【bóng đá lưu trực tiếp】Mua nhà và chuyện làm mướn tại gia
Ảnh: Lê Toàn |
1.
Các cuộc chuyện trò nơi công sở rất nhiều,àvàchuyệnlàmmướntạbóng đá lưu trực tiếp nhưng thực ra chỉ xoay quanh vài đề chính: chồng con, nhà cửa và người giúp việc. Nên các “hội bà Tám” không khi nào có thể dứt được mạch chuyện nếu không có những kỷ luật ở nơi làm việc.
Bữa rồi, tôi gặp vài người bạn, họ là các giảng viên trong một trường đại học lớn tại Sài Gòn. Cô giáo tên Lan kể chị mới mua căn nhà trong một con hẻm tại quận 10. Hẻm lớn, xe hơi nhà chị ra vào rất dễ dàng.
Từ “trên trời” (chung cư) chuyển xuống “dưới đất” (nhà phố) là một sự thay đổi khá lớn của gia đình, kể cả tài chính và những thói quen.
Trước đây, vợ chồng chị đi công tác vắng, chị gửi các con sang nhà ông bà nội, ông bà ngoại có khi cả tuần, trở về nhà mọi thứ trong căn hộ chung cư đều rất ổn. Thậm chí, khi đã đóng kín tất cả các cửa kính lại rồi thì bụi cũng không lọt vô đáng kể gì. Chỉ có sự thay đổi nhỏ ở vài chậu cây xanh ngoài ban công. Lá héo úa nếu vào mùa khô, trời hoàn toàn vắng mưa. Vào mùa mưa thì khỏi lo chuyện gì nữa! Ấy nhưng, khi chuyển tới căn nhà 3 tầng lầu này thì đủ thứ phải tính.
Việc thứ nhất là an ninh của căn nhà cả khi ở nhà lẫn khi đi vắng. Lúc cải tạo lại sân vườn trên sân thượng, người thợ gợi ý nên bao lại toàn bộ khung sắt của vị trí này.
Mục đích vừa là ngăn không cho trộm đột nhập, vừa để cây dây leo có chỗ bám. Nhưng ông xã của chị Lan đọc báo thấy có nhà bị cháy, khi chạy lên sân thượng cũng chẳng có nơi thoát thân vì đã bao bọc lại bằng sắt chống trộm rồi, nên ổng kiên quyết không làm thêm gì cả.
Hệ thống tưới nước cho cây kiểng và rau sạch được làm tự động, bật bằng điện thoại di động. Yên tâm được khoản tưới cây nhưng rất hồi hộp lo lắng cho nhà cửa mỗi khi đi vắng.
Bực bội nhất là cả nhà chẳng bao giờ được đi chơi chung cùng nhau. Nếu con trai đi chơi với ba về xong, thì mới tới mẹ dắt con gái đi. Hoặc có khi chị Lan phải “hy sinh” ở lại để trông coi nhà cửa.
Xúi chị, thôi cứ đóng cửa mà đi, có gì đâu mà lo lắng. Nhưng chị Lan phân trần, đi chơi 5 ngày về thì có khi chỉ còn bức tường với cánh cửa!
Nhưng mọi việc đó vẫn không ăn nhằm gì so với việc phải thuê người giúp việc.
Trước đây, nhà chung cư chỉ có một mặt bằng, việc quét tước dọn dẹp cũng dễ dàng. Các phòng nhỏ hẹp nên đồ đạc cũng chẳng bày biện gì, lau dọn chừng 30 phút là đã ổn. Nhưng căn nhà 3 tấm, tổng diện tích sử dụng lên tới 350 m2, thì đúng là mệt mỏi.
