【deportivo saprissa vs】Lan toả yêu thương cho các cặp vợ chồng “hoàn cảnh”
VHO- Dù đang trong độ tuổi “vàng” cho thời kỳ mang thai,ảyêuthươngchocáccặpvợchồnghoàncảdeportivo saprissa vs nhưng nhiều cặp vợ chồng trẻ không thể sinh con tự nhiên dù đã chạy chữa khắp nơi, và họ cũng không đủ tiền để thực hiện sinh con theo phương pháp khoa học. Và bệnh viện đã trao cơ hội được làm cha mẹ mà không tính phí.
10 cặp vợ chồng trẻ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn được Bệnh viện Nam học và hiếm muộn Hà Nội công bố hỗ trợ 100% chi phí thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) đã không chỉ được hỗ trợ về mặt kinh tế mà càng có ý nghĩa khi đúng vào dịp kỷ niệm ngày Gia đình Việt Nam. Sau một thời gian chữa trị, mòn mỏi mong chờ, giờ đây họ có thể hy vọng về một gia đình với những đứa trẻ chào đời trong sự yêu thương, đùm bọc của tất cả mọi người.
Lặn lội 13 tiếng ngồi tàu từ Quảng Trị ra Hà Nội, anh chị Lê Đức Huy và Hồ Thị Chính (huyện Gio Linh) lần thứ 2 có mặt tại Hà Nội để nhận kết quả được hỗ trợ 100% chi phí điều trị thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) của Bệnh viện Nam học và hiếm muộn Hà Nội.
Anh chị Lê Đức Huy và Hồ Thị Chính (Quảng Trị) cùng anh chị Nguyễn Thị Mới và anh Lộc Xuân Anh (Hà Giang) trong 10 gia đình được hỗ trợ chi phí 100%
Chia sẻ tại lễ công bố kết quả, chị Hồ Thị Chính chia sẻ, kết hôn từ năm 2018 nhưng đến nay vẫn chưa có con. Gia đình khó khăn, vợ chồng chị Chính sinh sống bằng nguồn thu nhập từ công việc làm thuê - cạo mủ cao su (cạo 1000 gốc chị Chính được trả công 300.000 đồng) và đồng lương ít ỏi của anh Huy ở xã (hơn 2 triệu đồng/ tháng). Không những khó khăn về kinh tế, hoàn cảnh chị Chính cũng đầy thương cảm khi chị Chính là em út trong gia đình có ba anh chị bị nhiễm chất động da cam (hai người đã qua đời).
Dành dụm được số tiền ít ỏi, hai vợ chồng đi chạy chữa nhiều nơi để mong có con nhưng không thành công, hai vợ chồng chị Chính đã có lúc muốn buông xuông bởi những chi phí sinh hoạt hàng ngày còn không đủ thì lấy đâu ra số tiền lớn để tiếp tục chạy chữa. Hành trình tìm con của vợ chồng anh chị từ đó đến nay phải tạm gác lại, ước mong về ngôi nhà có tiếng cười con trẻ tạm thời chưa thực hiện được. Ngoài kho khăn kinh tế, 2 vợ chồng củng trải qua nhiều cung bậc cảm xúc của sự đau khổ. “Chồng tôi là con trai 1 nên áp lực sinh con càng nặng nề, đã có lúc 2 vợ chồng tính chuyện chia tay nhưng vì yêu thương mà chưa dứt ra được. Ra ngoài xã hội thì xì xào bàn tán, về nhà chỉ biết cúi mặt, nhiều khi không muốn ra ngoài để không phải nghe những điều không muốn, chị Hồ Thị Chính chia sẻ.
May mắn thay, biết đến chương trình Tuần Lễ Vàng – Ươm mầm hạnh phúc năm 2023 của Bệnh viện Nam học và hiếm muộn Hà Nội với nhiều hỗ trợ, chị Chính - anh Huy vượt gần 600km từ Quảng Trị ra Hà Nội thăm khám và nộp hồ sơ với hy vọng được xét duyệt. Cuối cùng, những giọt nước mắt nghẹn ngào đã rơi, niềm hạnh phúc quá lớn khi vợ chồng chị nhận được thông báo từ Bệnh viện là gia đình chị may mắn trở thành 1 trong 10 gia đình nhận hỗ trợ 100% chi phí thực hiện IVF. Chưa bao giờ giấc mơ được bế bồng con yêu của anh chị lại gần đến vậy, rào cản về kinh tế đã tạm thời được gỡ bỏ bởi sự hỗ trợ này.
Còn gia đình chị Vi Thị Diện (1994) và anh Lương Văn Dược (1992), người dân tộc Thái (huyện Bá Thước, Thanh Hóa) cũng có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn với hành trình tìm con két dài gần 1 thập kỷ. Kết hôn từ năm 2014 đến nay nhưng vợ chồng anh chị vẫn chưa có con, kinh tế gia đình quá khó khăn là rào cản lớn trên hành trình chạm tay đến giấc mơ bế bồng con yêu.
Với gia đình chị Nguyễn Thị Mới (1995) và anh Lộc Xuân Anh (1995), là người dân tộc Tày, quê Hà Giang cũng có hoàn cảnh gia đình thuộc diện hộ cận nghèo tại địa phương. Kết hôn năm 2020, vợ chồng chị Mới hiếm muộn gần 4 năm nhưng do điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn nên chưa có tiền đi thăm khám chạy chữa. Chồng chị là lao động chính trong nhà phải đi làm ăn xa, phụ hồ xây dựng ở Bắc Ninh, một mình gồng gánh kinh tế cho cả gia đình, để vợ ở nhà chăm nom phụng dưỡng bố mẹ. Mọi chi phí sinh hoạt trong gia đình đều phụ thuộc vào nguồn thu nhập của anh Xuân Anh. Với tình hình kinh tế như hiện tại, nếu không có sự hỗ trợ về kinh phí thì ước mơ về tiếng cười con trẻ trong căn nhà sàn nhỏ còn rất xa xôi.
