【soi kèo thai lan】Kiểm soát chặt chẽ nợ công tăng cường dư địa tài khóa
An toàn nợ công được đảm bảo, hoàn thành nhiều mục tiêu nhiệm kỳ
Kiểm soát an toàn nợ công là nhiệm vụ cốt lõi của mỗi quốc gia, là yếu tố quan trọng để ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo tính bền vững của chính sách tài khóa, tiền tệ, đáp ứng nhu cầu vốn cho đầu tư phát triển, cải thiện tín nhiệm quốc gia. Đây cũng là yêu cầu đối với công tác quản lý nợ công, được xác định, nhấn mạnh trong các nghị quyết của Bộ Chính trị và Quốc hội.
Đánh giá về công tác quản lý nợ công trong thời gian qua, ông Nguyễn Đức Kiên - Tổ trưởng Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng Chính phủ cho rằng, với sự điều hành quyết liệt của Chính phủ, của Thủ tướng Chính phủ, công tác quản lý vay và trả nợ nước ngoài trong giai đoạn vừa qua đã đạt được nhiều kết quả tích cực.
Những kết quả này đã góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của Việt Nam, thể hiện qua việc nhiều mục tiêu tái cơ cấu nền kinh tế đã hoàn thành vượt xa so với kế hoạch, tỷ lệ nợ công, nợ chính phủ so với GDP có xu hướng giảm dần qua các năm. Cụ thể, nợ công giảm từ mức đỉnh 63,7% GDP năm 2016 xuống khoảng 55% GDP năm 2019, dự kiến năm 2020 khoảng 56,8% GDP; nợ chính phủ giảm từ mức 52,7% GDP năm 2016 xuống khoảng 48% GDP năm 2019, dự kiến năm 2020 khoảng 50,8% GDP, đảm bảo nằm trong mức trần Quốc hội cho phép nợ công không quá 65% GDP, nợ chính phủ không quá 54% GDP.
Đáng chú ý, việc trả nợ các khoản vay của Chính phủ trong những năm qua thực hiện chặt chẽ trong phạm vi dự toán được giao, đảm bảo đúng hạn, không để xảy ra tình trạng nợ quá hạn làm ảnh hưởng tới cam kết quốc tế, góp phần tăng cường hệ số tín nhiệm quốc gia. Chỉ tiêu nghĩa vụ trả nợ trực tiếp của Chính phủ so với thu ngân sách nhà nước năm 2016 là 15,8%; năm 2017 là 19,7%; năm 2018 là 16,1% và năm 2019 là 17,4%, năm 2020 dự kiến 24,1% (giới hạn quy định không quá 25%).
Tốc độ gia tăng quy mô nợ công được kiểm soát từ mức tăng nhanh, bình quân 18,1%/năm giai đoạn 2011 - 2015 xuống khoảng 6,8%/năm giai đoạn 2016 - 2019 (nếu tính cả giai đoạn 2016 - 2020 thì khoảng 7,4%/năm), thấp hơn tốc độ tăng trưởng GDP theo giá danh nghĩa, góp phần giảm tỷ lệ nợ công, nợ chính phủ/GDP, duy trì ổn định kinh tế vĩ mô, củng cố tài khóa, an toàn về nợ, an ninh tài chính quốc gia.
Huy động vốn vay với chi phí thấp
Nghị quyết số 25/2016/QH14 của Quốc hội về kế hoạch tài chính 5 năm quốc gia giai đoạn 2016 - 2020 đặt ra nhiệm vụ huy động vốn vay cho bù đắp bội chi ngân sách trung ương khoảng 1.036 nghìn tỷ đồng, vay cho trả nợ gốc khoảng 944 nghìn tỷ đồng và vay về cho vay lại khoảng 211 nghìn tỷ đồng. Theo đó, tổng nhu cầu vay của Chính phủ giai đoạn 2016 - 2020 khoảng 2.191 tỷ đồng.
Trong bối cảnh Việt Nam đã trở thành quốc gia có thu nhập trung bình, quy mô thị trường vốn trong nước còn nhỏ, huy động vốn vay nước ngoài của Chính phủ với chi phí ngày càng tăng trong khi yêu cầu huy động vốn lớn đặt ra thách thức đối với việc thực hiện mục tiêu huy động vốn vay của Chính phủ với chi phí thấp và rủi ro hợp lý. Do đó, Bộ Tài chính chú trọng, ưu tiên sử dụng kinh phí cho các hoạt động nhằm thực hiện hiệu quả mục tiêu, nhiệm vụ được giao.
