会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【lịch thi đấu bóng hôm nay và ngày mai】Ứng phó bão số 9!

【lịch thi đấu bóng hôm nay và ngày mai】Ứng phó bão số 9

时间:2025-01-11 08:23:55 来源:Nhà cái uy tín 作者:Ngoại Hạng Anh 阅读:278次

bao

Trong 6 giờ vừa qua,Ứngphóbãosốlịch thi đấu bóng hôm nay và ngày mai bão số 9 có xu hướng dịch chuyển xuống phía Nam, ở huyện đảo Phú Quý đã có gió giật mạnh cấp 8.

Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 9-10 (75-100km/giờ), giật cấp 12.

Trong 6 giờ vừa qua, bão số 9 có xu hướng dịch chuyển xuống phía Nam, ở huyện đảo Phú Quý đã có gió giật mạnh cấp 8.

Hồi 7 giờ ngày 24/11, vị trí tâm bão ở vào khoảng 9,8 độ Vĩ Bắc; 109,5 độ Kinh Đông, cách đảo Phú Quý khoảng 100km, cách Phan Thiết khoảng 190km, cách Vũng Tàu khoảng 240km, cách Bến Tre 300km. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 9-10 (75-100km/giờ), giật cấp 12.

Bán kính gió mạnh cấp 6, giật cấp 8 khoảng 150km tính từ tâm bão; bán kính gió mạnh cấp 10, giật cấp 12 khoảng 50km.

Dự báo trong 12 giờ tới, bão di chuyển theo hướng Tây mỗi giờ đi được khoảng 10-15km. Đến 19 giờ ngày 24/11, vị trí tâm bão ở khoảng 9,9 độ Vĩ Bắc; 108,1 độ Kinh Đông, ngay trên vùng biển các tỉnh từ Bình Thuận đến Bến Tre. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 9-10 (75-100km/giờ), giật cấp 12. Bán kính gió mạnh cấp 6, giật cấp 8 khoảng 150km tính từ tâm bão; bán kính gió mạnh cấp 10, giật cấp 12 khoảng 50km.

Trong 12 đến 24 giờ tiếp theo, bão di chuyển theo hướng Tây mỗi giờ đi được khoảng 10-15km và đi vào đất liền các tỉnh từ Bình Thuận đến Bến Tre với cường độ mạnh cấp 7-8 sau đó suy yếu thành áp thấp nhiệt đới.

Đến 7 giờ ngày 25/11, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở khoảng 10,3 độ Vĩ Bắc; 106,8 độ Kinh Đông, trên đất liền ven biển các tỉnh từ Bình Thuận đến Bến Tre. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 7 (50-60km/giờ), giật cấp 9. Bán kính gió mạnh cấp 6, giật cấp 8 khoảng 70km tính từ tâm áp thấp nhiệt đới.

Vùng nguy hiểm trên Biển Đông trong 24 giờ tới: (gió mạnh cấp 6 trở lên) từ vĩ tuyến 8,5 đến 12,5 độ Vĩ Bắc; phía Tây kinh tuyến 112,5 độ Kinh Đông.

Trong 24 đến 48 giờ tiếp theo, áp thấp nhiệt đới di chuyển chủ yếu theo hướng Tây và suy yếu dần thành một vùng áp thấp.

Cấp độ rủi ro thiên tai: cấp 3.

TP. Hồ Chí Minh: Từ chiều và đêm nay có mưa rất to (200-250mm) và có khả năng dông, lốc xoáy. Nguy cơ rất cao mưa lớn kết hợp triều cường gây ngập lụt diện rộng.

Cảnh báo gió mạnh trên biển: Do ảnh hưởng của không khí lạnh kết hợp với hoàn lưu bão số 9, ở vùng biển các tỉnh từ Quảng Ngãi đến Phú Yên có gió mạnh cấp 6, giật cấp 8; vùng biển từ Khánh Hòa đến Bà Rịa - Vũng Tàu (bao gồm cả huyện đảo Phú Quý) có gió mạnh cấp 6-7, sau tăng lên cấp 8, vùng gần tâm bão đi qua cấp 9-10, giật cấp 12. Biển động rất mạnh. Sóng trên biển vùng gần tâm bão cao 4-6m, vùng gần bờ cao 3-5m.

