【tỷ lệ kèo bong da hom nay】Báo Canada ca ngợi Việt Nam trong cuộc chiến chống Covid
TheợiViệtNamtrongcuộcchiếnchốtỷ lệ kèo bong da hom nay Globe and Mail, một trong những nhật báo tuy tín nhất ở Canada đã có bài viết đề cao công tác chống Covid-19 của Việt Nam. Bài viết cho rằng, Việt Nam đã đặt ra tiêu chuẩn cho cuộc chiến chống Covid-19 khi không có cas tử vong nào được ghi nhận tại đây.
Giáo sư Guy Thwaites: "Người dân Việt Nam đã chuẩn bị tốt". Ảnh: BPI
Bài viết do Eric Reguly, Trưởng Văn phòng đại diện của tờ The Globe and Mail tại châu Âu có trụ sở tại Rome, Italia, cho biết Chính phủ Việt Nam đã dập tắt dịch Covid-19 từ sớm với công tác cách ly, truy tìm tiếp xúc và các chiến dịch truyền thông trên mạng xã hội rầm rộ nhằm nâng cao nhận thức của người dân. Đã một tháng trôi qua kể từ khi Việt Nam gỡ bỏ các hạn chế và mọi thứ đang quay trở lại bình thường.
Với việc có 1.450km biên giới với Trung Quốc và du khách thường xuyên từ Vũ Hán, nơi khởi phát Covid-19, Việt Nam từng được dự báo sẽ có tỷ lệ lây nhiễm cao. Tuy nhiên, Việt Nam đã phản ứng nhanh và không chờ cảnh báo chính thức từ Tổ chức Y tế Thế giới trước khi đóng cửa biên giới, phong tỏa nền kinh tế và tiến hành các biện pháp xét nghiệm diện rộng, truy tìm tiếp xúc và cách ly.
Trong một cuộc phỏng vấn, Guy Thwaites, giáo sư về các bệnh truyền nhiễm và Giám đốc Đơn vị nghiên cứu lâm sàng của Đại học Oxford tại Việt Nam, cho biết Việt Nam hành động sớm vì hiểu rõ sự nguy hiểm của các bệnh truyền nhiễm chưa được biết tới. Trong vòng 20 năm qua, Việt Nam đã trải qua nhiều dịch bệnh bao gồm SARS, cúm gia cầm, sởi, sốt xuất huyết và bệnh tay - chân - miệng ở trẻ em.
Theo giáo sư Guy Thwaites: “Người dân Việt Nam hiểu rõ mối đe dọa từ các bệnh truyền nhiễm và biết các bệnh này cần phải được điều trị từ sớm. Người dân Việt Nam được chuẩn bị tốt. Châu Âu và Bắc Mỹ dường như đã quên về các bệnh truyền nhiễm”.
WHO tuyên bố tình trạng khẩn cấp về sức khỏe công cộng ngày 30-1 sau khi được thông báo về các trường hợp lây nhiễm từ người sang người ở Vũ Hán đang gia tăng - mặc dù tổ chức này chưa tuyên bố Covid-19 là đại dịch cho tới ngày 11-3. Vào thời điểm đó, Việt Nam đã tuyên bố tình trạng khẩn cấp trong nước và đã bắt đầu dập dịch. Ngày 3-1, một ngày trước khi WHO thông báo có một ổ dịch ở Vũ Hán, mặc dù chưa có cas tử vong, Việt Nam đã thông báo một số biện pháp kiểm soát biên giới. Ngày 22-1, giới chức y tế bắt đầu giám sát thân nhiệt tại các cửa khẩu và bắt đầu phát hiện và truy tìm tiếp xúc. Những người nhiễm bệnh và bất kỳ ai từng tiếp xúc với nguồn bệnh đều phải cách ly bắt buộc.
Cuối tháng 1, 22 bệnh viện đã được chọn để điều trị người nhiễm Covid-19. Trường học và các trường đại học bị đóng cửa. Đầu tháng 2, tất cả các chuyến bay từ Trung Quốc đều bị đình chỉ. Cuối tháng 2, du khách vào Việt Nam từ bất kỳ nước nào có cas lây nhiễm đều phải bị cách ly trong vòng 14 ngày. Cuối tháng 3, Chính phủ Việt Nam bắt đầu đóng cửa nền kinh tế cho tới ngày 23-4.