Theo đại diện Bộ Tài chính, công tác huy động vốn vay của Chính phủ và vốn vay và trả nợ công nói chung cơ bản đáp ứng mục tiêu chi phí thấp và mức độ rủi ro hợp lý. Trong giai đoạn 2016 - 2020, đã huy động được một khối lượng vốn lớn khoảng 1.951 nghìn tỷ đồng cho bù đắp bội chi, trả nợ gốc của ngân sách trung ương và cho vay lại vốn vay nước ngoài của Chính phủ, đảm bảo trong phạm vi dự toán được Quốc hội phê duyệt hàng năm.
Bên cạnh đó, nguồn vốn vay trong nước thông qua phát hành trái phiếu chính phủ (TPCP) có kỳ hạn phát hành ngày càng dài, mức lãi suất phát hành và cơ cấu nhà đầu tư ngày càng được cải thiện.
Cụ thể, kỳ hạn phát hành bình quân năm 2019 là 13,4 năm (tăng 4,7 năm so với năm 2016), lãi suất phát hành TPCP bình quân năm 2019 là 4,5%/năm (giảm 2,2%/năm so với cuối năm 2016), tiết kiệm chi phí cho ngân sách nhà nước (NSNN). Cơ cấu nhà đầu tư trên thị trường TPCP được cải thiện một cách căn bản, góp phần đa dạng hóa cơ sở nhà đầu tư, giảm rủi ro huy động vốn cho Chính phủ. Ngân hàng thương mại (NHTM) không còn là nhà đầu tư chính trên thị trường trái phiếu, thay vào đó là các tổ chức tài chính phi ngân hàng.
Tính đến cuối năm 2019, tỷ lệ nắm giữ TPCP của các NHTM tiếp tục xu hướng giảm, xuống mức 43,87% (giảm 11,53% so với cuối năm 2016), tỷ lệ nắm giữ của khối bảo hiểm và các nhà đầu tư khác đạt 56,13%, vượt mục tiêu các tổ chức tài chính phi ngân hàng nắm giữ 50% TPCP vào năm 2020 tại Lộ trình phát triển thị trường trái phiếu giai đoạn 2017 - 2020, tầm nhìn đến năm 2030.
Như vậy có thể thấy, những yếu tố tích cực trên đã giúp duy trì chỉ tiêu trả nợ trên thu NSNN trong ngưỡng an toàn trong giai đoạn 2016 - 2020 và được các tổ chức xếp hạng tín nhiệm đánh giá tích cực, khi phân tích về tính bền vững danh mục nợ nước ngoài của Việt Nam.
Đức Minh
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Xâm nhập mặn gia tăng tại đồng bằng sông Cửu Long
- ·Thu hồi ngay 14 loại mỹ phẩm nhãn hiệu Linh Chi Vàng
- ·Điện thoại và những nhóm hàng “tỷ USD” của Việt Nam xuất khẩu đi đâu?
- ·Cô gái phải mổ vì khối u xơ tử cung to như mang thai khi đi khám hiếm muộn
- ·Cô gái dương tính với Covid
- ·TPHCM quyết tâm vươn lên thành trung tâm tài chính khu vực và quốc tế
- ·Điều gì xảy ra khi bạn ngừng ăn đường một tháng?
- ·Vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội tăng hơn 10% trong 6 tháng
- ·Samsung Vietnam có thể giảm xuất khẩu gần 6 tỷ USD năm nay
- ·Người đàn ông thủng tim, đứt động mạch vú do lưỡi cưa bất ngờ văng vào ngực
- ·Chủ tịch TP.Hà Nội: Mô hình đô thị thông minh phải mang lại an toàn, tiện ích cho người dân
- ·Cần có thêm nguồn hàng tốt hơn cho các nhà đầu tư nước ngoài
- ·Ba thời điểm quý ông không nên 'yêu' để tránh gặp nạn
- ·Bỏ qua dấu hiệu bệnh suy tim sung huyết, người phụ nữ phải ghép tim và mổ não
- ·Cứu sống bé gái 2 tuổi vì nuốt phải ghim sắt dài 1,5 cm vào bụng
- ·Phát hiện ung thư máu sau khi xuất hiện cảm giác kiệt sức bất thường
- ·Người đàn ông thoát cửa tử sau khi bị bạn nhậu đâm dao xuyên thủng bụng
- ·Tại sao ăn nhiều dứa khiến bạn ngứa và rát lưỡi?
- ·Hà Nội phấn đấu đến năm 2025 đạt mức tiết kiệm năng lượng 5
- ·Mẹo bảo quản bánh chưng lâu hỏng, không bị mốc trong dịp Tết