【bang sep hang laliga】Việt Nam có thể tăng trưởng nhanh nhất châu Á
Hãng tin Bloomberg ngày 23/3 đã đăng tải bài viết phân tích về các triển vọng kinh tế của Việt Nam.
Việt Nam trở lại đường đua
Bài viết nhận định,ệtNamcóthểtăngtrưởngnhanhnhấtchâuÁbang sep hang laliga dòng tiền lớn từ các nhà đầu tư như Samsung, Intel đang góp phần đưa Việt Nam trở lại đường đua để trở thành “con hổ” tiếp theo của châu Á. Thời kỳ “đổi mới” những năm 1980 mang lại cho Việt Nam mức tăng trưởng trên 7% đã chấm dứt vài năm gần đây với gánh nặng nợ xấu ở các DNNN.
Theo PwC, Việt Nam có khả năng trở thành một trong những nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất thế giới vào năm 2050. Không chỉ có những lợi thế về chi phí rẻ so với Trung Quốc, Việt Nam cũng là nơi các doanh nghiệp Nhật Bản tăng cường đầu tư khi tình hình căng thẳng Nhật - Trung quay trở lại.
“Việt Nam có đủ các điều kiện để trở thành nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất châu Á nếu nước này vượt qua những thách thức trong khu vực nhà nước”, Vikram Nehru, một chuyên gia nghiên cứu Đông Nam Á từ Washington nhận định.
Sức bật tăng trưởng
Những dấu hiệu cho đà tăng trưởng nhanh đang hội tụ. Theo đó, năm 2014, Việt Nam vượt qua các nước trong ASEAN để trở thành nhà xuất khẩu lớn nhất vào Mỹ. Đầu tư nước ngoài vào Việt Nam đã tăng lên mức 12,35 tỷ USD trong năm 2014, mức tăng 7,4% so với năm 2013. Hoạt động của Samsung tăng trưởng mạnh đến mức Chính phủ đã cho phép mở nhà ga riêng cho công ty này tại cảng hàng không Nội Bài.
Cùng với đó, hiện tại đang cho thấy, nhiều nhà sản xuất cũng đang có kế hoạch chuyển từ Trung Quốc sang Việt Nam. Hãng sản xuất máy in Kyocera (Nhật Bản) có kế hoạch tăng gấp 4 sản lượng tại Việt Nam đến tháng 3/2018. Với việc chuyển nhà máy từ Trung Quốc sang, Việt Nam sẽ trở thành nước sản xuất lớn nhất của Hãng này.
Theo chuyên gia kinh tế Frederic Neumann của HSBC tại Hồng Kong, Việt Nam thực sự là nước hưởng lợi từ việc Trung Quốc giảm dần lợi thế cạnh tranh và đồng tiền mạnh. Chỉ số chứng khoán chính của Việt Nam đã tăng 5,5% từ đầu năm tới nay, so với 4,1% ở Indonesia, 2,4% ở Malaysia và 2,2% tại Thái Lan.
Dân số trẻ cũng là một lợi thế lớn. Theo thống kê của Liên Hợp quốc, năm 2012, Trung Quốc có 13% dân số tuổi từ 60 trở lên, trong khi tỷ lệ này ở Việt Nam là 9%. Hơn 40% dân số Việt Nam trong độ tuổi lao động. Mức lương bình quân tháng ở Việt Nam năm 2013 là 197 USD, so với Thái Lan là 391 USD và Trung Quốc là 613 USD. Mức chênh lệch này đang tiếp tục tăng. Tổ chức thông tin kinh tế dự báo năm 2019, chi phí sản xuất mỗi giờ ở Trung Quốc sẽ bằng 177% ở Việt Nam, so với mức 147% năm 2012.
Nợ xấu
Bên cạnh đó, cũng có không ít lời cảnh báo để kiềm chế sự lạc quan. Các ngân hàng ở Việt Nam đang chật vật với gánh nặng nợ xấu. Chính phủ đang nỗ lực cải thiện hiệu quả của các DNNN. Cơ sở hạ tầng chưa đồng bộ, trình độ lao động và tham nhũng vẫn là những nguy cơ lớn. Việt Nam xếp thứ 119 trong số 175 nước và vùng lãnh thổ trong xếp hạng chỉ số mức độ tham nhũng năm 2014 của Tổ chức Minh bạch quốc tế. Bên cạnh đó, nhiều nước ASEAN khác như Malaysia, Philippines đang cạnh tranh với Việt Nam để thu hút đầu tư, tạo việc làm.
