【kết quả bóng đá cúp quốc gia】Quân đội Mỹ có khả năng can thiệp sâu vào châu Phi
Bộ Tư lệnh tác chiến của Mỹ tại châu Phi đang có khả năng sẽ thâm nhập sâu vào châu lục đen.
Trước tình trạng bất ổn tại Bắc Phi từ Libya,độiMỹcoacutekhảnăngcanthiệkết quả bóng đá cúp quốc gia Mali đến Algeria và nhất là sau vụ phái bộ ngoại giao Mỹ bị tấn công ở Benghazi, Bộ Tư lệnh tác chiến của Mỹ (AFRICOM) xuất hiện với tần suất cao.
Bộ Tư lệnh “hổ không nanh”
Được thành lập vào năm 2007, bộ tư lệnh vùng mới nhất của Mỹ là AFRICOM đảm trách huấn luyện cho quân đội các nước châu Phi để tăng cường khả năng ứng phó khi xảy ra khủng hoảng. Tuy nhiên, bộ tư lệnh này ngay từ đầu vấp phải sự nghi ngại từ các chính quyền châu Phi. Vào năm 2008, Tổng thống Mỹ lúc bấy giờ George W.Bush thăm Ghana, người đồng cấp chủ nhà John Kufuor nói thẳng thừng sẽ không cho phép Lầu Năm Góc đặt căn cứ ở nước này, theo mạng lưới phát thanh NPR. Sau đó, dù rất nỗ lực nhưng Washington tiếp tục bị những “cú tát nước” tương tự từ các chính quyền khác ở châu Phi. Cuối cùng, tổng hành dinh của AFRICOM đành phải đóng ở Stuttgart (Đức). Vì thế, ông Richard Downie, Phó giám đốc phụ trách chương trình châu Phi tại Trung tâm nghiên cứu quốc tế và chiến lược (CSIS), nhận định bộ tư lệnh này ra đời rất nhọc nhằn.
|
Cho đến trước khi vụ Đại sứ Mỹ Chris Stevens cùng 3 giới chức ngoại giao nước này thiệt mạng tại Benghazi, AFRICOM vẫn chưa có lực lượng biệt kích phản ứng nhanh (gọi tắt là CIF). Theo tờ The Washington Times, mỗi bộ tư lệnh tác chiến của Mỹ đều được trang bị CIF, trừ AFRICOM. Do đó, khi phái bộ ngoại giao trên bị tấn công, tư lệnh AFRICOM là tướng Carter Ham phải gọi điện mượn đội biệt kích của Bộ Tư lệnh Mỹ tại châu Âu (EUCOM). Thế nhưng, lực lượng này khi đó đang diễn tập tại Trung Âu nên chẳng thể hỗ trợ. Vì vậy, suốt 8 giờ sau khi vụ tấn công xảy ra, AFRICOM chỉ làm được điều duy nhất là triển khai 2 máy bay do thám không người lái đến hiện trường để truyền hình ảnh về Lầu Năm Góc và Cơ quan Tình báo trung ương Mỹ (CIA).
Sau sự kiện “muối mặt” này, AFRICOM mới thành lập được CIF nhưng lại đóng quân ở căn cứ Carson bang Colorado, Mỹ, cách châu Phi khoảng 10.000 km. Tờ The Washington Times dẫn lời một quan chức quốc phòng Mỹ cho biết: “Họ (AFRICOM - NV) không ở châu Âu. Họ không ở châu Phi. Họ được đặt ở căn cứ Carson”. Ngoài ra, AFRICOM có sử dụng một căn cứ ở Djibouti, thuộc phía đông châu Phi, nhưng vẫn cách xa các điểm nóng hiện tại ở lục địa đen. Vì vậy, giới báo chí Mỹ từng giễu cợt rằng AFRICOM là “hổ không nanh”.
