【dự đoán bóng đá goal】Ngành Dự trữ nhà nước: Hỗ trợ hàng chục nghìn tấn gạo cho người dân bảo vệ rừng
Khoảng 67 nghìn tấn gạo tới các hộ trồng rừng
Triển khai Nghị quyết số 30a/2008/N-CP của Chính phủ hỗ trợ 61 huyện nghèo; Nghị định số 75/2015/NĐ-CP và các thông tư hướng dẫn, trong khoảng thời gian từ năm 2008 đến nay, Tổng cục DTNN đã xuất cấp khoảng 67 nghìn tấn gạo từ nguồn DTQG để hỗ trợ cho người dân bảo vệ rừng. Gạo dự trữ đến với các hộ nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số nhận khoán chăm sóc, bảo vệ rừng, được giao rừng và giao đất để trồng rừng sản xuất và hộ gia đình nghèo tham gia trồng rừng sản xuất, trồng rừng phòng hộ thay thế nương rẫy trên diện tích đất lâm nghiệp được giao trong thời gian chưa tự túc được lương thực.
Số gạo trên đã đến với đồng bào dân tộc thiểu số, người nghèo ở Hà Giang (tại 6 huyện vùng cao núi đá: Đồng Văn, Mèo Vạc, Yên Minh, Quản Bạ, Hoàng Su Phì, Xín Mần); Bắc Giang (2 huyện Lục Ngạn, Lục Nam); Nghệ An (4 huyện: Kỳ Sơn, Tương Dương, Con Cuông và Quế Phong); Thanh Hóa (tại 5 huyện: Mường Lát, Thường Xuân, Quan Sơn, Lang Chánh, Như Xuân) và Sơn La (5 huyện: Quỳnh Nhai, Mường La, Sốp Cộp, Phù Yên, Bắc Yên).
Theo ông Dương Đức Minh – Vụ trưởng Vụ Quản lý hàng dự trữ (Tổng cục DTNN), trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện, Tổng cục DTNN đã chỉ đạo các cục DTNN khu vực chủ động phối hợp chặt chẽ với UBND các tỉnh, UBND các huyện. Qua đó, có sự chủ động lên phương án, kế hoạch xuất kho, vận chuyển, giao nhận gạo cho các đối tượng thụ hưởng chính sách theo đúng quy định, hướng dẫn của Bộ Tài chính về xuất cấp hàng DTQG hỗ trợ cho các địa phương.
Đồng thời, Tổng cục DTNN cũng giao nhiệm vụ cho các cục DTNN khu vực phối hợp chặt chẽ với các cấp chính quyền địa phương trong công tác kiểm tra, giám sát quá trình quản lý, sử dụng gạo hỗ trợ. Nhờ vậy, gạo DTQG xuất cấp cho các địa phương đủ về số lượng, bảo đảm về chất lượng và theo đúng kế hoạch tiếp nhận, phân bổ của UBND các tỉnh.
Ông Minh cho biết, thực hiện các quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính, Tổng cục DTNN sẽ tiếp tục xuất cấp gần 10.000 tấn gạo từ nguồn DTQG hỗ trợ cho đồng bào dân tộc thiểu số, hộ gia đình người Kinh nghèo tự nguyện trồng, chăm sóc, bảo vệ rừng trên địa bàn 2 tỉnh Thanh Hóa và Bắc Giang.
Cụ thể, tại Quyết định số 777/QĐ-TTg ngày 24/6/2019, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Tài chính xuất cấp bổ sung 4.948 tấn gạo từ nguồn DTQG cho tỉnh Thanh Hóa để tiếp tục hỗ trợ cho đồng bào dân tộc thiểu số tại huyện Thường Xuân.
Theo đó, Bộ Tài chính thống nhất với UBND tỉnh Thanh Hóa số lượng gạo DTQG xuất cấp hàng năm phù hợp với nhu cầu thực tế, thời gian và lộ trình thực hiện đề án, đảm bảo nguyên tắc tổng số lượng gạo DTQG xuất cấp cho từng huyện.
Còn tại Quyết định số 771/QĐ-TTg, ngày 23/6/2019 Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu Bộ Tài chính xuất cấp 4.830 tấn gạo từ nguồn DTQG cho tỉnh Bắc Giang để hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số, hộ gia đình người Kinh nghèo trên địa bàn tỉnh Bắc Giang tự nguyện trồng, chăm sóc, bảo vệ rừng trong thời gian chưa tự túc được lương thực giai đoạn 2019 - 2023.
