会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【xep hang seria】Giải đáp các câu hỏi về dịch Ebola!

【xep hang seria】Giải đáp các câu hỏi về dịch Ebola

时间:2024-12-29 09:15:58 来源:Nhà cái uy tín 作者:Cúp C2 阅读:357次

Bộ Y tế đã giải đáp các câu hỏi liên quan đến dịch bệnh Ebola

Bệnh do vi rút Ebola là bệnh gì?ảiđápcáccâuhỏivềdịxep hang seria

Bệnh do vi rút Ebola (từng được biết đến là bệnh Sốt xuất huyết do vi rút Ebola) là bệnh nguy hiểm, thường dẫn đến tử vong, với tỷ lệ tử vong lên đến 90%. Bệnh tấn công người và động vật có vú (khỉ, gôrila, tinh tinh). 

Cả thế giới chung tay dập dịch Ebola

Cả thế giới chung tay dập dịch Ebola

Bệnh Ebola được phát hiện lần đầu vào năm 1976, với hai đợt bùng phát dịch xảy ra đồng thời, một ở một ngôi làng ven sông Ebola, Cộng hòa Dân chủ Công Gô, và một ở khu vực xa xôi hẻo lánh ở Sudan. 

Hiện chưa rõ nguồn gốc của vi rút Ebola, song những bằng chứng hiện có cho thấy có khả năng dơi ăn quả (Pteropodidae) là vật chủ tự nhiên của vi rút này.

Vi rút Ebola lây nhiễm sang người như thế nào?

Trong đợt bùng phát dịch hiện nay ở Tây Phi, đa số các ca bệnh ở người là do lây nhiễm từ người sang người. 

Vi rút Ebola lây truyền từ người sang người do tiếp xúc trực tiếp với vết xước trên da hay niêm mạc, với máu hay các chất tiết của cơ thể (phân, nước tiểu, nước bọt, tinh dịch) của người mắc bệnh. Bệnh cũng có thể lây nhiễm khi vết xước trên da hay niêm mạc của người lành tiếp xúc với môi trường bị ô nhiễm bởi các chất tiết của người nhiễm vi rút, như quần áo, ga trải giường nhiễm bẩn hay kim tiêm đã qua sử dụng. 

Đã có hơn 100 nhân viên y tế bị phơi nhiễm khi chăm sóc bệnh nhân Ebola. Nguyên nhân có thể là do họ đã không sử dụng trang thiết bị bảo vệ cá nhân hoặc không áp dụng đầy đủ các biện pháp phòng chống nhiễm khuẩn khi chăm sóc cho bệnh nhân. Nhân viên tại các cơ sở y tế ở tất cả các cấp trong hệ thống y tế - bệnh viện, phòng khám, trạm y tế - cần được phổ biến về đặc tính của bệnh và đường lây truyền, tuân thủ nghiêm ngặt các biện pháp dự phòng kiểm soát nhiễm khuẩn đã khuyến cáo. 

Tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo gia đình hay cộng đồng không tự chăm sóc cho bệnh nhân có triệu chứng mắc bệnh do vi rút Ebola tại nhà. Tốt nhất là hãy đưa người bệnh đến bệnh viện hay trung tâm y tế có các bác sĩ, y tá có chuyên môn và đầy đủ trang thiết bị để điều trị cho bệnh nhân nhiễm vi rút Ebola. Nếu bạn có ý định chăm sóc cho người thân bị nhiễm bệnh do vi rút Ebola tại nhà, Tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo bạn cần thông báo cho cán bộ y tế địa phương để được hướng dẫn đầy đủ về cách chăm sóc bệnh nhân và cung cấp dụng cụ (găng tay, phương tiện phòng hộ cá nhân [PPE]), hướng dẫn cách tháo bỏ và tiêu hủy PPE sau khi sử dụng, và thông tin về cách bảo vệ bản thân, gia đình và cộng đồng khỏi bị lây nhiễm. 