Cảnh báo gió mạnh trên đất liền: Từ chiều nay (24/11), trên đất liền các tỉnh từ Bình Thuận đến Bà Rịa-Vũng Tàu có gió mạnh cấp 6-7, giật cấp 8-9; riêng vùng ven biển Bình Thuận và Bà Rịa - Vũng Tàu có gió mạnh cấp 7-8, giật cấp 10. Vùng ven biển các tỉnh Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh có gió mạnh cấp 6, giật cấp 7-8. Sâu trong đất liền các tỉnh Đông Nam Bộ có gió giật mạnh cấp 6-7 và nguy cơ dông mạnh, lốc xoáy trên toàn bộ khu vực Nam Bộ trong chiều nay (24/11).

Cảnh báo mưa lớn: Do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 9 kết hợp với không khí lạnh, từ nay đến 26/11 ở các tỉnh từ Thừa Thiên Huế đến Bình Thuận, Nam Tây Nguyên và Đông Nam Bộ có mưa rất to (300-400mm/đợt); Bắc Tây Nguyên và Tây Nam Bộ có mưa to (100-200mm/đợt).

Cảnh báo lũ: Từ nay đến 27/11, trên các sông từ Quảng Trị đến Bình Thuận, các tỉnh miền Đông Nam Bộ và khu vực Tây Nguyên xuất hiện một đợt lũ. Đỉnh lũ trên các sông từ Quảng Trị đến Quảng Nam và khu vực Tây Nguyên khả năng ở mức BĐ1-BĐ2 và trên BĐ2; các sông từ Quảng Ngãi đến Bình Thuận ở mức BĐ2-BĐ3 và trên BĐ3. Nguy cơ cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất vùng núi, ngập lụt vùng trũng thấp, đô thị tại các tỉnh trên. Cấp độ rủi ro thiên tai: cấp 1-2.

bao

Thủ tướng chỉ đạo ứng phó bão số 9

Thủ tướng Chính phủ vừa ký ban hành Công điện 1671/CĐ-TTg chỉ đạo tập trung ứng phó với bão số 9 và mưa lũ.

Nội dung Công điện nêu rõ: Do ảnh hưởng của bão số 8, trong các ngày 17-18 tháng 11/2018 tại một số tỉnh Nam Trung Bộ đã xảy ra mưa lớn, sạt lở đất gây thiệt hại rất nặng nề về người và tài sản của nhân dân, nhất là tại thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa.

Chiều ngày 22/11, áp thấp nhiệt đới trên biển Đông đã mạnh lên thành bão (cơn bão số 9) và đang di chuyển hướng về khu vực quần đảo Trường Sa và đất liền nước ta.

Dự báo, bão số 9 còn tiếp tục mạnh thêm; ngày 24 hoặc sáng 25/11, vùng tâm bão có khả năng ảnh hưởng trực tiếp và đổ bộ vào khu vực các tỉnh Nam Trung Bộ và Đông Nam Bộ với sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão cấp 9-10, giật cấp 11-12 và gây mưa lớn trên diện rộng, nguy cơ ngập sâu, lũ ống, lũ quét, sạt lở đất tại các tỉnh Trung Bộ và Nam Tây Nguyên, nhất là tại các khu vực đã bị ảnh hưởng của mưa lớn do bão số 8 vừa qua.

Khu vực dự kiến bão đổ bộ có nhiều hoạt động kinh tế trên biển, đảo và ven biển, đã bị thiệt hại nặng nề do bão số 12 năm 2017 và bão số 8/2018, đặc biệt là tỉnh Khánh Hòa. Đây là cơn bão cường độ mạnh, do tác động của không khí lạnh diễn biến của bão còn rất phức tạp, hướng di chuyển, cường độ, phạm vi ảnh hưởng của bão có thể còn có những thay đổi.