Ngoài 10 cặp vợ chồng được nhận hỗ trợ miễn phí 100% như thông lệ, năm 2023, Bệnh viện đã bổ sung thêm 1 cặp gia đình đặc biệt cũng có hoàn cảnh khó khăn. Đó là anh chị Nguyễn Thị Hằng (1987) và Đinh Quang Tài (1985), quê ở xã Lâm Trung Thủy - huyện Đức Thọ - tỉnh Hà Tĩnh, nâng tổng số gia đình nhận hỗ trợ 100% chi phí thực hiện IVF năm 2023 lên 11 gia đình.
Sinh ra trong một ra đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, bố anh Tài tham gia kháng chiến và chịu ảnh hưởng chất độc màu da cam, 2 người anh của anh Tài đã mất do bị di chứng của chất độc hóa học này. Hai vợ chồng anh Tài – chị Hằng cũng bị khuyết tật vận động, đi lại khó khăn. Hiện tại vợ chồng anh Tài chị Hằng sống cùng bố mẹ trong căn nhà nhỏ được xây dựng cơi nới nhờ vào chi phí họ hàng giúp đỡ. Anh Tài cho biết, kinh tế gia đình phụ thuộc chủ yếu vào tiền trợ cấp gần 5 triệu đồng/ tháng do Nhà nước hỗ trợ. Do đó, việc điều trị, ước mơ có con đành phải tạm gác lại…
BS CKI. Phạm Văn Hưởng – Phó Giám đốc chuyên môn Bệnh viện cho biết: “Sự ra đời của các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản hiện đại đã giúp nhiều trường hợp hiếm muộn tưởng chừng như vô vọng, cuối cùng cũng có được quả ngọt. Tuy nhiên, vì nhiều cặp vợ chồng trẻ kinh tế khó khăn nên họ không có điều kiện để đi chữa trị, cố gắng kiếm đủ tiền mới tới Bệnh viện thì đôi khi đã qua mất thời gian “vàng”, cơ hội có con lại càng khó, lại tăng thêm chi phí điều trị. Vì vậy, Với mong muốn giúp cho các gia đình hiếm muộn có hoàn cảnh khó khăn đến gần với giấc mơ làm cha làm mẹ, mỗi năm Bệnh viện trao tặng các gói hỗ trợ miễn phí 100% hoặc gói hỗ trợ ít hơn cho những trường hợp vợ hoặc chồng trẻ cần can thiệp các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản chuyên sâu, phức tạp, giảm bớt gánh nặng chi phí cho họ. Hành trình tìm con có thể còn nhiều khó khăn, nhưng chính sự nỗ lực, kiên trì, tin tưởng vào phác đồ của bác sĩ, vào kỹ thuật hỗ trợ sinh sản hiện đại sẽ mang đến quả ngọt là những thiên thần nhỏ nơi cuối hành trình cho các gia đình hiếm muộn”.
Đây là năm thứ 5 liên tiếp Bệnh viện triển khai hỗ trợ miễn phí 100% chi phí thực hiện IVF cho 10 cặp vợ chồng có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Trong các ca được TTTON miễn phí từ năm 2019 đến nay, 90% các gia đình đã có tin vui và sinh con khỏe mạnh với 46 em bé chào đời, các gia đình còn lại đang chờ chuyển phôi cũng như nhận được sự hỗ trợ, theo dõi, hỗ trợ sát sao từ Bệnh viện.
THẢO LAM
(责任编辑:La liga)
- ·Thủ tướng: Thông qua Viettel, Việt Nam mang công nghệ tiên tiến đến Myanmar
- ·Đi thuê vẫn bỏ 700 triệu đồng sửa lại nhà, thành quả khiến ai cũng bất ngờ
- ·Đồng Xoài rực lửa
- ·Hành trình lật đổ chế độ Pol Pot là cuộc đấu tranh vì lương tâm
- ·Nối lại hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa tại cầu Bắc Luân 2
- ·Thủ tướng Chính phủ
- ·Xét xử băng nhóm thanh thiếu niên chuẩn bị hung khí chém nhau
- ·Phối hợp ngăn chặn, xử lý kịp thời các hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại
- ·700 xe nông sản đang ùn tại cửa khẩu
- ·Tập trung thúc đẩy chuyển đổi số quốc gia mạnh mẽ, đồng bộ, toàn diện
- ·Hà Nội: Đề xuất dừng hoạt động phố đi bộ quanh hồ Gươm, không phong tỏa tràn lan
- ·Trường cao đẳng Kinh tế
- ·Thành lập mới 12 “Địa chỉ tin cậy” cộng đồng
- ·Huyện Phước Long: Tháo dỡ cầu sắt cũ để xây cầu treo mới
- ·Cần tiếp tục nâng cao ‘sức đề kháng’ cho nền kinh tế
- ·Triển khai các Quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh về công tác cán bộ
- ·Phối hợp giải quyết triệt để từng vấn đề, không để nhân dân đi lại nhiều lần
- ·Công an tỉnh Bình Phước tiếp nhận 250 chiến sĩ nghĩa vụ
- ·Thủ tướng yêu cầu xử lý nhiều vấn đề 'nóng'
- ·Huyện ủy Hồng Dân: Triển khai nhiệm vụ quý 2/2024