Đã có thêm những ca lây nhiễm vi rút Ebola trong cộng đồng khi tổ chức đám tang và nghi lễ mai táng. Những đám tang trong đó người tham dự tiếp xúc trực tiếp với thi thể người chết do nhiễm vi rút Ebola cũng đóng vai trò trong việc lây truyền bệnh. Cần phải mang găng tay và trang bị bảo hộ thích hợp khi xử lý thi thể của người chết do nhiễm vi rút Ebola, và phải mai táng ngay. Tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo việc xử lý thi thể và mai táng nên do các cán bộ quản lý ca bệnh được đào tạo, là những người được trang bị để thực hiện việc mai táng người quá cố đúng cách, đảm nhiệm. 

Người bệnh có khả năng làm lây bệnh chừng nào mà máu và dịch tiết của họ còn chứa vi rút. Vì vậy, trước khi cho ra viện, bệnh nhân nhiễm vi rút Ebola cần được cán bộ y tế giám sát chặt chẽ và và được xét nghiệm để đảm bảo là vi rút không còn lưu hành trong cơ thể họ nữa. Khi cán bộ y tế quyết định là bệnh nhân có thể về nhà, tức là họ không còn có thể làm lây lan vi rút và không thể làm cho bất cứ ai trong cộng đồng bị mắc bệnh nữa. Nam giới đã khỏi bệnh vẫn có thể lây truyền vi rút qua tinh dịch trong tới 7 tuần sau khi bình phục. Vì thế, điều quan trọng là sau khi bình phục họ cần tránh quan hệ tình dục trong ít nhất là 7 tuần, hoặc phải sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục trong thời gian 7 tuần sau khi bình phục. 

Thông thường một người chỉ mắc bệnh khi tiếp xúc với động vật bị nhiễm vi rút Ebola, sau đó vi rút có thể lây truyền từ người sang người trong cộng đồng.

Đối tượng nào có nguy cơ cao nhất?

Trong một vụ dịch bệnh do vi rút Ebola, những đối tượng có nguy cơ cao nhiễm vi rút gồm: cán bộ y tế; thành viên gia đình hay người tiếp xúc gần với người mắc bệnh; và người đi dự tang lễ tiếp xúc trực tiếp với thi thể người chết do nhiễm vi rút Ebola;

Cần tiến hành nghiên cứu thêm để tìm hiểu xem liệu một số nhóm đối tượng, như những người bị suy giảm miễn dịch, hay những người đã có bệnh, có dễ bị cảm nhiễm hơn những người khác trong việc nhiễm vi rút Ebola không.

Có thể kiểm soát phơi nhiễm với vi rút Ebola bằng cách áp dụng các biện pháp bảo vệ trong các phòng khám và bệnh viện, ở các cuộc hội họp của cộng đồng hay ở nhà.

Dấu hiệu đặc trưng và triệu chứng của bệnh do vi rút Ebola là gì?

Sốt đột ngột, vô cùng mệt mỏi, đau cơ, đau đầu, đau họng là những dấu hiệu và triệu chứng điển hình. Tiếp theo là các triệu chứng nôn, ỉa chảy, phát ban, suy giảm chức năng thận, gan, và ở một số trường hợp có xuất huyết nội và ngoại. 

Kết quả xét nghiệm chẩn đoán những người nhiễm virus Ebola cho thấy số lượng bạch cầu và số lượng tiểu cầu thấp, và men gan tăng cao. 

Thời gian ủ bệnh, hay thời gian từ khi nhiễm vi rút đến khi xuất hiện triệu chứng, là từ 2 – 21 ngày. Bệnh nhân trở thành nguồn lây bệnh ngay sau khi họ bắt đầu có triệu chứng. Nhưng trong thời gian ủ bệnh họ không có khả năng lây lan. 

Bệnh do vi rút Ebola chỉ có thể được chẩn đoán xác định thông qua xét nghiệm.

Khi nào cần đến cơ sở y tế?

Những người đã từng ở những nơi có dịch bệnh do vi rút Ebola, hay từng tiếp xúc với người bị nhiễm hoặc nghi nhiễm vi rút Ebola, và bắt đầu xuất hiện các triệu chứng bệnh cần đến ngay cơ sở y tế. 