Để chủ động ứng phó, hạn chế thiệt hại do bão số 9 và mưa lũ, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Ban Chỉ đạo trung ương về phòng chống thiên tai, Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, các Bộ, ngành có liên quan và các địa phương khu vực có nguy cơ ảnh hưởng của bão, mưa lũ tổ chức theo dõi chặt chẽ diễn biến, kịp thời chỉ đạo, triển khai các phương án ứng phó theo phương châm “bốn tại chỗ”, tập trung một số nhiệm vụ sau:

1. Đối với trên biển và các đảo:

- Tiếp tục tổ chức rà soát, kiểm đếm tàu thuyền, phương tiện hoạt động trên biển, quản lý chặt chẽ việc ra khơi của tàu thuyền (kể cả các tàu cá, tàu vận tải, tàu du lịch), nhất là đối với các tàu thuyền hoạt động xa bờ để hướng dẫn di chuyển không đi vào khu vực nguy hiểm hoặc kêu gọi về nơi tránh trú an toàn. Tùy theo diễn biến của bão và tình hình cụ thể tại địa phương, quyết định thực hiện việc cấm biển.

- Hướng dẫn neo đậu tàu thuyền tại nơi tránh trú, triển khai các phương án đảm bảo an toàn cho người và phương tiện tại nơi tránh trú, kể cả đối với các tàu vãng lai của địa phương khác và tàu quốc tế.

- Tổ chức, hướng dẫn gia cố và thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn, giảm thiệt hại đối với lồng bè, khu vực nuôi trồng thủy, hải sản.

2. Trên đất liền:

a) Đối với khu vực ven biển, đồng bằng và đô thị:

- Khẩn trương rà soát phương án sơ tán, di dời dân cư, chuẩn bị sẵn sàng lực lượng, phương tiện để triển khai phương án bảo đảm an toàn tính mạng cho người dân tại các khu vực nguy hiểm, nhất là tại các khu vực ven biển, cửa sông có nguy cơ ngập sâu do nước biển dâng, sóng, gió lớn, sạt lở, trên các lồng bè, chòi canh nuôi trồng thủy hải sản, khu vực gần các cột tháp cao, các nhà không bảo đảm an toàn. Kiên quyết không để người ở lại trên tàu thuyền, lồng bè, chòi canh nuôi trồng thủy hải sản khi bão đổ bộ vào.

- Chỉ đạo, hướng dẫn chằng chống, gia cố nhà cửa, trụ sở, trường học, bệnh viện, kho tàng, các công trình công cộng, đặc biệt đối với công trình cột, tháp cao; tổ chức cắt tỉa cành cây tại các khu đô thị, hạn chế thiệt hại do bão.

- Triển khai các phương án bảo vệ sản xuất, tập trung thu hoạch các diện tích lúa đã chín; chủ động tiêu nước chống úng ngập đối với các đô thị và bảo vệ sản xuất nông nghiệp.

- Triển khai các biện pháp đảm bảo an toàn cho các công trình, bến cảng, khu kinh tế, khu công nghiệp, nhà máy, xí nghiệp, kho tàng, công trình đang thi công ven biển, các công trình cột tháp cao, khu khai thác khoáng sản.

- Triển khai các biện pháp bảo vệ đê điều, nhất là các tuyến đê, kè biển bị sự cố, đang thi công; đảm bảo an toàn hệ thống điện, thông tin liên lạc, sẵn sàng lực lượng, vật tư để ứng cứu, khắc phục kịp thời các sự cố.

- Căn cứ tình hình cụ thể tại địa phương triển khai phương án đảm bảo an toàn cho người và tài sản đối với các hoạt động du lịch trên các đảo và ven biển; quyết định cho học sinh nghỉ học; kiểm soát giao thông, nhất là trên các tuyến cao tốc, các cầu vượt biển để bảo đảm an toàn trong thời gian bão đổ bộ vào.

b) Đối với khu vực miền núi, nhất là miền Trung và Tây Nguyên:

- Rà soát các khu vực có nguy cơ cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất, ngập sâu khi mưa lớn; sẵn sàng sơ tán, di dời dân cư ra khỏi khu vực nguy hiểm để đảm bảo an toàn tính mạng cho người dân.

