【bxh jordan】Thu phí đường bộ xe máy từ 100
Theo tờ trình của UBND Hà Nội tại phiên họp HĐND Thành phố lần thứ 7, so với cả nước, cơ sở hạ tầng kỹ thuật giao thông của thành phố đã được đầu tư xây dựng tương đối hiện đại, vốn đầu tư do ngân sách đảm bảo.
Hiện lượng xe lượng xe mô tô đang lưu hành ở 29 quận, huyện khá lớn khoảng hơn 4 triệu chiếc. Hàng năm, ngân sách thành phố phải bố trí một lượng vốn lớn để duy tu, duy trì thường xuyên hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật giao thông nhưng vẫn chưa đáp ứng với nhu cầu đặt ra. Do đó, Hà Nội đề xuất HĐND thành phố mức thu phí sử dụng đường bộ theo đầu phương tiện đối với xe máy tối đa theo Thông tư 197 của Bộ Tài chính.
Theo tờ trình, Hà Nội dự kiến sẽ thu phí đường bộ xe máy từ 100 đến 150 nghìn đồng/năm. UBND xã, phường, thị trấn sẽ là cơ quan thu phí đối với xe mô tô của tổ chức, hộ gia đình và cá nhân (chủ phương tiện) trên địa bàn. Khi thu phí, cơ quan thu phí có trách nhiệm lập và cấp biên lai thu phí cho đối tượng nộp phí.Về phương thức để chủ phương tiện nộp phí, Hà Nội đề xuất: Đối với xe mô tô phát sinh trước ngày 1/1/2013, thì tháng 8/2013 phải khai, nộp phí cả năm 2013, mức thu phí 12 tháng. Đối với xe mô tô phát sinh từ ngày 1/1/2013 trở đi, việc khai, nộp phí thực hiện từ thời điểm phát sinh ngày 1/1 đến 30/6/2013, chủ phương tiện phải khai, nộp phí đối với xe mô tô, mức thu phí băng nửa năm thu. Thời điểm khai nộp chậm nhất là 30/8.
Thời điểm phát sinh từ ngày 1/1 đến 30/6 hàng năm (trừ năm 2013), chủ phương tiện khai, nộp phí đối với xe mô tô, mức thu bằng nửa năm thu (thời điểm khai, nộp chậm nhất là ngày 31/7). Thời điểm phát sinh từ 1/7 đến 31/12 hàng năm, chủ phương tiện khai nộp phí vào tháng 1 năm sau (chậm nhất là ngày 31/1) và không phải nộp phí đối với thời gian còn lại của năm phát sinh.
Liên quan đến việc quản lý sử dụng nguồn phí thu được, Tờ trình của UBND Hà Nội cho hay, đối với các phường, thị trấn được để lại 10% số phí sử dụng đường bộ thu được; Đối với các xã được để lại 20% số phí sử dụng đường bộ thu được. Số tiền còn lại cơ quan thu phí phải nộp (hàng tuần) vào tài khoản của Quỹ bảo trì đường bộ địa phương mở tại Kho bạc Nhà nước (trường hợp địa phương chưa lập Quỹ bảo trì đường bộ địa phương thì nộp vào ngân sách địa phương).
Qua khảo sát, hiện Hà Nội có 10 quận, 18 huyện và 1 thị xã, 154 phường và 22 thị trấn, lượng xe máy phân bố không đều, cho nên UBND Hà Nội dự kiến phải chi phí cho công tác thu phí theo quy định đối theo quy định đối với các phường chiếm tỷ lệ khoảng 9,2% đến 14% trên tổng số phí dự kiến thu được; đối với các xã chiếm khoảng 18% đến 20%.
Tuy nhiên, do Thông tư quy định tối đa đối với các phường, thị trấn là 10%; các xã là 20% nên Hà Nội đề xuất mức để lại tối đa cho đơn vị thu. Qua 2 năm thực hiện, UBND thành phố Hà Nội sẽ kiểm tra thực tế và sẽ báo cáo những trường hợp cần sửa đổi.
Thái Hằng
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Sự cố tuyến cáp quang biển APG đã được khôi phục hoàn toàn
- ·Tìm thấy thi thể nạn nhân bị sóng cuốn trôi khi đi bủa lưới
- ·Đại học Huế trồng 1.000 cây xanh hưởng ứng Tết trồng cây
- ·Thị trường chứng khoán: Chỉ số giảm điểm, song giao dịch lại sôi động hơn sau Tết
- ·Dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường có thu tiền của học sinh phải đăng ký kinh doanh
- ·Thúc đẩy hợp tác giữa Thừa Thiên Huế và tỉnh Ubon Ratchathani (Thái Lan)
- ·Hai thành viên Hội đồng quản trị của Novaland xin từ nhiệm
- ·Thị trường chứng khoán: Cơ hội sẽ xuất hiện ở các nhịp biến động mạnh
- ·Bình oxy lỏng nổ như bom, 1 người tử vong ở Quy Nhơn
- ·Cổ phiếu SFN bị đưa vào diện kiểm soát từ 7/3
- ·Phuơng pháp đầu tư tập trung có phù hợp cho nhà đầu tư trong năm 2025?
- ·Tổng cục Hải quan họp báo giới thiệu hoạt động trong năm APEC 2017
- ·Hơn 5 tỷ đồng hỗ trợ đầu tư xây dựng Trường tiểu học Quảng Công
- ·Vinicius chống lại La Liga vì bị phân biệt chủng tộc
- ·Nga ra mắt mẫu máy bay chiến đấu Su
- ·Chứng khoán hôm nay (24/2): VN
- ·NK mỹ phẩm không nhằm mục đích thương mại cần lưu ý gì?
- ·Kết quả U22 Indonesia 5
- ·Toàn cảnh vụ tai nạn giao thông làm 3 thành viên CLB HAGL tử vong
- ·Hải quan TP.Hồ Chí Minh: Nhiều bước đột phá trong cải cách, hiện đại hóa