Bất kỳ trường hợp nghi ngờ mắc bệnh nào cũng cần được thông báo ngay cho cơ quan y tế gần nhất và được chăm sóc y tế ngay nhằm giảm nguy cơ tử vong. Việc kiểm soát sự lây truyền của bệnh cũng rất quan trọng, và cần tiến hành ngay các biện pháp kiểm soát nhiễm khuẩn.

Phương pháp điều trị bệnh sốt xuất huyết do vi rút Ebola là gì?

Bệnh nhân bị bệnh nặng do vi rút Ebola cần được điều trị tích cực. Bệnh nhân thường mất nước và cần được bù nước với các dung dịch điện giải qua đường uống hay truyền tĩnh mạch. Hiện chưa có phương pháp điều trị đặc hiệu cho bệnh này. 

Nhiều bệnh nhân khỏi bệnh sau khi được chăm sóc y tế thích hợp. 

Để kiểm soát sự lây truyền của vi rút, người mắc bệnh hay nghi ngờ mắc bệnh cần được cách ly với các bệnh nhân khác trong cơ sở y tế và được nhân viên y tế điều trị, tuân thủ nghiêm ngặt các biện pháp phòng chống nhiễm khuẩn đã khuyến cáo.

Có thể làm gì để phòng nhiễm vi rút Ebola? Có thể phòng chống bệnh không? Có vắc xin phòng bệnh do vi rút Ebola chưa?

Hiện chưa có thuốc đặc trị hay vắc xin phòng bệnh do vi rút Ebola, nhưng nhiều phương pháp điều trị thuốc đang được phát triển. 

Nâng cao nhận thức về các yếu tố nguy cơ của bệnh và các biện pháp phòng tránh cho người dân hiện đang là biện pháp duy nhất để giảm số ca mắc và tử vong do vi rút Ebola.

Các biện pháp phòng lây nhiễm

Mặc dù những ca nhiễm vi rút Ebola đầu tiên được ghi nhận là do tiếp xúc gần với động vật hoặc xác động vật bị nhiễm bệnh, song những trường hợp lây nhiễm thứ cấp lại qua tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết cơ thể của người bệnh do thực hiện quản lý ca bệnh không an toàn hoặc các nghi thức mai táng không an toàn. Phần lớn các trường hợp nhiễm vi rút Ebola trong đợt bùng phát dịch lần này đều là lây truyền từ người sang người. 

Có thể áp dụng nhiều biện pháp để phòng lây nhiễm và giảm thiểu hay ngăn chặn sự lây lan của bệnh.

  • Hiểu rõ đặc tính của bệnh, đường lây truyền, biện pháp phòng chống dịch bệnh. (Tham khảo các câu hỏi về bệnh do vi rút Ebola ở trên trong tài liệu Những câu hỏi thường gặp này để biết thêm thông tin).
  • Theo dõi và tuân thủ các hướng dẫn do Bộ Y tế nước bạn ban hành.
  • Nếu bạn nghi ngờ người thân hay một ai đó trong cộng đồng bị nhiễm vi rút Ebola, cần động viên và giúp đỡ họ đến khám và điều trị tại cơ sở y tế.
  • Nếu bạn có ý định chăm sóc bệnh nhân mắc vi rút Ebola tại nhà, cần thông báo cho cán bộ y tế để được hướng dẫn và cung cấp phương tiện phòng hộ cá nhân (PPE) thích hợp (găng tay, áo choàng không thấm nước, ủng/giày kín có ủng bao, khẩu trang y tế và kính bảo hộ để tránh chất dịch lỏng của bệnh nhân bắn vào người), cũng như hướng dẫn cách chăm sóc bệnh nhân, cách bảo vệ bản thân và gia đình khỏi bị lây nhiễm và cách tiêu hủy PPE sau khi sử dụng.Lưu ý: Theo Tổ chức Y tế thế giới, không nên chăm sóc cho bệnh nhân tại nhà, Tổ chức Y tế thế giới mạnh mẽ khuyến cáo các cá nhân bị mắc và thân nhân của người nhiễm vi rút Ebola cần đến ngay cơ sở y tế để được chăm sóc và điều trị.
  • Khi thăm bệnh nhân trong bệnh viện hay chăm sóc bệnh nhân tại nhà, cần rửa tay với xà phòng sau khi tiếp xúc với người bệnh, hay tiếp xúc với dịch tiết cơ thể hoặc sờ vào các vật dụng của người bệnh.
  • Thi thể của người chết do nhiễm vi rút Ebola cần được xử lý với phương tiện bảo hộ phù hợp và phải mai táng ngay bởi cán bộ y tế công cộng được đào tạo về thực hành mai táng an toàn.
  • Ngoài ra, cần tránh tiếp xúc với các động vật có nguy cơ cao nhiễm vi rút Ebola (ví dụ như: dơi ăn quả, khỉ, hay vượn) tại khu vực có rừng nhiệt đới. Không giết mổ động vật nghi ngờ bị nhiễm bệnh. Thịt và tiết canh của động vật nên được nấu chín kỹ trước khi ăn.

