【bxh fifa thế giới】Cắt giảm 3.800 tỷ đồng của 2 bộ, 2 tỉnh và Hà Nội thực hiện 2 dự án thủy lợi cấp bách
TP.HCM kiến nghị bổ sung vốn cho các dự ánODA
UBND TPHCM vừa có báo cáo gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư,ắtgiảmtỷđồngcủabộtỉnhvàHàNộithựchiệndựánthủylợicấpbábxh fifa thế giới Bộ Tài chínhvề tình hình tiếp nhận và sử dụng vốn ODA và vốn vay ưu đãi của thành phố.
Theo báo cáo của UBND TP.HCM, hiện tại, TP đang có 12 dự án triển khai thực hiện với tổng vốn đầu tưlà 104.932 tỷ đồng; trong đó vốn ODA là 89.376 tỷ đồng, vốn đối ứng là 15.556 tỷ đồng.
Dự án Metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên dùng vốn ODA. |
Về lũy kế giải ngân từ đầu năm đến tháng 9, vốn vay ODA là 383,5 tỷ đồng, đạt 16,27% so với kế hoạch vốn được giao. Trong đó, vốn ODA cấp phát từ ngân sách Trung ương là 364,5 tỷ đồng, đạt 45,6% so với kế hoạch vốn được giao.
Vốn ODA vay lại vốn vay nước ngoài của Chính phủ là 19 tỷ đồng, đạt 1,22% so với kế hoạch vốn được giao; vốn đối ứng là 382,314 tỷ đồng, đạt 40% so với kế hoạch vốn được giao.
Theo UBND TP.HCM, để đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án ODA của thành phố trong thời gian qua, UBND Thành phố đã chỉ đạo các sở, ban, ngành thực hiện nhiều biện pháp như: Đảm bảo thực hiện cân đối vốn đầy đủ, kịp thời; xây dựng kế hoạch tiến độ thực hiện dự án; chỉ đạo các chủ dự án ODA nghiên cứu, ban hành quy định nội bộ về những biện pháp phòng, chống tham nhũng tại đơn vị mình,...
Nhằm tạo thuận lợi cho công tác giải ngân vốn ODA và tránh tình trạng phải điều chỉnh, bổ sung kế hoạch vốn ODA hàng năm, UBND TP.HCM kiến nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư sớm phối hợp với Bộ Tài chính nghiên cứu phương thức giao kế hoạch vốn ODA đảm bảo đáp ứng đủ vốn theo tiến độ giải ngân thực tế của dự án và tiến độ cấp vốn của các nhà tài trợ để phát huy tối đa hiệu quả đầu tư của dự án.
Kiến nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Bộ Tài chính hướng dẫn TP về việc đăng ký số vốn ODA cấp phát từ ngân sách Trung ương còn lại cho dự án xây dựng đường sắt đô thị số 1 Bến Thành - Suối Tiên;
Bộ Kế hoạch và Đầu tư sớm chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính tổ chức thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn của dự án xây dựng đường sắt đô thị số 1 Bến Thành - Suối Tiên và dự án xây dựng tuyến tàu điện ngầm số 2 Bến Thành - Tham Lương;
Kiến nghị hai Bộ tiếp tục hỗ trợ TP.HCM trong việc vận động nguồn vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ cho các dự án ưu tiên đầu tư vào lĩnh vực phát triển cơ sở hạ tầng, giao thông và môi trường có quy mô đầu tư lớn như: Dự án cải tạo hệ thống thoát nước mưa và nước thải TP.HCM (lưu vực Tham Lương- Bến Cát- Nước Lên) và dự án đầu tư xây dựng tuyến đường sắt đô thị số 3a, tuyến Bến Thành - Bến xe Miền Tây.
Khánh Hòa kêu gọi đầu tư vào 3 cụm công nghiệp
Mặc dù tình hình thu hút đầu tư trong thời gian qua liên tục giảm, nhưng tổng thu ngân sách của tỉnh Khánh Hòa 10 tháng năm 2019 vẫn đạt tới 15.630 tỷ đồng là nhờ sự tăng trưởng của ngành du lịch. Tỉnh này đang đưa ra nhiều giải pháp nhằm cải thiện tình hình, tăng cường thu hút đầu tư vào các cụm công nghiệp, khu kinh tế…
Trong chương trình xúc tiến đầu tư năm 2019, tỉnh Khánh Hòa đã ưu tiên các lĩnh vực: Nông nghiệp công nghệ cao, các ngành nghề công nghệ thông tin, kỹ thuật số, kỹ thuật nano, kỹ thuật chính xác, công nghiệp sạch, năng lượng, vật liệu mới nhằm đón đầu cuộc cách mạng 4.0. Đồng thời, tỉnh cũng xác định hoạt động xúc tiến đầu tư phải gắn kết với các hoạt động xúc tiến du lịch, thương mại, giao lưu văn hóa, sự kiện lớn trong năm.