Vai trò mới
Tại phiên điều trần trước thượng viện về vụ tấn công ở Benghazi, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton đã kêu gọi Lầu Năm Góc tăng cường can thiệp quân sự lẫn chính trị tại Bắc Phi. Đây là khu vực đang có nhiều điểm nóng như xung đột tại Mali, Nigeria và Algeria - nơi vừa xảy ra vụ khủng hoảng con tin, theo tờ The Guardian. Trước đó, nhiệm vụ của AFRICOM là triển khai chiến dịch “Giai đoạn 0”, tức huấn luyện và trang bị cho các lực lượng châu Phi để ứng phó khi khủng hoảng phát sinh. Tuy nhiên, thực tế đã chứng tỏ rằng cách tiếp cận đó không phải lúc nào cũng thành công, theo NPR dẫn lời Giáo sư Michael Brenner của Đại học Texas.
Theo tờ The New York Times, một số tay súng tham gia bắt cóc con tin khiến 37 nạn nhân thiệt mạng tại Nhà máy khí đốt In Amenas ở Algeria bị cho từng liên quan vụ sát hại Đại sứ Stevens hồi tháng 9.2012. Hiện tại, Mỹ hỗ trợ Pháp trong chiến dịch can thiệp quân sự vào Mali, nơi một số binh sĩ được Washington huấn luyện đã gia nhập lực lượng Hồi giáo cực đoan mà Paris đang đối mặt. Vì thế, bà Clinton nhận định đã đến lúc Lầu Năm Góc cân nhắc lại vai trò của AFRICOM tại châu Phi. Đây được xem như một cơ hội để bộ tư lệnh này có cớ triển khai quân trên toàn châu lục đen. Theo trang tin World Tribune, Mỹ sẽ điều quân đến 35 quốc gia châu Phi vào năm 2013 để đối phó với nguy cơ khủng bố từ các nhóm có liên hệ với al-Qaeda.
(Theo TNO)
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Dự báo thời tiết 17/9: Miền Bắc nắng gián đoạn, khả năng mưa chiều tối
- ·Những kháp đấu kịch tính của các “ông trâu” tại lễ hội chọi trâu Đồ Sơn 2024
- ·Kiến nghị công dân đỗ vào các trường phải đi nghĩa vụ quân sự trước, đi học sau
- ·Cục Đường bộ yêu cầu Sở GTVT Phú Thọ sớm có phương án tháo dỡ cầu Phong Châu
- ·Tìm thấy thi thể cụ ông bị mất tích sau trận mưa lũ ở Nghệ An
- ·Chủ tịch Quốc hội: Chưa có lúc nào Thường vụ Quốc hội họp nhiều như vậy
- ·Lời nhắn nhủ hướng thiện, tránh cám dỗ của Thứ trưởng với phạm nhân được đặc xá
- ·Dự báo thời tiết hôm nay 26/9/2024: Cả nước có nắng, ngoài biển mưa giông
- ·Tăng trưởng kinh tế năm 2024 đạt 7,09%
- ·Lũ trên 3 sông ở Thanh Hóa đang lên, Bộ Nông nghiệp đề nghị tuần tra canh gác đê
- ·Quán cơm 2.000 Vườn Xoài: Điểm tựa cho phận đời khó khăn
- ·Bộ Tư pháp thúc đẩy chuyển đổi số trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật
- ·Xuyên đêm đưa 2 bệnh nhân nguy kịch từ Trường Sa về đất liền điều trị
- ·Khởi tố vụ án, bắt thêm Phó Tổng biên tập Tạp chí Môi trường và Đô thị Việt Nam
- ·Apple bị phá sản kế hoạch bán iPhone tân trang ở Ấn Độ
- ·Lộ diện nhóm ‘chị đại’ học đường vụ nữ sinh 15 tuổi bị đánh hội đồng
- ·Dự báo thời tiết 21/9/2024: Gió mùa Đông Bắc tràn về, miền Bắc mưa to và giông
- ·Một loạt cán bộ ở Lâm Đồng bị kỷ luật vì liên quan 17 biệt thự xây không phép
- ·Nhóm trộm chó rải đinh sắt, bắn súng tự chế chống trả công an truy bắt
- ·Thượng úy CSHS ở Hà Nội bị 2 thanh niên đi xe máy tông nhập viện