【lich thi dau bong da .com】Xuất khẩu đi Mỹ: Mấu chốt là chất lượng và xuất xứ
Các DN phải đảm bảo quy tắc xuất xứ khi xuất khẩu đi Mỹ. Ảnh: H.Dịu Ảnh: ST |
Vấn đề cốt lõi
Là DN xuất khẩu tới 3.500-4.000 tấn mật ong vào Mỹ mỗi năm,ấtkhẩuđiMỹMấuchốtlàchấtlượngvàxuấtxứlich thi dau bong da .com ông Nguyễn Việt Cường, Tổng giám đốc Công ty TNHH Khai thác mật ong Đăk Nguyên Hồng cho biết, tiềm năng xuất khẩu vào thị trường này vẫn còn rất lớn do nhu cầu cao. Hơn nữa, việc xuất khẩu mật ong vào thị trường này vẫn chủ yếu là nguyên liệu thô, ở chuỗi giá trị thấp nên cơ hội mở ra chuỗi giá trị mới, DN tự làm thương hiệu cũng rất khả quan.
Tuy nhiên, ông Cường chia sẻ, khó khăn của sản phẩm là khả năng còn dư lượng kháng sinh, thuốc trừ sâu lớn, trong khi tất cả sản phẩm nếu muốn vào được thị trường Mỹ phải qua các khâu kiểm nghiệm rất chặt chẽ. Vì thế, vị CEO của Đăk Nguyên Hồng cho hay, DN đã phải đảm bảo chất lượng ngay từ khâu nuôi trồng, định hướng người nuôi ong để có sản phẩm tốt nhất, tránh được nhưng vùng hoa trái có thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật. Hơn nữa, trước mỗi lô xuất khẩu, DN phải bỏ ra nhiều chi phí để kiểm tra, kiểm nghiệm, thậm chí là đưa sản phẩm ra phòng kiểm định tại Đức. Ngoài ra, một vấn đề đáng lưu ý được vị giám đốc này chia sẻ là, hiện Luật Thực phẩm mới của Mỹ đã đưa ra nhiều quy định hoàn toàn mới về vệ sinh an toàn thực phẩm, kiểm định chất lượng. Vì thế, DN phải cập nhật thường xuyên, thay đổi tư duy vận hành hệ thống, trước là quản lý theo ISO, nhưng bây giờ phải thêm chứng chỉ FISMA…
Đồng tình với những quan điểm trên, ông Nguyễn Danh Lâm, đại diện Công ty TNHH Hà Dũng cho biết, muốn xuất khẩu sang thị trường Mỹ thì điều cốt lõi phải là chất lượng sản phẩm. Nhưng mặt khác, theo ông Lâm, DN cũng phải rất kiên trì do văn hóa kinh doanh tại Mỹ là thường gắn bó lâu dài với đối tác cố định, nên hiếm khi thay đổi nhà cung cấp trừ khi có sự đột biến về giá cả, sản phẩm. Do đó, việc kết nối ban đầu của DN sẽ gặp khó khăn hơn, nhưng nếu thành công thì có thể hợp tác lên tới hàng chục năm.
Xuất xứ- Uy tín của cả cộng đồng doanh nghiệp
Nhận định về thương mại Việt – Mỹ thời gian gần đây, bà Amanda Rasmussen, Chủ tịch Amcham tại TPHCM, Giám đốc vận hành ITL Việt Nam đặt vấn đề, xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ tăng mạnh nhưng điều đáng bàn là bao nhiêu % trong số đó thực sự là từ DN Việt Nam, bao nhiêu % là kết quả xuất khẩu tác động từ căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc?... Tuy nhiên, điều này cũng ẩn chứa rủi ro khi đang có sự tăng tốc trong dịch chuyển đầu tư từ Trung Quốc sang Việt Nam ở nhiều lĩnh vực. Vì thế, bà Amanda khuyến nghị, các DN Việt Nam cần lưu ý làm chuẩn chỉ, chấp hành các quy định về xuất nhập khẩu của Mỹ - dù các quy định này khá đặc thù.