Mỗi khi lau cầu thang xong, chị Lan cảm thấy đau hết cả lưng chứ chưa kể các tầng lầu. Vậy là phải thuê giúp việc lau nhà. Từ khi có cô giúp việc trẻ khỏe kia, chị Lan lại ngại nhiều việc: ngại con trai đang tuổi ăn tuổi lớn, ngại chồng có giây phút yếu lòng, và… ngại nhất là khi cô ấy lau dọn nhà xong rồi, thì bà chủ làm gì cũng phải rón rén, sợ dơ bẩn ra nhà cô ấy sẽ la không thương tiếc! Chị Lan cảm thán: “Không có giúp việc lau nhà không nổi, mà có thì tự nhiên thấy mình như đi ở trọ trong chính nhà mình!”
2.
Vậy tại sao phụ nữ lại không muốn “làm mướn” cho bản thân và gia đình nhỉ. Thì đó, trời đất, có bao nhiêu là việc đến tay. Vừa việc nước vừa việc nhà cũng oải lắm. Chưa kể lúc khỏe mạnh thì không sao, chứ khi đau ốm, nhà cửa để bầy hầy nhìn đã thấy hết muốn bệnh!
Chồng con cũng đi làm đi học kín lịch, tối mịt mới trở về nhà. Ai cũng ăn vội miếng cơm rồi lo việc riêng. Cứ hô hào bên nhau nói chuyện cho đầm ấm hạnh phúc, nhưng thực sự chỉ là lý thuyết thôi. Cuộc sống đời thường nhìn thấy nhau khỏe mạnh vui vẻ hàng ngày, cũng đã là hạnh phúc rồi, cần chi phải nói nhiều.
Và thêm nữa, làm mướn hay không làm mướn trong nhà của mình thực ra cũng chẳng cần lăn tăn lắm. Điều quan trọng là có căn nhà để ở, dù cho đó là căn hộ chung cư hay căn nhà phố khang trang. Cứ an cư lạc nghiệp đã là yên ổn tươi tắn rồi. Đời thế là vui, đừng cầu toàn quá mà lại phải than vãn.
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Hướng dẫn chung về Thẩm định nội dung Kiểu dáng công nghiệp của các nước ASEAN
- ·Chai nhựa, túi nylon đang hủy diệt môi trường Việt Nam ra sao?
- ·Phú Yên kiên quyết xóa các điểm nóng về rác thải nhựa
- ·Siêu thị, cửa hàng ngày càng 'xanh' để bảo vệ người tiêu dùng
- ·Quảng Ninh: Mâu thuẫn cá nhân xuống tay đâm chết đồng nghiệp rồi ra đầu thú
- ·Những tín hiệu vui của nông nghiệp công nghệ cao Vĩnh Phúc
- ·Cộng đồng, doanh nghiệp tham gia bảo vệ môi trường
- ·Chai nhựa, túi nylon đang hủy diệt môi trường Việt Nam ra sao?
- ·Kon Tum: Đẩy mạnh dự án tạo lập, quản lý nhãn hiệu chứng nhận Sâm Ngọc Linh
- ·Khánh Hoà phát động chương trình 'Hành động xanh
- ·Lộ diện 28 thí sinh đại diện Việt Nam dự Tàu Thanh niên Đông Nam Á – Nhật Bản 2018
- ·Người dân đảo Cù Lao Chàm 'tẩy chay' ống hút nhựa, chai nhựa, túi ni lông
- ·Chương trình 'đổi sách lấy cây' tiếp nhận gần 13 tấn sách, giấy
- ·Hải Phòng: Đẩy mạnh tuyên truyền phân loại, xử lý rác thải tại nguồn
- ·Cướp tại TP.HCM: Dùng dao đâm gục nhiều người để tẩu thoát
- ·Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho công nhân: Khi doanh nghiệp cùng vào cuộc
- ·Chai nhựa, túi nylon
- ·Chống rác thải nhựa: Cần thay đổi nhận thức từ người dân đến doanh nghiệp
- ·Bộ trưởng Chu Ngọc Anh: Tin tưởng vào năm có nhiều bứt phá trong hoạt động TCĐLCL
- ·Tập huấn nâng cao năng lực bảo vệ môi trường cho các doanh nghiệp