Chính phủ Việt Nam đã sử dụng rộng rãi mạng xã hội từ đầu tháng 2 để nâng cao nhận thức của người dân về dịch bệnh và các biện pháp phòng tránh bao gồm giãn cách xã hội, sử dụng khẩu trang và rửa tay. Các video thông tin công cộng với giai điệu hấp dẫn của Việt Nam đã lan tỏa ra khắp thế giới.
Một báo cáo hàn lâm về công tác đối phó với dịch bệnh của Việt Nam bởi giáo sư Thwaites và khoảng 20 bác sĩ và nhà khoa học, kết luận rằng, việc sớm phong tỏa cùng với xét nghiệm tích cực, truy tìm tiếp xúc và cách ly bắt buộc đối với những người tiếp xúc với nguồn bệnh là nguyên nhân đằng sau thành công của Việt Nam trong việc tránh được tử vong do Covid-19. Báo cáo cho biết các biện pháp truy tìm tiếp xúc và cách ly của Việt Nam là “đặc biệt hiệu quả trong bối cảnh gần một nửa các cas nhiễm bệnh không có triệu chứng”.
Đầu tháng 5, hơn 200.000 người dân đã được cách ly tại các khu nhà của Chính phủ, các khu quân sự, bệnh viện và tại nhà riêng.
Giáo sư Thwaites cho biết nỗ lực truy tìm tiếp xúc ở Việt Nam không dựa trên công nghệ cao như các ứng dụng điện thoại thông minh nhằm phát hiện khả năng phơi nhiễm sau khi tiếp xúc với nguồn bệnh. Theo giáo sư Thwaites: “Không hề có công nghệ nào cả. Đó chỉ là phương pháp dịch tễ học cũ kỹ và thực địa”.
Hầu hết các cas nhiễm bệnh ở Việt Nam là du khách, bao gồm công dân Việt Nam từ nước khác trở về. Việt Nam có dân số tương đối trẻ và đó cũng là lý do nước này không có cas tử vong. Độ tuổi trung bình của các cas nhiễm bệnh từ nước ngoài vào Việt Nam là dưới 30. Ở Italia, 70% số cas dương tính ở độ tuổi từ 50 trở lên.
Giáo sư Thwaites cho biết, ông tin những con số về dịch bệnh ở Việt Nam do ông được truy cập số liệu chính thức và thăm các bệnh viện địa phương. Giáo sư Thwaites nói: “Nếu có người chết, tôi sẽ biết về điều đó”.
Theo VIETNAM+
(责任编辑:Thể thao)
- ·Phát hiện xác chết trôi trên sông Bảo Định
- ·Xã Tân Hưng, huyện Bàu Bàng: Khám bệnh, cấp phát thuốc miễn phí cho hội viên phụ nữ
- ·TP.Dĩ An: Trao nhiều phần quà đến người dân khó khăn
- ·Đề xuất đầu tư dự án viên nén năng lượng 186 tỷ đồng tại Quảng Trị
- ·Australia phát triển phương pháp chẩn đoán nhanh ung thư da
- ·Không thể phủ nhận ý nghĩa lịch sử của Đại hội Đảng
- ·Thiết thực chăm lo đời sống nhân dân
- ·Vụ cháy chung cư mini: Thăm hỏi, hỗ trợ gia đình các nạn nhân
- ·Truy bắt nhóm đối tượng nổ súng khiến 1 người bị bắn gục tại chỗ
- ·Vận động người dân hưởng ứng, ưu tiên dùng hàng Việt
- ·Đậu xe trước nhà dân, tài xế bị hành hung nhập viện
- ·Tập đoàn Facebook đổi tên công ty mẹ thành Meta, tham vọng xây dựng một vũ trụ ảo Metaverse
- ·Đẩy nhanh giải ngân vốn các chương trình mục tiêu quốc gia
- ·Đà Nẵng sẽ đề xuất các cơ chế, chính sách đặc thù mới để phát triển thành phố
- ·Thị trường hàng hóa: Toàn bộ 5 mặt hàng năng lượng đều tăng giá
- ·TP.Thuận An: Trao tặng 170 túi quà thiết yếu cho các gia đình khó khăn
- ·Ðề nghị cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh
- ·Quảng Ngãi: Quy hoạch tỉnh là công cụ khai thác tối đa tiềm năng, khơi thông nguồn lực
- ·Singapore dùng robot bay giao hàng
- ·Đà Nẵng: 225 dự án vốn đầu tư công chậm triển khai, chậm tiến độ