Cán bộ y tế phải tự bảo vệ như thế nào để tránh nguy cơ mắc bệnh khi chăm sóc bệnh nhân nhiễm vi rút Ebola?

Cán bộ y tế khi chăm sóc và điều trị bệnh nhân mắc bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh do vi rút Ebola có nguy cơ lây nhiễm cao hơn các đối tượng khác. Trong một vụ dịch bệnh do vi rút Ebola, việc áp dụng nhiều biện pháp quan trọng sẽ giúp giảm thiểu hoặc ngăn chặn sự lây lan của vi rút, bảo vệ cán bộ y tế và những người khác trong cơ sở y tế. Những biện pháp đó được gọi là “biện pháp phòng ngừa chuẩn và biện pháp phòng ngừa bổ sung”, và là những khuyến cáo dựa trên bằng chứng giúp ngăn chặn sự lây lan của bệnh. Những câu hỏi và trả lời sau đây mô tả chi tiết các biện pháp phòng ngừa đó.

Có cần cách ly bệnh nhân mắc bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh do vi rút Ebola khỏi các bệnh nhân khác không?

Bệnh nhân mắc bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh do vi rút Ebola cần được cách ly ở những phòng riêng biệt. Nếu không có phòng riêng để cách ly từng bệnh nhân, cần bố trí những khu vực đặc biệt cho bệnh nhân mắc bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh do vi rút Ebola, cách ly khỏi những bệnh nhân khác. Từng bệnh nhân mắc bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh do vi rút Ebola cũng cần được cách ly riêng trong những khu vực đặc biệt này. Hạn chế người ra vào những khu vực cách ly này, và cần bố trí trang thiết bị cần thiết cho khu vực dành riêng cho điều trị bệnh nhân mắc bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh do vi rút Ebola; cần phân công riêng nhân viên lâm sàng và các nhân viên khác phụ trách các phòng cách ly và khu vực dành riêng này.

Người đến thăm có được phép vào khu vực dành riêng cho bệnh nhân mắc bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh do vi rút Ebola không?

Không nên cho ai vào thăm bệnh nhân mắc bệnh do vi rút Ebola. Nếu không thực hiện được, thì chỉ cho phép những người cần thiết cho việc chăm sóc, an ủi bệnh nhân, như cha/ mẹ của bệnh nhi chẳng hạn.

Có cần sử dụng trang bị bảo hộ khi chăm sóc những bệnh nhân đó không?

  • Ngoài các biện pháp phòng ngừa y tế chuẩn, cán bộ y tế cần tuân thủ chặt chẽ các biện pháp phòng chống nhiễm khuẩn đã khuyến cáo nhằm tránh phơi nhiễm với máu, dịch tiết của người bệnh hoặc môi trường hay vật dụng của người bệnh bị ô nhiễm, như khăn trải giường bẩn hay kim tiêm đã qua sử dụng.
  • Cán bộ y tế và người đến thăm cần tuân thủ chặt chẽ việc sử dụng các phương tiện phòng hộ cá nhân. Phương tiện phòng hộ cá nhân cần bao gồm ít nhất là găng tay, áo choàng không thấm nước, ủng/giày kín có ủng bao, khẩu trang y tế và kính bảo hộ hoặc tấm chắn để tránh chất dịch lỏng của bệnh nhân bắn vào người.