Cụm công nghiệp Trảng É hoàn thiện về hạ tầng nhưng đang thiếu vắng các nhà đầu tư thứ cấp. |
Để cải thiện tình hình, UBND tỉnh Khánh Hòa vừa có thông báo công bố thông tin 3 địa điểm nghiên cứu đầu tư Dự án hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp trên địa bàn. Theo đó, 3 CCN, gồm: CCN Sơn Bình (huyện Khánh Sơn) có diện tích 18 ha; CCN Tân Lập (xã Cam Thành Bắc, huyện Cam Lâm) có diện tích 40 ha; CCN Ninh Xuân (thị xã Ninh Hòa) có diện tích 50 ha.
3 CCN nêu trên được tỉnh kêu gọi, thu hút đầu tư tất cả các lĩnh vực, trừ các ngành nghề sản xuất như: Chế biến thủy hải sản, dệt nhuộm, thuộc da, chế biến tinh bột sắn, giết mổ.
Bên cạnh đó, UBND tỉnh Khánh Hòa cũng đã kiến nghị Chính phủ cho phép kêu gọi vốn đầu tư vào khu vực Bắc Vân Phong; cho phép nghiên cứu, tiếp cận một số dự án lớn để tạo động lực phát triển kinh tế. Đồng thời, tập trung vào 3 giải pháp cơ bản để đẩy mạnh thu hút đầu tư, đó là: tập trung tháo gỡ vướng mắc cho nhà đầu tư; tiếp tục đầu tư phát triển hạ tầng các khu kinh tế, KCN, CCN trên địa bàn tỉnh và thực hiện xúc tiến đầu tư tại các thị trường tiềm năng.
Đà Nẵng ban hành quy chế phối hợp theo dõi, kiểm tra dự án FDI
Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng Huỳnh Đức Thơ vừa ký Quyết định số 5184/QĐ-UBND ngày 8/11 ban hành Quy chế phối hợp trong công tác theo dõi, kiểm tra đối với các dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoàihoạt động trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.
Mục tiêu nhằm thiết lập mối quan hệ chặt chẽ, nâng cao hiệu lực, hiệu quả của quản lý nhà nước đối với các dự án FDI trên địa bàn thành phố, thực hiện đúng công tác giám sát đầu tư phù hợp với quy định của pháp luật về đầu tư. Đồng thời, tăng cường công tác theo dõi, kiểm tra và đánh giá việc chấp hành quy định về quản lý hoạt động đầu tư nước ngoài của các cấp, các ngành bảo đảm quá trình đầu tư của dự án được tuân thủ theo các quy định của pháp luật, qua đó đảm bảo mục tiêu và hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án và làm cơ sở để thực hiện đánh giá đầu tư trên địa bàn thành phố một cách hiệu quả nhất.
Ngoài ra, kịp thời phát hiện những vấn đề bất hợp lý, các vi phạm trong việc tổ chức thực hiện để chấn chỉnh hoặc kiến nghị việc điều chỉnh pháp luật, chính sách về đầu tư nước ngoài và xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật ngăn chặn và hạn chế những tác động tiêu cực do dự án FDI gây ra cho xã hội. Về thẩm quyền kiểm tra, giám sát, Quyết định nêu rõ UBND thành phố tổ chức thực hiện theo dõi, kiểm tra hoạt động đầu tư nước ngoài trên địa bàn thành phố trong phạm vi quản lý của địa phương.
Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với BQL KCNC và các KCN, các cơ quan quản lý chuyên ngành và UBND quận, huyện tổ chức theo dõi, kiểm tra và đánh giá tình hình hoạt động của các tổ chức kinh tế, dự án có vốn đầu tư nước hoạt động ngoài Khu Công nghệ cao và Khu công nghiệp trên địa bàn thành phố.
Ban Quản lý Khu Công nghệ cao và các Khu Công nghiệp Đà Nẵng chủ trì, phối hợp với các Cơ quan quản lý nhà nước chuyên môn tổ chức theo dõi, kiểm tra và đánh giá tình hình hoạt động của các tổ chức kinh tế, dự án có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện trong Khu Công nghệ cao và Khu Công nghiệp trên địa bàn thành phố.