Hiệu quả thiết thực
Cũng theo ông Dương Đức Minh, công tác hỗ trợ trực tiếp bằng nguồn gạo DTQG cho các hộ nghèo thực hiện chăm sóc, bảo vệ rừng đã mang lại kết quả khả quan, góp phần giúp người dân từng bước ổn định cuộc sống, phát triển sản xuất lâm nghiệp và phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn.
Xét ở góc độ xã hội, người dân vùng cao được hỗ trợ gạo, có lương thực đủ ăn, thay đổi tập quán từ khai thác gỗ, phá rừng sang trồng, giữ rừng, sử dụng sản phẩm từ rừng trồng để thay thế cây rừng tự nhiên; thu hút các hộ gia đình trên địa bàn huyện tham gia vào các hoạt động sản xuất lâm nghiệp, tạo thêm việc làm cho người lao động, từng bước cải thiện đời sống cho đồng bào, góp phần giảm nghèo trên địa bàn huyện và bảo đảm an sinh xã hội.
Về mặt kinh tế, việc chủ động hỗ trợ hàng DTQG kịp thời cho các địa phương đã giải quyết khó khăn trong đời sống của người dân, giảm thiệt hại về người và của, cũng như sớm khắc khục hậu quả thiên tai; bảo đảm ổn định sản xuất, xóa đói giảm nghèo, ổn định và phát triển kinh tế.
Về môi trường, người dân tham gia trồng và giữ rừng đã góp phần nâng độ che phủ rừng, phát huy chức năng phòng hộ rừng đầu nguồn, hạn chế xói mòn, rửa trôi đất và duy trì được nguồn nước phục vụ sinh hoạt.
Về an ninh - quốc phòng, được hỗ trợ gạo, đồng bào yên tâm trồng rừng, chăm sóc rừng, tạo vành đai xanh bảo vệ biên cương Tổ quốc. Các chính sách hỗ trợ của dự án giúp đời sống của đồng bào các dân tộc thiểu số ở những vùng nói trên từng bước được cải thiện, đi vào ổn định, góp phần hạn chế tình trạng người dân vượt biên, gây mất trật tự trị an trên địa bàn.
Khánh Huyền
(责任编辑:La liga)
- ·Tuyên truyền và huấn luyện phòng cháy, chữa cháy cho lực lượng cơ sở
- ·Sắc xuân trên bến Bình Đông
- ·Kỳ vọng vào các thị trường mới cho con cá tỷ USD của Việt Nam
- ·“Đánh bật” thanh long, xuất khẩu sầu riêng đạt con số kỷ lục
- ·Samsung sẽ trải qua quý thứ bảy liên tiếp sụt giảm doanh thu
- ·Úc không áp thuế chống bán phá giá đối với sản phẩm Amoni nitrat từ Việt Nam
- ·Hoa nhập khẩu “đổ bộ” thị trường Tết
- ·Nhiệt độ toàn cầu sẽ đạt mức kỷ lục mới trong vòng 5 năm tới
- ·Công ty cổ phần Chương Dương bị xử phạt do công bố thông tin sai lệch
- ·Dùng giường xếp đánh cha 103 tuổi, con bị phạt 10,5 triệu
- ·Trưởng Công an TP Thủ Đức làm Phó Giám đốc Công an TP.HCM
- ·Số hóa kinh tế lượng để dự báo hiệu quả
- ·Nhiều di tích lịch sử bị hư hại nghiêm trọng sau trận động đất tại Thổ Nhĩ Kỳ và Syria
- ·Quy chế quản lý, sử dụng chữ ký số của Bộ Tài chính
- ·Đồng won Hàn Quốc rơi xuống mức thấp nhất trong gần 16 năm
- ·Thưởng Tết Nguyên đán Kỷ Hợi: Nơi trăm triệu, chỗ trăm nghìn
- ·Hoa Kỳ khởi xướng điều tra xem xét đối với bánh xe kéo bằng thép từ Việt Nam
- ·Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang tham gia Lễ Khai mạc Hội chợ Trung Quốc
- ·Truy bắt đối tượng cướp ngân hàng ở Tiền Giang
- ·Khai lệ phí trước bạ ô tô, xe máy điện tử: Nghiên cứu mở rộng dịch vụ tại nhiều địa phương