Thực hiện vệ sinh tay có quan trọng không?

Vệ sinh tay có ý nghĩa quan trọng và cần được thực hiện:

  • Trước khi đeo găng tay và mặc trang phục bảo hộ để vào phòng/khu vưc cách ly;
  • Trước khi thực hiện thao tác làm vệ sinh hay sát khuẩn cho bệnh nhân;
  • Sau bất kỳ phơi nhiễm có nguy cơ nào hoặc tiếp xúc với máu hoặc dịch tiết của bệnh nhân;
  • Sau khi tiếp xúc (thậm chí có khả năng tiếp xúc) với những bề mặt, dụng cụ, hay trang thiết bị bị ô nhiễm quanh bệnh nhân; và
  • Sau khi cởi bỏ phương tiện phòng hộ cá nhân để ra khỏi khu vực cách ly.

Điều quan trọng là cần lưu ý là việc không thực hiện vệ sinh tay sau khi cở bỏ phương tiện phòng hộ cá nhân sẽ làm giảm hay mất tác dụng của việc sử dụng chúng. Rửa tay bằng xà phòng với nước hoặc dung dịch sát khuẩn, theo đúng kỹ thuật rửa tay mà Tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo. Quan trọng là phải thường xuyên thực hiện vệ sinh tay với xà phòng dưới vòi nước khi tay bị bẩn. Cần có dung dịch rửa tay chứa cồn ở tất cả các phòng bệnh (cạnh lối ra vào, trong phòng bệnh và khu vực cách ly); cũng cần luôn có sẵn vòi nước, xà phòng và khăn lau dùng một lần để sử dụng.

Cần áp dụng những biện pháp phòng ngừa cần thiết nào khác trong cơ sở y tế?

Những biện pháp phòng ngừa chính khác gồm thực hành tiêm an toàn và thủ thuật mở tĩnh mạch an toàn, bao gồm quản lý an toàn các vật sắc nhọn, làm vệ sinh môi trường thường xuyên và thật sạch, khử khuẩn các bề mặt và trang thiết bị, và quản lý ga trải giường bẩn và chất thải.

Ngoài ra, cần đảm bảo xử lý an toàn mẫu bệnh phẩm xét nghiệm của bệnh nhân mắc bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh do vi rút Ebola, xử lý an toàn thi thể hoặc bộ phận cơ thể người bị tử vong để khám nghiệm pháp y, và thủ tục chuẩn bị mai táng an toàn. Cán bộ y tế và nhân viên phụ trách thực hiện những thủ tục như vậy cho bệnh nhân mắc bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh do vi rút Ebola phải sử dụng trang bị bảo hộ cá nhân và tuân thủ chặt chẽ các biện pháp phòng ngừa và thủ tục được Tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo.

Những lời đồn về một số loại thực phẩm có thể giúp phòng ngừa hoặc điều trị bệnh do vi rút Ebola là thế nào?

Tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo người dân cần đến cơ quan y tế công cộng để được cung cấp thông tin và hướng dẫn đáng tin cậy về bệnh do vi rút Ebola. Mặc dù hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu nào cho căn bệnh này, song phương pháp điều trị tốt nhất là bệnh nhân được nhân viên y tế điều trị hỗ trợ tích cực, tuân thủ nghiêm ngặt các biện pháp phòng chống nhiễm khuẩn. 

Bệnh do vi rút Ebola có thể được kiểm soát thông qua các biện pháp bảo vệ đã được khuyến cáo.

Tổ chức Y tế thế giới đã làm gì để bảo vệ sức khỏe người dân trong thời gian xảy ra dịch bệnh?