Theo đó, vào ngày 01/11 hàng năm, các cơ quan quản lý chuyên ngành gửi danh sách dự án FDI cần kiểm tra về Sở Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp, lập kế hoạch kiểm tra (theo Mẫu 01) trình UBND thành phố phê duyệt kế hoạch kiểm tra trước ngày 15/11 hằng năm để kịp thời gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư trước ngày 30/11 đảm bảo đúng nguyên tắc theo dõi, kiểm tra quy định tại Điều 4 Thông tư số 09/2016/TT-BKHĐT ngày 30 tháng 6 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn về công tác theo dõi, kiểm tra và đánh giá đầu tư đối với hoạt động đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.
Theo ông Trần Phước Sơn, Giám đốc Sở Kế hoạch-Đầu tư TP Đà Nẵng, quyết định này cũng đồng thời giao Sở Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm lập báo cáo chung về tình hình theo dõi dự án FDI gửi về Bộ Kế hoạch và Đầu tư trước ngày 20 tháng 02 của năm sau năm báo cáo. Trước ngày 10/02 hàng năm, BQL KCNC và các KCN và các cơ quan quản lý chuyên ngành có trách nhiệm gửi báo cáo giám sát đầu tư theo chức năng nhiệm vụ dưới hai hình thức: bằng văn bản và bằng tệp dữ liệu báo cáo gửi qua thư điện tử (theo Mẫu số 02) gửi về Sở Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư theo đúng quy định…
Giám sát chặt quá trình đầu tư sân bay Long Thành
Đa số ý kiến của các đại biểu Quốc hội khi thảo luận tại tổ và tại Hội trường đều đồng thuận với Báo cáo Nghiên cứu khả thi Dự án Đầu tư xây dựng Cảng hàng không quốc tế Long Thành giai đoạn I.
Trong số 11 nhóm vấn đề liên quan đến Báo cáo Nghiên cứu khả thi Dự án Đầu tư xây dựng Cảng hàng không quốc tế Long Thành (CHKQT Long Thành) được các đại biểu Quốc hội tập trung thảo luận gồm: cơ chế thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; tính chính xác của tổng mức đầu tư; việc bảo lãnh của Chính phủ và tác động tới nợ công; hệ thống giao thông kết nối... khả năng phát triển sân bay này trở thành cửa ngõ trung chuyển hàng không lớn trong khu vực nhận được khá nhiều sự quan tâm.
Phối cảnh Cảng hàng không quốc tế Long Thành. |
Trên thực tế, sân bay Long Thành được xây dựng đồng bộ, hiện đại, công suất đến năm 2030 là 50 triệu lượt khách, hội tụ nhiều điều kiện thuận lợi khi ở vị trí rất đắc địa, nằm cách hầu hết các trung tâm kinh tế tài chính lớn trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương từ 3 - 5 giờ bay; số lượng người dân đi máy bay lên tới 150 triệu lượt/năm, ngành hàng không đang có tốc độ phát triển lớn nhất khu vực...
Theo Bộ trưởng Bộ Giao thông - Vận tải (GTVT) Nguyễn Văn Thể, trong giai đoạn đầu, CHKQT Long Thành chủ yếu tập trung đáp ứng nhu cầu thị trường hàng không đi - đến của khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam. Đến năm 2030, nếu hoàn thành được giai đoạn II của Dự án với công suất 50 triệu lượt hành khách/năm, CHKQT Long Thành mới đủ năng lực cạnh tranh ban đầu của một trung tâm trung chuyển hàng không quốc tế của khu vực. Về hạ tầng cơ bản đáp ứng yêu cầu của một cảng hàng không có mục tiêu trung chuyển trong khu vực.
Tuy nhiên, bên cạnh việc đảm bảo kết cấu hạ tầng cảng hàng không nói trên, thì để CHKQT Long Thành có thể trở thành cảng hàng không trung chuyển cần khá nhiều giải pháp song hành khác. Theo đó, ngay từ thời điểm này, Việt Nam cần thúc đẩy hiệp ước mở cửa bầu trời với các quốc gia Đông Nam Á và bên ngoài khu vực này, nhằm thực hiện chính sách phát triển đường bay của các hãng hàng không, bước đầu kiến tạo điểm trung chuyển về hành khách và hàng hóa tại CHKQT Long Thành cho các đường bay quốc tế. Việt Nam cũng phải sớm hoàn thiện chính sách thuế, phí để cạnh tranh với các cảng hàng không lớn là trung tâm trung chuyển trong khu vực như: Suvarnabhumi (Thái Lan), Changi (Singapore), Kuala Lumpur (Malaysia), Chek Lap Kok (Hồng Kông), Đào Viên (Đài Loan), xa hơn là Incheon (Hàn Quốc)...