Thực tế là các cơ quan chức năng đã có nhiều khuyến cáo DN Việt Nam về vấn đề xuất xứ hàng hóa, xuất xứ nguyên phụ liệu trong các sản phẩm xuất khẩu, nhất là xuất khẩu đi Mỹ. Bởi nếu vi phạm, không những DN mất cơ hội hợp tác kinh doanh mà còn ảnh hưởng đến uy tín chung của cả cộng đồng DN Việt Nam, thậm chí có thể dẫn tới việc phía Mỹ áp thuế phòng vệ thương mại như một số mặt hàng thời gian qua. Do đó, việc đảm bảo xuất xứ hàng hóa phải được DN quan tâm ngay sau chất lượng.
Về vấn đề này, ông Nguyễn Việt Cường cho hay, Hiệp định thương mại giữa Trung Quốc và ASEAN đã quy định thuế nhập khẩu mật ong từ Trung Quốc và Việt Nam bằng 0%, nhưng hiện sản phẩm mật ong từ Trung Quốc sang Việt Nam qua đường chính ngạch không có. Tuy nhiên, để phòng tránh việc trộn lẫn mật ong Trung Quốc vào sản phẩm, DN đã phải quản lý vùng nguyên liệu chặt chẽ theo chuỗi; hơn nữa, do yếu tố đặc thù, sản phẩm mật ong xuất khẩu sẽ được kiểm nghiệm về phấn hoa, hàm lượng... để cho thấy xuất xứ từ đâu.
Còn theo ông Nguyễn Danh Lâm, để đáp ứng các tiêu chuẩn của phía Mỹ, sản phẩm bao bì của DN luôn đảm bảo đáp ứng các quy tắc xuất xứ bằng việc đảm bảo từ khâu nguyên liệu, trong đó, các nguyên liệu hoàn toàn được lấy từ các nhà máy sản xuất trong nước và DN tự đầu tư thêm cơ sở để sản xuất nguyên liệu.
Có thể thấy, các DN Việt Nam đang từng bước chuyển mình, có những kế hoạch và chiến lược riêng để đáp ứng các quy định cho hoạt động xuất khẩu. Tuy nhiên, bên cạnh việc tự DN phải có sự chuẩn bị, các cơ quan chức năng cũng cần có biện pháp như tăng cường cung cấp thông tin, hỗ trợ hoạt động xuất nhập khẩu, hỗ trợ pháp lý… để việc giao thương của DN được thuận lợi hơn.
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
- ·Hà Nội tặng 2 tỷ đồng cho đội tuyển bóng đá nam Việt Nam
- ·Giá vàng hôm nay ngày 20/3/2017 dự báo tuần mới khởi sắc
- ·Giá vàng hôm nay ngày 7/5 chốt một tuần đầy u ám
- ·Nguyên nhân nào khiến giá thịt heo tăng 5 lần khi đến tay người tiêu dùng
- ·Gia Lai: Ấm lòng những suất cơm miễn phí đến với bệnh nhân nghèo
- ·Mất gần 1 tỷ USD cổ phiếu, giám đốc hãng bay Mỹ xin lỗi lần thứ 2
- ·Xuất khẩu cà phê tiếp tục khó khăn?
- ·Ngày Tết hàn thực 3/3 âm lịch: Bột bánh trôi ngũ sắc đắt hàng
- ·Du lịch TP. Hà Nội đạt doanh thu 594 tỷ đồng dịp Tết Dương lịch
- ·Xổ số Vietlott: Tiết lộ điều thú vị xoanh quanh chiếc mặt nạ
- ·11 sản phẩm đáng mong đợi nhất của Apple ra mắt trong năm nay
- ·Bí quyết làm giàu từ tay trắng: Dậy sớm, ngủ muộn và tắm ít!
- ·Xem bói theo tháng sinh để biết bạn hấp dẫn đối phương ở điểm gì
- ·Chi Pu 'chất lừ' trong bộ sưu tập thời trang tự sản xuất
- ·HLV Kim Sang
- ·Nguyên phó tổng giám đốc ngân hàng Đông Á bị bắt tạm giam
- ·Ăn trái cây thế nào thì tốt?
- ·Người tiêu dùng đang thiếu những kiến thức chọn mua máy sấy
- ·Hàn Quốc: Phức tạp trong việc thực thi lệnh bắt giữ Tổng thống Yoon Suk Yeol
- ·Quả Biwa Nhật Bản 4 triệu/kg vừa xuất hiện có gì đặc biệt?