Phần lớn các DN FDI ở Việt Nam đầu tư vào lĩnh vực sản xuất cấp thấp, khi Trung Quốc đã mức cao hơn trong chuỗi giá trị. Nhà nghiên cứu Karel Eloot của McKinsey & Co cho rằng, năng suất lao động trong lĩnh vực sản xuất ở Việt Nam rất thấp. Đây là rào cản lớn nhất cho việc mở rộng sản xuất ở Việt Nam.
Ngôi sao Mê kông
Trong năm 2014, Việt Nam sẽ bán một lượng kỷ lục các DNNN. Kế hoạch của Chính phủ, hiện còn khoảng 280 DNNN sẽ tiếp tục bán vốn trong năm nay. Đây là một tín hiệu tích cực cho các ngân hàng, Hãng Moody’s đánh giá. Bên cạnh đó, Việt Nam đang tích cực đàm phán Hiệp định thương mại tự do với EU, và Hiệp định TPP với Mỹ.
Cùng với đó, Ngân hàng ANZ đã nâng dự báo tăng trưởng của Việt Nam lên mức 6,5% trong năm nay và năm tới, với tín hiệu là doanh số bán lẻ tăng mạnh và sản lượng công nghiệp, xây dựng tăng.
Xuất khẩu của Thái Lan - nước được giới truyền thông và các chuyên gia coi là "con hổ" châu Á trước khi cuộc khủng hoảng tài chính 1997 – 1998 nổ ra, đã giảm trong hai năm qua. Ngược lại, xuất khẩu của Việt Nam trong năm 2014 đã tăng gần 14%.
“Việt Nam sẽ thay thế Thái Lan trở thành ngôi sao Mê kông mới”, Tim Condon, Giám đốc nghiên cứu châu Á tại ING Groep nhận xét./.
H.Y (theo Bloomberg)
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Vui xuân không quên đồng ruộng
- ·UAV Nga tập kích pháo tự hành PzH 2000 của Đức tại Ukraine
- ·Ukraine muốn sửa hiến pháp về căn cứ quân sự nước ngoài, Mỹ phản ứng vụ cầu Crưm
- ·Băn khoăn chuyện “thông hành” cho người bệnh
- ·Giá vàng hôm nay 09/5/2024: Lập đỉnh lịch sử 88 triệu đồng một lượng
- ·Tỷ giá hôm nay (13/9): USD trung tâm tiếp đà giảm phiên thứ ba liên tiếp
- ·Tỷ giá hôm nay (24/9): USD trung tâm tăng phiên đầu tuần mới
- ·Ngày hội mắt khỏe
- ·Sở Công Thương Long An: Quyết liệt triển khai nhiệm vụ ngay từ đầu năm
- ·Hàng loạt thuốc kém chất lượng bị Cục Quản lý Dược đình chỉ lưu hành
- ·Dự báo giá xăng dầu: Có thể tăng từ 200
- ·Tỷ giá Yen Nhật hôm nay 4/5/2024: Đồng Yen Nhật tiếp đà tăng vùn vụt
- ·Hơn 36 nghìn ca sốt xuất huyết, 11 người tử vong
- ·Ý thức với bảo hiểm y tế
- ·Những mẫu rèm vải đẹp tại Rèm cửa Minh Đăng
- ·Bắc Ninh: Xử phạt trong lĩnh vực kinh doanh hàng giả hơn 3,3 tỷ đồng
- ·Room” tín dụng cạn dần, nguy cơ tín dụng đen nảy nở
- ·Áp lực về tỷ giá vẫn còn nhưng sẽ dịu bớt vào cuối năm
- ·Hà Nội: Liên kết hợp tác sản xuất, tiêu dùng bền vững trong chuỗi ngành gốm sứ
- ·Lo ngại khi Zika lây lan mạnh ở các nước láng giềng