Tổ chức Y tế thế giới đã cung cấp khuyến cáo kỹ thuật giúp các quốc gia và cộng đồng chuẩn bị ứng phó và phòng chống dịch bệnh do vi rút Ebola. Tổ chức Y tế thế giới đã triển khai các hoạt động, gồm:

  • Giám sát dịch bệnh và chia sẻ thông tin giữa các khu vực để phát hiện bùng phát dịch;
  • Hỗ trợ kỹ thuật để điều tra và khống chế các mối đe dọa của dịch bệnh tới sức khỏe- như hỗ trợ thực địa để phát hiện người nhiễm và theo dõi các mô hình dịch bệnh;
  • Khuyến cáo các biện pháp phòng và điều trị bệnh;
  • Cung cấp chuyên gia và phân phối các trang thiêt bị y tế (như phương tiện phòng hộ cá nhân cho cán bộ y tế), khi được yêu cầu;
  • Truyền thông nâng cao nhận thức về đặc tính của bệnh, các biện pháp phòng chống lây nhiễm; và
  • Khởi động mạng lưới các chuyên gia quốc tế và khu vực để cung cấp các hỗ trợ kỹ thuật khi được yêu cầu, và giúp giảm các tác động tới sức khỏe toàn cầu, cũng như hạn chế các trở ngại tới du lịch và giao thương quốc tế.

Có phải trong thời gian xảy ra dịch bệnh số ca mắc bệnh do vi rút Ebola được cơ quan y tế báo cáo có thể tăng hoặc giảm? Vì sao vậy?

Trong thời gian xảy ra dịch bệnh do vi rút Ebola, cơ quan y tế công cộng của nước có dịch báo cáo số ca mắc và tử vong. Những con số đó có thể thay đổi hàng ngày. Con số ca mắc bao gồm cả những ca nghi ngờ và những ca đã được xác định nhiễm vi rút Ebola. Số liệu về số ca nghi ngờ và số ca đã được xác định có khi được báo cáo đồng thời, có khi lại tách riêng. Do đó con số những ca nghi ngờ nhiễm và số ca đã được xác định có thể thay đổi. 

Việc phân tích xu hướng dữ liệu ca bệnh theo thời gian, với các thông tin bổ sung, thường giúp ích nhiều hơn cho việc đánh giá tình hình sức khỏe công cộng và quyết định biện pháp ứng phó thích hợp.

Việc đi lại trong thời gian xảy ra dịch bệnh do vi rút Ebola có an toàn không? Tổ chức Y tế thế giới có khuyến cáo gì cho người du lịch không?

Trong thời gian xảy ra dịch bệnh, Tổ chức Y tế Thế giới thường xuyên theo dõi và đánh giá tình hình sức khỏe cộng đồng, và sẽ đưa ra các khuyến cáo về hạn chế đi lại và giao thương quốc tế nếu cần, và có thể thông báo cho nhà chức trách các nước để triển khai áp dụng những khuyến cáo đó. Tổ chức Y tế Thế giới hiện đang xem xét và dự định sẽ đưa ra các khuyến cáo về đi lại trong mấy ngày tới. 

Mặc dù người đi du lịch cần luôn cảnh giác để bảo vệ sức khỏe bản thân và những người xung quanh, song nguy cơ lây nhiễm cho người đi du lịch rất thấp, do bệnh lây truyền từ người sang người qua tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết cơ thể hay các chất bài tiết của người nhiễm bệnh.

Đi du lịch cùng người bị nhiễm vi rút Ebola có an toàn không?

Cũng như những người bị ốm hay mắc bất kỳ bệnh nào khác, luôn có khả năng người đã bị phơi nhiễm vi rút Ebola quyết định đi du lịch. Nếu người đó chưa xuất hiện triệu chứng (mời tham khảo Câu hỏi thường gặp #4), thì họ không có khả năng làm lây bệnh do vi rút Ebola cho những người xung quanh. Nếu đã có triệu chứng, người đó cần đến ngay cơ sở y tế khi bắt đầu cảm thấy những dấu hiệu đầu tiên, để được chăm sóc và điều trị. Họ cũng cần phải thông báo cho phi hành đoàn hay đoàn thủy thủ, hoặc đến ngay cơ sở y tế để được điều trị, chăm sóc ngay khi tới một điểm đến nào đó. Những người đang đi du lịch mà xuất hiện triệu chứng bệnh do vi rút Ebola cần phải được cách ly để tránh lây truyền cho người khác. Mặc dù nguy cơ đối với những người đồng hành trong trường hợp đó là rất thấp, song cần điều tra ngược lại quá trình tiếp xúc trong những tình huống như vậy.

