【keo nha cai .tv】Bộ trưởng Tô Lâm: Luật mới để cụ thể, không chia quyền
Tâm điểm cuộc thảo luận là có nên tách dự án luật này ra khỏi Luật Giao thông đường bộ (GTĐB) và vấn đề giao quyền hạn,ộtrưởngTôLâmLuậtmớiđểcụthểkhôngchiaquyềkeo nha cai .tv nhiệm vụ khi triển khai luật mới.
"Một nghề cho chín còn hơn chín nghề"
ĐB Nguyễn Quốc Hận (Cà Mau) băn khoăn khi tách Luật GTĐB thành 2 luật. Theo ông, việc một luật liên quan tới trách nhiệm của nhiều bộ, ngành là thực tế khách quan. Do đó, không thể chỉ vì phạm vi quản lý của 2 bộ, 2 lĩnh vực mà tách thành 2 luật.
"Nếu như thế thì còn phải tách ra nhiều luật nữa để tách bạch giữa các bộ, ngành và lĩnh vực”, ĐB Hận nói và đề nghị cần xin ý kiến Quốc hội về việc tách luật.
ĐB Nguyễn Quốc Hận |
ĐB Hận dẫn chứng từ khi thực hiện Luật CAND đã làm phát sinh 126.084 công an xã dôi dư, ảnh hưởng tâm tư nguyện vọng của công an xã, tác động xấu đến dư luận xã hội nên hiện nay phải ban hành thêm luật Lực lượng tham gia bảo đảm an ninh trật tự cơ sở để giải quyết lực lượng dôi dư này.
“Vậy khi chuyển cấp giấy phép lái xe sang Bộ Công an thì việc bố trí, sắp xếp cán bộ trực tiếp làm công tác sát hạch, cấp giấy phép lái xe của Bộ GTVT và 63 tỉnh, thành lại chỉ theo hướng tinh gọn, hiệu quả đảm bảo tiết kiệm nguồn nhân lực?”, ĐB Hận nêu câu hỏi.
ĐB tỉnh Cà Mau đánh giá hiện nay, công tác quản lý đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe đang được Bộ GTVT thực hiện tốt, thuận tiện, nhanh chóng và được quốc tế công nhận. Nếu chuyển sang Bộ Công an thì sẽ tốn kém kinh phí khi phải hiệp thương lại với các nước, thay đổi giấy phép lái xe cho nhân dân.
Đại biểu Cà Mau cũng cho rằng, không nên tập trung quá quyền lực vào một số cơ quan, đơn vị vì dễ sinh ra lạm quyền, đặc quyền, đặc lợi.
Cuối cùng, ĐB Hận bày tỏ: “Rất hoan nghênh, cảm kích ngành công an dù bận trăm công, ngàn việc mà toàn là những việc quan trọng nhưng không ngại khó khăn mà vẫn gánh vác thêm nhiều trọng trách trong xã hội”.
Nhưng dân gian có câu “một nghề cho chín còn hơn chín nghề”, ông Hận cho hay.
ĐB Lưu Bình Nhưỡng |
ĐB Lưu Bình Nhưỡng (Bến Tre) cho rằng, những cơ sở để tách luật mà Chính phủ nêu trong báo cáo trình ra Quốc hội là không thuyết phục.
Ông Nhưỡng đặt vấn đề, giờ tách Luật Giao thông đường bộ thì sau này ta lại phải tách các luật ở các lĩnh vực khác hay sao? Ông cũng nêu, theo báo cáo Chính phủ hành vi của người tham gia giao thông là một trong những vấn đề đặc biệt quan trọng cấu thành nội hàm, khái niệm đảm bảo an toàn giao thông.
“Thế thì chúng ta lại tách ra thì không khác gì tách con ra khỏi mẹ, cắt gan thì ghép sang thận”, ông Nhưỡng ví von và lo ngại, việc tách luật sau này sẽ dẫn tới tình trạng "quyền anh, quyền tôi" mà Thủ tướng đã nhiều lần nhắc.
Hạ tầng và con người đi cùng với nhau, tách ra là không được, ông đề nghị Quốc hội giao lại Chính phủ nghiên cứu lại vấn đề này. “Giống như trả hồ sơ điều tra lại”, ông Nhưỡng so sánh.
“Tôi đề nghị ngành công an giao lực lượng CSGT về cho Bộ GTVT, vẫn đảm bảo giữ nguyên quyền lợi, chế độ cho anh em để tăng cường xử lý vi phạm thì còn hiệu quả hơn là tách luật”, ông Nhưỡng đề xuất.
Tách luật không phải phân chia quyền anh quyền tôi
Ở một góc nhìn khác, ĐB Quách Thế Tản (Hoà Bình) cho rằng, việc Chính phủ trình 2 dự án luật đã được thảo luận đánh giá khách quan xuất phát yêu cầu thực tiễn, được sự đồng tình cao của các bộ, gắn trách nhiệm từng bộ cụ thể.
ĐB Quách Thế Tản |
Trong đó, ngành công an có nhiệm vụ bảo đảm TTATGT, đào tạo sát hạch cấp GPLX. Còn ngành giao thông quy định về kết cấu hạ tầng giao thông.
“Việc quy định trách nhiệm quản lý Nhà nước về đào tạo sát hạch cấp GPLX thuộc trách nhiệm Bộ Công an là đảm bảo tính hợp lý thống nhất, nhất quán từ quản lý, đào tạo, sát hạch, cấp GPLX và kiểm soát. Đây cũng là vấn đề xuất phát từ yêu cầu của thực tiễn”, ĐB Tản nói.
