...đuôi có lọt?
  • Thị trường chứng khoán dài hạn vẫn tích cực nhờ nhiều yếu tố nền tảng hỗ trợ
  • Một nhà đầu tư bị phạt do báo cáo không đúng thời hạn
  • Xử phạt hàng loạt cở sở sản xuất, kinh doanh sản phẩm y tế trên địa bàn Hà Nội
  • Hải quan sẽ chủ động cung cấp thông tin cho báo chí