- Triển khai các biện pháp đảm bảo an toàn đập, hồ chứa nước, nhất là đối với các đập, hồ chứa nước xung yếu. Vận hành các hồ chứa thủy lợi, thủy điện phù hợp để đảm bảo an toàn cho công trình và vùng hạ du, đồng thời đảm bảo nguồn nước phục vụ cho sản xuất, sinh hoạt.

- Chủ động dự trữ lương thực, thực phẩm, hàng hóa thiết yếu tại các khu vực có nguy cơ bị chia cắt; sẵn sàng lực lượng, vật tư, phương tiện để khắc phục sự cố, bảo đảm giao thông thông suốt trên các trục giao thông chính.

3. Một số nhiệm vụ cụ thể đối với các bộ, ngành:

- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo công tác đảm bảo an toàn, hướng dẫn neo đậu tàu thuyền của ngư dân và triển khai các biện pháp bảo vệ, giảm thiệt hại đối với sản xuất nông nghiệp, thủy sản; bảo vệ an toàn hồ đập thuỷ lợi, đê điều, nhất là đối với các tuyến đê, kè biển xung yếu.

- Bộ Công thương chỉ đạo đảm bảo an toàn đối với hoạt động thăm dò, khai thác khoáng sản và dầu khí trên biển; vận hành an toàn các hồ đập thuỷ điện, hệ thống điện; bảo đảm nguồn lương thực, thực phẩm, hàng hóa thiết yếu.

- Bộ Giao thông vận tải chỉ đạo các biện pháp bảo đảm an toàn cho tàu thuyền, phương tiện vận tải; chủ động bố trí lực lượng, vật tư, thiết bị tại các khu vực trọng điểm có nguy cơ ngập lụt, sạt lở do mưa lũ để sẵn sàng khắc phục ngay khi xảy ra sự cố, bảo đảm giao thông trên các tuyến giao thông chính.

- Bộ Xây dựng chỉ đạo, hướng dẫn các biện pháp bảo đảm an toàn cho các công trình xây dựng, các công trình cao tầng, công trình cột tháp cao,…

- Bộ Thông tin và Truyền thông chỉ đạo triển khai các biện pháp đảm bảo an toàn hệ thống thông tin, đảm bảo thông tin liên lạc phục vụ công tác chỉ đạo điều hành ứng phó bão.

- Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo công tác đảm bảo an toàn cho học sinh khu vực bão đổ bộ.

- Bộ Ngoại giao theo dõi sát tình hình, chủ động liên hệ với các nước, vùng lãnh thổ trong khu vực để giúp đỡ, hỗ trợ ngư dân, tàu cá Việt Nam vào tránh trú bão đảm bảo an toàn.

- Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức theo dõi chặt chẽ diễn biến của bão, mưa lũ, kịp thời dự báo, cung cấp thông tin đến người dân và các cơ quan liên quan để phục vụ công tác chỉ đạo, ứng phó.

- Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an rà soát phương án, chỉ đạo các đơn vị đóng trên địa bàn có nguy cơ ảnh hưởng của bão, mưa lũ bố trí lực lượng, phương tiện tại các khu vực trọng điểm để sẵn sàng hỗ trợ địa phương sơ tán nhân dân, cứu hộ, cứu nạn khi có yêu cầu; đảm bảo an ninh trật tự tại khu vực bão đổ bộ và an toàn giao thông.

- Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai phối hợp với các cơ quan có liên quan tổ chức theo dõi chặt chẽ diễn biến của bão và mưa lũ; thường xuyên cập nhật, công bố vùng nguy hiểm để tàu thuyền, phương tiện vận tải không đi vào và chủ động thoát ra khỏi khu vực nguy hiểm; kịp thời chỉ đạo, đôn đốc các Bộ, ngành và địa phương triển khai các biện pháp ứng phó; báo cáo Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo xử lý những vấn đề vượt thẩm quyền.