ĐB Nguyễn Thị Xuân (Đắk Lắk) cũng đồng ý tách 2 dự án luật vì vấn đề giao thông vận tải đường bộ có vai trò trọng yếu, góp phần bảo đảm an ninh - trật tự, kinh tế, hướng tới giao thông thông minh.
Bà Xuân đưa số liệu và phân tích TNGT đường bộ chiếm 95% tổng số vụ TNGT; đường bộ cũng là nơi xảy ra nhiều tội phạm như trộm cắp, cướp giật, buôn lậu, vận chuyển ma tuý, hàng cấm, trốn truy nã….
“Việc xây dựng Luật Bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ còn cụ thể hoá quan điểm của Đảng, phù hợp với kinh nghiệm của nhiều nước trên thế giới. Việc tách luật không phải phân chia quyền anh, quyền tôi mà trên hết là xuất phát từ lợi ích quốc gia, dân tộc, xây dựng hình ảnh quốc gia văn hoá, văn minh, người dân sống và làm việc trong điều kiện tốt nhất”, bà Xuân phân tích.
Giải trình làm rõ thêm, Đại tướng Tô Lâm, Bộ trưởng Công an cho biết, trong báo cáo tác động cũng như trong báo cáo đề xuất và các quy định cũng đã nói rõ trách nhiệm bảo đảm trật tự ATGT là của Bộ Công an.
Bộ trưởng Công an Tô Lâm giải trình trước Quốc hội chiều nay. |
Theo Bộ trưởng, nếu Quốc hội đồng ý ban hành luật này, trong báo cáo đánh giá tác động cũng đã đề cập sẽ không tăng biên chế, chi phí, không lãng phí, không tăng về thủ tục hành chính.
“Chúng tôi đã thảo luận rất kỹ trong tập thể Đảng ủy Công an T.Ư, các cơ quan chuyên trách, nhận trách nhiệm trước Đảng, Nhà nước, Quốc hội, nhân dân về vấn đề bảo đảm trật tự ATGT”, Bộ trưởng Công an nói.
Bộ trưởng cũng khẳng định đây không phải tách luật. Quá trình làm luật cùng với sự phát triển chung của mọi mặt xã hội thì càng ngày càng đi vào cụ thể, càng quy định vào chi tiết, nhất là liên quan đến quyền con người, quyền công dân thì được cụ thể hóa.
Ông dẫn chứng, ban đầu từ một luật sau đó phát triển thành nhiều luật, như Luật Đầu tư, bây giờ có đầu tư, đầu tư công, hợp tác công tư,.. hay Luật Tố cáo khiếu nại có Luật Tố cáo, Luật Khiếu nại.
“Rất nhiều các luật chuyên ngành chuyên nghề khác càng đi vào đi vào cụ thể. Chứ không phải là việc tách luật, chia luật hoặc là chia quyền, chúng tôi không có ý đó”, Bộ trưởng khẳng định.
Theo ông thực tế sẽ quá dài nếu để Luật Bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ chung với các luật khác. Nhiều ý kiến cử tri đề nghị Luật Đảm bảo trật tự, an toàn giao thông phải phổ cập toàn xã hội, từ các cháu bé đi học cho đến các cụ già, những người tham gia giao thông phải học, phải thi sát hạch, phải thực hiện nghiêm túc.
“Hai dự án luật này đã được UB Thường vụ Quốc hội, được Chính phủ, các thành viên Chính phủ, các cơ quan thẩm định của Quốc hội, đặc biệt là 2 bộ Bộ GTVT và Công an nhất trí cao và đảm bảo không làm ảnh hưởng lẫn nhau trong quá trình soạn thảo và không vi phạm Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật”, Bộ trưởng Công an cho biết.
Về những ý kiến đóng góp với nội dung cụ thể, Đại tướng Tô Lâm cho biết Ban soạn thảo xin tiếp thu để chỉnh lý hoàn thiện.
Hương Quỳnh - Thành Nam
Tách Luật Giao thông đường bộ không vi phạm quy trình
Không đồng ý tách Luật Giao thông đường bộ hiện hành ra thành 2 luật, nhiều ĐB đề nghị nên trình dự án luật sang Quốc hội khoá 15. Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể nói rằng Quốc hội nên xem xét tách, ban hành hai luật.
(责任编辑:La liga)
- ·Giá xăng dầu hôm nay 06/5/2024: Leo dốc
- ·Philippine defence secretary Lorenzana pays visit to Việt Nam
- ·Summit ends without any deals
- ·DPRK Chairman Kim Jong
- ·Đào tạo nghiệp vụ mô hình kinh doanh, ứng dụng các giải pháp đổi mới sáng tạo cho doanh nghiệp SME
- ·Việt Nam, US look to bolster investment, trade ties
- ·Việt Nam, UAE have potential for long
- ·Trial of ex
- ·Giá xăng dầu hôm nay 26/8/2024: Giữ đà leo dốc
- ·Top leaders welcome DPRK Chairman
- ·Tự tin vào tiềm năng của Masan Group, Bain Capital rót vốn trị giá đến 500 triệu USD
- ·VN, Cambodia boost communication cooperation
- ·Sultan of Brunei starts State visit to Việt Nam
- ·Azerbaijan wants a Vietnamese embassy in Baku
- ·Tiêu chuẩn FSSC 22000 đảm bảo kiểm soát về an toàn thực phẩm trong chuỗi cung ứng
- ·Việt Nam, Belgium boost parliamentary cooperation
- ·Administrative rearrangements must streamline apparatus: Deputy Minister
- ·US not ready to accept “realistic proposal”: DPRK
- ·Giá vàng hôm nay 20/3: Neo cao chờ tin lãi suất từ Mỹ
- ·Going Dutch is important for VN