Đến Tây Phi vì công việc hoặc thăm gia đình, bạn bè liệu có an toàn không?

Nguy cơ một người đi du lịch hoặc làm ăn bị nhiễm vi rút Ebola trong thời gian lưu lại vùng bị ảnh hưởng, và mắc bệnh sau khi trở về là vô cùng thấp, kể cả nếu trong thời gian đó họ có đến những địa phương nơi những ca bệnh đầu tiên được ghi nhận. Bệnh chỉ lây truyền từ người sang người qua tiếp xúc trực tiếp với máu, các chất bài tiết, cơ quan hay dịch tiết cơ thể của người hay động vật nhiễm bệnh hoặc tử vong do vi rút Ebola, là những điều khó có khả năng xảy ra với một người đi du lịch thông thường. Mặc dù vậy, những người đi du lịch cần tránh những tiếp xúc như vậy. 

Nếu bạn đi thăm gia đình hoặc bạn bè ở những khu vực bị ảnh hưởng, nguy cơ cũng thấp tương tự như vậy, trừ phi bạn có tiếp xúc trực tiếp với cơ thể một người mắc bệnh hoặc chết do vi rút Ebola. Nếu như vậy, bạn cần báo ngay cho cơ quan y tế công cộng để được điều tra quá trình tiếp xúc. Điều tra quá trình tiếp xúc được sử dụng để xác định là bạn chưa bị phơi nhiễm bệnh do vi rút Ebola, và để giám sát nhằm ngăn chặn bệnh lây lan.

Khuyến cáo chung của Tổ chức Y tế Thế giới về việc đi lại, du lịch

  • Người đi du lịch cần tránh mọi tiếp xúc với bệnh nhân nhiễm vi rút Ebola.
  • Nhân viên y tế đến những vùng bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Ebola cần tuân thủ chặt chẽ hướng dẫn kiểm soát nhiễm khuẩn được Tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo.
  • Bất kỳ người nào đã từng lưu lại ở những vùng có các ca bệnh được ghi nhận trong thời gian gần đây cần cảnh giác theo dõi xem có triệu chứng nhiễm vi rút không, và đến ngay cơ sở y tế nếu thấy những dấu hiệu đầu tiên của bệnh.
  • Các nhà lâm sàng điều trị, chăm sóc cho người du lịch từ các vùng bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Ebola trở về và có các triệu chứng phù hợp với bệnh cần cân nhắc khả năng đó là bệnh do vi rút Ebola.

Nhật Minh

(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)

相关内容
  • Qùa tặng mỹ phẩm ‘hạ gục’ phái đẹp nhân dịp Quốc tế Phụ nữ 8/3
  • Các bộ phải hoàn thành nhiều nhiệm vụ phát triển thanh toán không tiền mặt trước 1/7
  • Nỗi khổ trong cuộc sống và hẹn hò của chàng trai có chiều cao 2,1m
  • Ba nhóm hàng xuất khẩu qua cảng TPHCM tăng ấn tượng
  • Nissan trình làng chiếc ô tô SUV mới đẹp long lanh, giá từ 311 triệu đồng
  • Bộ NN&PTNT kiến nghị cho tiếp tục xuất khẩu gạo nếp
  • Bật báo động đỏ cứu nam thanh niên bị thanh sắt gần 2m đâm thấu ngực suýt chết
  • Nữ bệnh nhân ở Quảng Bình tử vong sau khi mổ u xơ tử cung
推荐内容
  • VinFast khánh thành nhà máy sản xuất ô tô
  • TPHCM đấu giá 3 lô đất tái định cư trong dự án Khu đô thị mới Thủ Thiêm
  • Lý do người đàn ông có kim trong não suốt 20 năm mà không hay biết
  • Nuôi dưỡng lòng trắc ẩn cho con trẻ từ những câu chuyện về Giáng sinh
  • Khách nhiều – doanh thu ít: Mảnh ghép còn thiếu của du lịch Đồng Tháp
  • Hàng xuất khẩu bị trả về tăng đột biến tại cảng Cái Mép