- Các Bộ, ngành khác theo chức năng quản lý nhà nước và nhiệm vụ chủ động phối hợp với các địa phương triển khai các biện pháp ứng phó với bão theo phương châm “bốn tại chỗ”, sẵn sàng hỗ trợ địa phương khi có yêu cầu.

- Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam và các cơ quan thông tấn, báo chí tăng thời lượng phát sóng, đưa tin về diễn biến của bão, mưa lũ và phổ biến kỹ năng ứng phó với bão và mưa lũ để người dân, tổ chức chủ động phòng, chống, giảm thiểu thiệt hại.

Chủ động cho học sinh nghỉ học nếu có mưa lớn

Trưa 22/11, Sở Giáo dục và Đào tạo Khánh Hòa đã phát thông báo tới các phòng giáo dục và đào tạo, đơn vị trực thuộc về việc phòng chống bão số 9.

Cụ thể, sở yêu cầu các đơn vị thực hiện các phương án phòng, chống lụt bão năm 2018 của các đơn vị, đồng thời phân công cán bộ lãnh đạo, quản lý đơn vị thường xuyên theo dõi diễn biến của bão và giải quyết kịp thời các tình huống xảy ra ở đơn vị mình.

Các đơn vị kiểm tra, rà soát kỹ các khu vực dễ bị ảnh hưởng trực tiếp của bão; chỉ đạo, hướng dẫn che chắn, chằng chống, gia cố trụ sở, trường học, di chuyển bàn, ghế, hồ sơ, tài liệu, học liệu và trang thiết bị dạy và học lên cao để tránh hư hỏng khi ngập lụt; đảm bảo an toàn tính mạng của cán bộ, giáo viên, học sinh.

Các đơn vị trường học phải thường xuyên theo dõi thông tin, phối hợp với địa phương, các đơn vị liên quan (đơn vị quân đội, công an đóng quân trên địa bàn) và Ban đại diện cha, mẹ học sinh đối phó mưa lũ do bão gây ra; chủ động cho học sinh nghỉ học hoặc có kế hoạch sơ tán học sinh ngay.

Nếu trong ngày 23/11 có mưa lớn thì ngày 24/11 các trường chủ động cho học sinh nghỉ học và sẽ tổ chức học bù trong lịch dự phòng.

Các trường cũng nhắc nhở học sinh không được đến những nơi có vùng nước sâu, dễ gây sạt lở; không tụ tập bạn bè tắm sông, suối, hồ, nơi có vùng nước nguy hiểm phòng tránh các tai nạn đáng tiếc xảy ra.

Lãnh đạo đơn vị chủ động tổ chức thăm hỏi, động viên kịp thời các gia đình giáo viên, học sinh nếu bị thiệt hại do bão gây ra.

Có kế hoạch khắc phục thiệt hại do mưa, bão gây ra và kế hoạch dạy bù cho những ngày nghỉ học. Sở cũng đề nghị các đơn vị duy trì lực lượng, phương tiện tìm kiếm cứu nạn, phân công lãnh đạo thường trực 24/24 giờ tại đơn vị để chủ động xử lý các tình huống.

Sơ tán dân tại các khu vực nguy hiểm

Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Phú Yên cho biết: Hiện số tàu thuyền trên biển là 237 phương tiện, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh đã thông tin kịp thời để các phương tiện neo đậu, tránh trú; riêng 44 hồ đập, UBND tỉnh đã chỉ đạo triển khai công tác phòng chống và ứng phó.

Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh trực 100% để kịp thời thông báo, chỉ đạo cho các địa phương rà soát lại các phương án và sơ tán dân ở khu vực nguy hiểm, xung yếu, đặc biệt là người dân trên khu vực lồng bè.

