会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【kết quả đức b】Giá xăng dầu tăng 10% làm GDP giảm khoảng 0,5%, CPI tăng 0,36%!

【kết quả đức b】Giá xăng dầu tăng 10% làm GDP giảm khoảng 0,5%, CPI tăng 0,36%

时间:2024-12-23 20:26:58 来源:Nhà cái uy tín 作者:Cúp C2 阅读:334次
CPI 10 tháng tăng 1,áxăngdầutănglàmGDPgiảmkhoảngCPItăkết quả đức b81% - mức tăng thấp nhất kể từ năm 2016
Chính phủ đặt chỉ tiêu GDP năm 2022 tăng khoảng 6-6,5%
Quốc hội quyết GDP năm 2021 tăng khoảng 6%, GDP bình quân 3.700 USD/người
TS. Nguyễn Bích Lâm (ảnh), nguyên Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê.
TS. Nguyễn Bích Lâm (ảnh), nguyên Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê.

Xin ông cho biết những nguyên nhân đã tác động đến việc Việt Nam buộc phải tăng giá xăng dầu trong thời gian qua? Dự kiến trong thời gian tới giá xăng dầu liệu còn nhiều biến động, thưa ông?

Sau khi cơ bản khống chế được đại dịch Covid-19, kinh tế thế giới đang đối mặt với giá hàng hoá, giá nguyên vật liệu đầu vào, đặc biệt giá xăng dầu tăng cao do các hoạt động kinh tế toàn cầu đang khởi sắc mạnh mẽ từ mức đáy của đại dịch, cùng với nhu cầu tiêu thụ xăng dầu tăng nhanh, nhưng sản lượng khai thác dầu không tăng tương ứng, dẫn tới nguồn cung thắt chặt…

Một nhân tố quan trọng đẩy giá dầu leo thang là việc Liên minh giữa Tổ chức các nước xuất khẩu dầu lửa và đồng minh (OPEC+) tuyên bố giữ nguyên kế hoạch tăng sản lượng, thay vì tăng sản lượng cao hơn như kêu gọi của các nước tiêu thụ dầu lớn như Mỹ và Ấn Độ. Bên cạnh đó, thế giới đang hứng chịu cuộc khủng hoảng năng lượng và đối mặt với mùa đông năm 2021 được dự báo là khắc nghiệt, lạnh sớm và lạnh sâu nên các nước đang tăng cường dự trữ xăng dầu càng làm giá dầu gia tăng.

Trong thời gian tới, thị trường xăng dầu thế giới có thể còn biến động, khả năng giá xăng dầu vẫn tăng. Các Tổ chức dự báo năng lượng quan trọng của thế giới gồm OPEC, Tổ chức Năng lượng Quốc tế và Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ đều dự báo giá dầu thô có thể chạm ngưỡng 100 USD/ thùng vào mùa hè năm 2022.

Như ông đã phân tích ở trên, việc phải điều chỉnh tăng giá xăng dầu là điều bắt buộc trước những tác động của giá xăng dầu thế giới, vậy điều này sẽ tác động như thế nào đến kinh tế Việt Nam?

Kinh tế nước ta phụ thuộc nhiều vào nguyên vật liệu nhập khẩu từ bên ngoài, với tỷ lệ chi phí nguyên vật liệu nhập khẩu trong tổng chi phí nguyên vật liệu của toàn nền kinh tế là 37%. Khi giá xăng dầu thế giới tăng sẽ làm tăng giá nguyên vật liệu nhập khẩu và nguyên vật liệu trong nước.

Do vậy, cùng với xu thế biến động giá xăng dầu thế giới, trong 9 tháng năm 2021, giá xăng dầu trong nước được điều chỉnh 16 đợt làm cho giá xăng dầu bình quân 9 tháng tăng 24,1% so với cùng kỳ năm trước, làm chỉ số giá tiêu dùng tăng 0,89%. Trong hoạt động sản xuất hàng hoá và dịch vụ, tuỳ theo quy trình sản xuất của mỗi ngành, có thể thấy hầu hết các ngành dù nhiều hay ít đều sử dụng xăng dầu. Chi phí xăng dầu chiếm khoảng 3,52% trong tổng chi phí sản xuất của toàn nền kinh tế. Điều này cho thấy xăng dầu chiếm tỷ trọng khá cao và tác động mạnh vào giá thành sản phẩm sản xuất.

Đặc biệt giá xăng dầu tăng có tác động rất mạnh tới các ngành sử dụng nhiều xăng dầu như: đánh bắt thuỷ sản, vận tải hàng hoá và hành khách đường bộ, đường thuỷ và đường hàng không.

Bên cạnh tác động trực tiếp làm tăng giá thành sản phẩm, giá xăng dầu tăng còn làm tăng giá hàng hoá trong khâu lưu thông, tạo áp lực lên lạm phát, giảm sức cạnh tranh của hàng hoá sản xuất trong nước, tác động xấu đến tăng trưởng kinh tế. Đối với nền kinh tế nước ta, khi giá xăng dầu tăng 10% làm GDP giảm khoảng 0,5% - mức giảm khá lớn, phản ánh tác động rất mạnh của biến động giá xăng dầu tới tăng trưởng kinh tế.

