【kết quả bóng đá tỷ số hôm nay】Lừa đảo qua mạng, cảnh báo nhiều vẫn "dính"
Cụ thể, kẻ lừa đảo đã biết về giao dịch giữa 2 bên và nhiều khả năng đã giả mạo e-mail của doanh nghiệp Thổ Nhĩ Kỳ để yêu cầu doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam chuyển tiền mua hàng vào tài khoản cá nhân. Ngay sau khi doanh nghiệp Việt Nam chuyển tiền, kẻ gian đã tới ngân hàng và rút toàn bộ số tiền kể trên.
Hiện Thương vụ Việt Nam tại Thổ Nhĩ Kỳ đang tư vấn cho doanh nghiệp 2 bên xử lý và tìm cách thu hồi số tiền bị chiếm đoạt, song đây cũng là bài học cho các doanh nghiệp Việt Nam khác về bảo mật thông tin khi làm việc với đối tác nước ngoài.
Cũng theo cơ quan này, trong vài năm trở lại đây, các thủ đoạn lừa đảo trong giao thương đã trở nên tinh vi hơn nhiều, với nhiều hình thức như sử dụng tin tặc thâm nhập địa chỉ thư điện tử của hai bên doanh nghiệp đang có giao dịch để đánh cắp thông tin, giả mạo nội dung giao dịch nhằm yêu cầu chuyển tiền thanh toán vào tài khoản của kẻ lừa đảo.
Những kẻ lừa đảo lợi dụng sự bất cẩn của các doanh nghiệp Việt Nam trong giao dịch như: không thẩm định các thông tin về doanh nghiệp đối tác, không sử dụng các biện pháp liên lạc trực tiếp khác như điện thoại, fax để xác minh thông tin về tài khoản nhận tiền hàng khi khác với tài khoản ghi trong hợp đồng đã ký, thậm chí tận dụng những khó khăn về ngôn ngữ, thời gian giao dịch...
Tuy nhiên, cũng phải thẳng thắn thừa nhận rằng, các doanh nghiệp cũng mất cảnh giác, không có việc kiểm tra chéo, trao đổi trực tiếp với đối tác, nhất là trong thời gian nghỉ lễ dài ngày.
Để hạn chế những sự việc đáng tiếc tương tự trong tương lai, các doanh nghiệp Việt Nam trước khi thực hiện giao dịch nên chú ý một số điểm: Khi giao dịch với đối tác nước ngoài, các doanh nghiệp Việt Nam nên dùng e-mail chính thức của công ty thay vì sử dụng các dịch vụ miễn phí từ gmail, yahoo... để tránh bị giả mạo hay gần giống e-mail thật (thay đổi một vài chữ gần giống nhau); nên chủ động yêu cầu đối tác sử dụng e-mail chính thức trong trường hợp đối tác cung cấp email từ các dịch vụ miễn phí kể trên.
Trong giao dịch qua e-mail, các doanh nghiệp phải đặc biệt lưu ý địa chỉ người nhận, nhất là các thư gửi những thông tin quan trọng của giao dịch như: bản sao bộ chứng từ giao hàng và tài khoản nhận tiền qua điện chuyển tiền.
Bên cạnh liên lạc qua email, doanh nghiệp cũng cần có những liên hệ trực tiếp với đối tác thông qua các đường khác như điện thoại hay fax chính thức, nhất là khi đối tác yêu cầu thanh toán vào tài khoản khác với tài khoản đã ghi trong hợp đồng ký kết.
(责任编辑:Thể thao)
- ·BĐS bi đát: Thiếu niềm tin hay thiếu tiền?
- ·Ninh Thuận có 3 dự án khu đô thị chưa có nhà đầu tư
- ·TP.HCM: Kêu gọi đầu tư dự án giết mổ gia súc rồi đẩy doanh nghiệp tới bờ vực
- ·Quốc lộ 13: Chỉnh trang, trồng cây xanh tạo điểm nhấn cảnh quan
- ·Giá xăng dầu hôm nay 09/8/2024: Thế giới và trong nước trái chiều
- ·Quy hoạch chung đô thị Dĩ An phải bám sát quy hoạch chung của tỉnh
- ·Cả nước có hơn 120.000 doanh nghiệp thành lập mới trong 11 tháng
- ·Nỗ lực cải cách hành chính
- ·'Đến được trường, chân em cũng bật máu'
- ·Thủ tướng Chính phủ phê chuẩn nhân sự thành phố Cần Thơ và Đồng Nai
- ·Đói cơm, thiếu thuốc biết nhờ cậy ai!
- ·Thủ tướng phê chuẩn nhân sự 6 tỉnh Lâm Đồng, Sóc Trăng, Đắk Nông, Long An, Hậu Giang, Phú Yên
- ·Quan hệ hợp tác giữa vương quốc Bỉ và Việt Nam: Dư địa rộng mở cùng với EVFTA
- ·Ðề nghị thực hiện cơ chế đặc thù về thu nhập của cán bộ, công chức, viên chức
- ·Xót xa cảnh mẹ bệnh nuôi con mù
- ·Hải Phòng: Tiếp tục đấu giá tìm chủ đầu tư cho khu du lịch 3.000 tỷ đồng ở Cát Bà
- ·10 tháng đầu năm, giải ngân vốn đầu tư công của TP.HCM chỉ đạt 56,4%
- ·Tasco muốn đầu tư hơn 500 tỷ làm dự án khu đô thị tại Phú Thọ
- ·Cháu bé 2 tuổi bị bỏ rơi với căn bệnh đa dị tật bẩm sinh
- ·TP Hồ Chí Minh: Thị trường mặt bằng cho thuê khởi sắc