UBND tỉnh Phú Yên cũng đã có văn bản yêu cầu UBND các huyện, thị xã, thành phố triển khai các biện pháp đảm bảo an toàn tàu thuyền và các hoạt động trên biển; rà soát, triển khai các biện pháp gia cố đảm bảo an toàn hồ đập, công trình thủy lợi, công trình xây dựng đang thi công dở dang, nhất là các tuyến đê kè biển, cửa sông, các hồ chứa thủy lợi có nguy cơ mất an toàn. Rà soát phương án, sẵn sàng lực lượng, phương tiện ứng phó với các tình huống, sự cố bất thường xảy ra.

Đồng thời, chủ động sơ tán người dân tại các khu vực nguy hiểm, nhất là trên tàu thuyền, lồng bè, chòi canh nuôi trồng thủy hải sản, vùng ven biển, cửa sông có nguy cơ bị sóng biển tàn phá, ngập sâu, nhà không bảo đảm an toàn, khu vực có nguy cơ sạt lở đất, lũ ống, lũ quét.

Triển khai phương án phòng chống ngập úng các đô thị và bảo vệ sản xuất nông nghiệp, nhất là nuôi trồng thủy sản. Bảo vệ nhà cửa, kho tàng, trụ sở, công trình. Kiểm soát, hướng dẫn giao thông an toàn tại các khu vực có nguy cơ bị ngập sâu, nước chảy xiết.

Cán bộ, chiến sĩ đảo Song Tử Tây hướng dẫn cho 12 tàu cá Quảng Ngãi, với 94 ngư dân vào âu tàu tránh trú bão. Các ngư dân được cung cấp nước ngọt miễn phí, hỗ trợ sửa chữa một số máy bơm nước, máy phát điện. Đảo cũng đã chuẩn bị đầy đủ nơi ăn ở an toàn để di chuyển ngư dân khi bão đổ bộ...

bao
Ảnh báo Khánh Hòa

Hướng dẫn tàu thuyền về nơi tránh trú an toàn

Tại Bình Định, công tác ứng phó với bão số 9 đã được triển khai một cách khẩn trương.

Sáng 22/11, ngành chức năng đã liên lạc và hướng dẫn ngư dân di chuyển tàu thuyền tìm nơi tránh trú an toàn.

Toàn tỉnh có 6.245 tàu/43.031 ngư dân, trong đó có 4.194 tàu/26.505 ngư dân hoạt động ven bờ và neo đậu tại bến cá trong tỉnh; khu vực biển từ Thừa Thiên Huế - Hải Phòng có 118 tàu/1.631 ngư dân; từ Quảng Ngãi - Đà Nẵng có 296 tàu/2.710 ngư dân; từ Phú Yên đến Kiên Giang có 1.302tàu/10.285 ngư dân; khu vực quần đảo Hoàng Sa có 88 tàu/616 ngư dân; vùng biển giữa Hoàng Sa - Trường Sa có 98 tàu/703 ngư dân; khu vực quần đảo Trường Sa có 79 tàu/581 ngư dân.

Hiện ngư dân đang di chuyển tàu thuyền ra khỏi vùng nguy hiểm.

Bình Định cũng đã sẵn sàng các phương án phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn theo phương châm 4 tại chỗ, trong đó đặc biệt quan tâm đến công tác đảm bảo an toàn cho người dân sinh sống ở những nơi có nguy cơ thiên tai cao và bảo vệ an toàn cho các công trình thủy lợi…

Cấm tàu thuyền ra biển từ 16h ngày 22/11

Để chủ động ứng phó với bão, Ban chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh Bình Thuận đề nghị các địa phương, sở ngành, đơn vị cần khẩn trương triển khai thực hiện nghiêm túc ý kiến chỉ đạo của Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng, chống thiên tai.

Yêu cầu các huyện, thị xã, thành phố ven biển triển khai các biện pháp đảm bảo an toàn tàu thuyền, kêu gọi, thông báo, hướng dẫn tàu thuyền không đi vào vùng ảnh hưởng của ATNĐ và tổ chức sắp xếp, neo đậu chắc chắn; kéo tàu nhỏ lên bờ; đảm bảo an toàn cho người và phương tiện, để hạn chế thiệt hại khi bão đổ bộ trực tiếp gây gió mạnh, sóng lớn, kết hợp mưa to gây lũ và xả lũ các hồ.