Đáng chú ý, giá xăng dầu tăng không chỉ tác động làm tăng giá thành sản phẩm hàng hoá và dịch vụ, mà còn trực tiếp làm tăng chỉ số giá tiêu dùng (CPI), ảnh hưởng đến thu nhập và chi tiêu của người dân. Giá xăng dầu tăng 10% làm cho chỉ số CPI tăng 0,36%. Bên cạnh đó, chi tiêu cho xăng dầu chiếm 1,5% trong tổng tiêu dùng cuối cùng của hộ gia đình. Khi giá xăng dầu tăng cao, hộ gia đình sẽ cơ cấu lại và cắt giảm một phần chi tiêu, điều này làm giảm tổng cầu của nền kinh tế.

Để đảm bảo được mức tăng trưởng trong năm 2021 cũng như mục tiêu tăng trưởng trong năm 2022 và kiềm chế lạm phát trong thời gian tới, chúng ta cần triển khai những giải pháp nào, thưa ông?

Làn sóng đại dịch Covid-19 lần thứ 4là nguyên nhân cơ bản làm cho tăng trưởng kinh tế năm 2021 của nước ta dự báo đạt mức thấp hơn nhiều so với kế hoạch đặt ra. Năm 2022 cũng là năm có ý nghĩa quan trọng, tạo nền tảng thực hiện các mục tiêu của Kế hoạch 5 năm 2021-2025. Tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XV, Chính phủ đã dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2022, trong đó tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước đạt khoảng 6-6,5%; tốc độ tăng CPI bình quân khoảng 4%.

Để thực hiện thành công các mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội năm 2022 trong bối cảnh dự báo tình hình quốc tế, trong nước có những thuận lợi và khó khăn, thách thức đan xen, nhưng khó khăn, thách thức nhiều hơn. Cụ thể, tăng trưởng kinh tế thế giới chưa vững chắc và dự báo thấp hơn năm 2021, rủi ro tiếp tục gia tăng; trong nước sức chống chịu và nguồn lực của Nhà nước, doanh nghiệp và người dân giảm sút, sức ép lạm phát cao. Chính vì vậy, khi xây dựng kịch bản tăng trưởng GDP và kiểm soát lạm phát mục tiêu 4% theo quý và cả năm 2022 làm căn cứ đưa ra các giải pháp điều hành phù hợp và linh hoạt, bên cạnh các yếu tố như vốn đầu tư công, các chính sách tài khoá và tiền tệ, yếu tố biến động giá xăng dầu cần đặc biệt quan tâm để giảm thiểu tác động xấu đối với tăng trưởng và lạm phát. Bởi đối với kinh tế nước ta xăng dầu là một trong những hàng hoá chiến lược, giá bán được quản lý trên cơ sở bảo đảm lợi ích giữa nhà nước, doanh nghiệp và người dân.

Như vậy, với tầm quan trọng của xăng dầu đối với sản xuất và tiêu dùng trong nền kinh tế, dự báo giá xăng dầu có thể tiếp tục tăng trong những tháng còn lại của năm 2021 và nửa đầu của năm 2022. Theo đó, Bộ Công Thương, Bộ Tài chính và doanh nghiệp cần bám sát diễn biến thị trường xăng dầu, tình hình chính trị thế giới ảnh hưởng đến nguồn cung xăng dầu để có giải pháp ứng phó linh hoạt với giá dầu tăng cao nhằm giảm thiểu tác động xấu đến tăng trưởng và lạm phát trong những tháng còn lại của năm 2021 và năm 2022.

Xin cảm ơn ông!

(责任编辑:Nhà cái uy tín)

相关内容
  • Tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy xuất khẩu quả vải tươi lần đầu sang Nhật Bản
  • Sáng 14/6, cả nước có 92 ca mắc Covid
  • Phó Thủ tướng đi thuyền vào 'tâm lũ' động viên bà con
  • Tăng cường phòng, chống tai nạn đuối nước học sinh, sinh viên dịp hè
  • Chính phủ thảo luận về dự thảo nghị định về kiểm tra ATTP hàng nhập khẩu
  • CHÙM ẢNH: Thủ tướng tiếp xúc cử tri TP. Hải Phòng
  • Kỷ luật hàng loạt cán bộ đăng kiểm trong vụ đóng tàu vỏ thép dõm
  • Việt Nam sẵn sàng đóng góp vào hành trình cao cả vượt đại dịch
推荐内容
  • ISO 14065 – Tiêu chuẩn đánh giá và xác minh thông tin môi trường
  • Lần đầu tiên đại sứ Mỹ thắp hương tại nghĩa trang liệt sĩ Trường Sơn
  • Trong khó khăn, Chính phủ vẫn đạt nhiều kết quả ấn tượng
  • Bà Rịa – Vũng Tàu đính chính thông tin về việc đăng ký mua vắc xin phòng Covid
  • Không được lợi dụng dịch COVID
  • Việt Nam có thêm dự án trị giá 156 triệu Euro chống biến đổi khí hậu