Đề nghị cấm tàu thuyền ra biển hoạt động từ 16 giờ ngày 22/11; tổ chức kêu gọi và bố trí bến bãi, sắp xếp, neo đậu tàu thuyền an toàn.

Các tàu nhỏ công suất dưới 30CV nên kéo lên bờ để bảo đảm an toàn khi bão đổ bộ trực tiếp.

Bão cập bờ giật cấp 11-12, mưa lớn tới 600mm

Tại cuộc họp trực tuyến của Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai với các tỉnh Nam Trung bộ, Tây Nguyên, Nam bộ sáng nay 22/11, ông Hoàng Đức Cường, Giám đốc Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia nhận định, trong chiều tối nay, áp thấp nhiệt sẽ mạnh lên thành bão.

Đáng lưu ý, bão càng gần bờ càng di chuyển chậm và càng vào bờ thì gió bão càng mạnh hơn, nguy hiểm hơn. Vùng dự báo bão đổ bộ là các tỉnh từ Khánh Hòa đến Bình Thuận trong khoảng đêm và sáng 24/11. Bão sẽ cập bờ với cường độ gió mạnh cấp 9 - 10, giật cấp 11 - 12.

Ông Hoàng Đức Cường cho biết, hoàn lưu bão kết hợp với không khí lạnh sẽ gây ra đợt mưa lớn ở các tỉnh bắc Tây Nguyên, Nam Trung bộ, Nam bộ, phổ biến từ 100 - 200 mm. Trong đó, vùng trọng tâm mưa sẽ là từ Đà Nẵng đến Bình Thuận có mưa rất to với lượng mưa 300 - 500 mm, có nơi mưa có thể lên 600 mm.

Trong ngày 25/11, khu vực này sẽ có mưa rất to với tổng lượng mưa dự báo lên tới 200 - 300 mm/24 giờ. “Bão đổ bộ vào bờ vào thời điểm sáng sớm, triều cường và nước biển dâng do bão cao khoảng 1 m sẽ là tình huống nguy hiểm ở các vùng ven biển”, ông Cường cảnh báo.

Phát biểu tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ NNPTNT Nguyễn Xuân Cường lưu ý, nếu mạnh lên thành bão số 9 thì cơn bão này có đường đi, quỹ đạo và mạnh tương đương cơn bão số 12 năm 2017, từng gây thiệt hại nặng nề cho tỉnh Khánh Hoà và các tỉnh Nam Trung Bộ. Vì vậy, trong công tác phòng chống, ứng phó ở các địa phương phải khắc phục triệt để tâm lý chủ quan, để giảm thiểu thấp nhất nhiệt hại do cơn bão gây ra, đặc biệt là các hiện tượng lũ quét, sạt lở đất do mưa bão.

Sẵn sàng ứng phó bão số 9

Phát biểu kết luận cuộc họp, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương tiếp tục nêu cao cảnh giác, chuẩn bị nghiêm túc các phương án ứng phó bão số 9.

"Tất cả các bộ ngành liên quan theo chức năng nhiệm vụ của mình phải chủ động đề ra phương án, liên tục cập nhật, rà soát phương án tuỳ vào tình hình cụ thể của địa phương, của ngành mình để triển khai thực hiện có hiệu quả”, Phó Thủ tướng nói.

Phó Thủ tướng yêu cầu một số Bộ, ngành liên quan phải sớm cử các đoàn công tác, chủ động phối hợp với địa phương triển khai tốt phương án bảo vệ an toàn các công trình hồ đập, các công trình hạ tầng, nhà ở của người dân theo phương châm 4 tại chỗ.

“Trước hết phải chuẩn bị sẵn lực lượng, phương tiện, vật tư. Chủ tịch UBND tỉnh phải trực tiếp chỉ đạo triển khai các biện pháp ứng phó. Yêu cầu đầu tiên là phải đảm bảo an toàn cho người dân, không để tàu thuyền nào trên biển trong khu vực nguy hiểm; không để người dân còn trên các lồng bè nuôi trồng thuỷ sản”, Phó Thủ tướng yêu cầu.

Đồng thời, phải khẩn trương rà soát lại, chủ động sơ tán, đảm bảo không để người dân ở lại các khu vực nguy hiểm, dễ xảy ra ngập úng hay sạt lở, trong các công trình, nhà xuống cấp, kém chất lượng.

Cùng với đó, phải chủ động kiểm tra an toàn của tất cả các hồ, đập trên địa bàn. Phó Thủ tướng giao Bộ NN&PTNT chủ trì cùng với các địa phương rà soát các hồ, đập thuỷ lợi, Bộ Công Thương rà soát các công trình thuỷ điện, đảm bảo vận hành an toàn tuyệt đối.

“Phải chủ động rà soát, kiểm tra tất cả các hồ, đập trên địa bàn để có phương án ứng phó. Quan trọng nhất là phải vận hành một cách phù hợp nhất, vừa đảm bảo an toàn cho hồ đập, cho hạ du, vừa giữ được nước cho mùa khô”, Phó Thủ tướng nói.

Các địa phương chủ động lên phương án đảm bảo an toàn cho nhà dân, các công trình, công sở, trụ sở, cơ sở sản xuất quan trọng. Cùng với đó, phải sẵn sàng lực lượng để hỗ trợ sơ tán dân khi cần thiết, kịp thời ứng phó với sự cố tìm kiếm cứu nạn.

Phó Thủ tướng giao Ủy ban Quốc gia Ứng phó với sự cố, thiên tai, Tìm kiếm cứu nạn chủ động phối hợp lực lượng với các địa phương, các quân khu, các đơn vị quân đội, công an đứng chân trên địa bàn.

Cơ quan khí tượng thuỷ văn tiếp tục theo dõi chặt để dự báo một cách chính xác nhất diễn biến mưa bão. Các cơ quan thông tấn, báo chí trung ương và địa phương tiếp tục vào cuộc một cách mạnh mẽ, tích cực, một mặt hướng dẫn nhân dân chủ động ứng phó có hiệu quả với cơn bão số 9, giảm thiểu thiệt hại về tính mạng và tài sản của người dân và nhà nước; đồng thời cung cấp thông tin phục vụ công tác lãnh đạo chỉ đạo ứng phó thiên tai, tìm kiếm cứu nạn.

Theo Chinhphu.vn

(责任编辑:World Cup)

相关内容
  • Chubb Life Việt Nam được vinh danh tại chương trình ‘Mùa xuân cho em’ lần thứ 18
  • Giá xăng dầu hôm nay 19/7: Brent hướng mốc 80 USD/thùng
  • Đưa hàng Việt về nông thôn: Cần đảm bảo tính bền vững
  • Hải quan Quảng Ninh thu ngân sách đạt hơn 2.200 tỷ đồng
  • Công Thương Thanh Hóa: Cải cách hành chính là giải pháp đột phá để phát triển
  • TP. Hồ Chí Minh tạm áp dụng giá đất hiện hành để tính thuế
  • Hải quan Hải Phòng giảm thu hơn 1.600 tỷ đồng
  • Ngành Hải quan triển khai mục tiêu phi giấy tờ trong hoạt động xuất nhập khẩu
推荐内容
  • Các nhà mạng chạy đua phủ sóng 4G
  • Hải quan Lạng Sơn bố trí nhân lực trực, làm việc xuyên tết Quý Mão 2023
  • Đấu tranh ngăn chặn, xử lý hành vi mua bán hóa đơn điện tử trên mạng xã hội
  • Vì sao dừng thí điểm nhập khẩu dược liệu qua cửa khẩu Chi Ma?
  • Tạm giữ thanh niên ở Quảng Trị lái xe tông vào cảnh sát giao thông
  • TP. Hồ Chí Minh: Một đơn vị của Chi cục Thuế TP. Thủ Đức được khen thưởng đột xuất