Bộ GTVT cho biết, hiện nay, ACV thực hiện đầu tư xây dựng tuân thủ theo quy định của Luật Đấu thầu, Luật Xây dựng và các văn bản pháp luật liên quan. Do đó, ACV sẽ tiến hành thủ tục đấu thầulựa chọn tư vấn thiết kế, nhà thầu xây lắp... đảm bảo công bằng, minh bạch, tạo cơ hội cho các doanh nghiệptham gia thực hiện Dự án, qua đó giúp giảm chi phí đầu tư, đem lại lợi ích cho Nhà nước và xã hội.
Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể phân tích, nếu tổ chức đấu thầu thì sẽ mất nửa năm để phát hành hồ sơ mời thầu, chấm thầu, công bố kết quả, doanh nghiệp khiếu nại... Sau đó, sẽ phải mất thêm một năm làm hồ sơ thiết kế.
“Nếu đấu thầu thì kế hoạch khởi công sân bay Long Thành sẽ phải lùi lại đến 2022 hoặc 2023, thay vì 2021 như dự kiến. Phương án này làm chậm tiến độ dự án 1,5 năm mà cuối cùng cũng khó chọn được doanh nghiệp nào khác ngoài ACV”, ông Thể bày tỏ.
Dự kiến, chiều 26/11, Quốc hội sẽ biểu quyết thông qua Nghị quyết về Báo cáo Nghiên cứu khả thi Dự án Đầu tư xây dựng Cảng hàng không quốc tế Long Thành.
Đánh giá đây là dự án trọng điểm quốc gia, có liên quan đến an ninh, quốc phòng, Tổng Thanh tra Chính phủ Lê Minh Khái đồng tình với phương án giao các doanh nghiệp nhà nước có chức năng quản lý, đủ thẩm quyền thực hiện. Tuy nhiên, ông Khái cũng lưu ý công tác giám sát, quản lý phải hết sức chặt chẽ ngay từ giai đoạn thiết kế, giao thầu đến thi công.
Đắk Nông kêu gọi 800 tỷ đồng đầu tư Nhà máy điện mặt trời Đức An
UBND tỉnh Đắk Nông vừa ban hành Quyết định 1808/QĐ-UBND về phê duyệt bổ sung Dự án Nhà máy điện mặt trời Đức An, thị trấn Đức An (Đắk Song) vào danh mục các dự án kêu gọi đầu tư của tỉnh Đắk Nông giai đoạn 2018-2020, khái toán tổng vốn đầu tư dự án này là khoảng 800 tỷ đồng.
Ngày 12/11, ông Lưu Văn Trung, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Đắk Nông cho biết, Dự án Nhà máy điện mặt trời Đức An có quy mô công suất đầu tư là 30 MW, với diện tích sử dụng đất khoảng 37 ha.
Nhà máy điện mặt trời Cư Jút trên địa bàn tỉnh Đắk Nông. |
Hiện trạng khu đất là đất sạch do UBND huyện Đắk Song quản lý, hiện trên đất có một số hộ dân lấn chiếm để sản xuất nông nghiệp và rải rác một số cây thông. Khái toán tổng vốn đầu tư là khoảng 800 tỷ đồng; bao gồm cả kinh phí bồi thường giải phóng mặt bằng mà nhà đầu tư phải hoàn trả cho Nhà nước theo quy định.
Hiện trên địa bàn tỉnh Đắk Nông có 3 dự án điện mặt trời được bổ sung vào quy hoạch, trong đó Nhà máy điện mặt trời Cư Jút đã đi vào hoạt động vào cuối tháng 9/2019. Nhà máy điện mặt trời Cư Jút do Công ty cổ phần Thủy điện miền Trung đầu tư, nhà máy công suất 50 MW, được xây dựng trên diện tích 63,14 ha, với tổng mức đầu tư 1.367 tỷ đồng. Dự kiến, nhà máy sẽ phát điện với sản lượng hơn 90 triệu kWh/năm. Với doanh thu dự kiến khoảng 200 tỷ đồng/năm, dự án có thời gian thu hồi vốn khoảng 9 năm.
Ngoài ra, một dự án khác cũng đang khởi động tại huyện Cư Jút là Dự án điện mặt trời Trúc Sơn. Dự án này được UBND tỉnh chấp thuận chủ trương đầu tư từ tháng 4/2018. Dự án có công suất thiết kế 44,4 MW với tổng kinh phí 1.107 tỷ đồng, do Công ty Univergy K.K, Công ty Europe Clean Enegies Japan K.K và Công ty CP Tập đoàn truyền thông Thanh niên làm chủ đầu tư.
Cắt giảm 3.800 tỷ đồng kế hoạch đầu tư trung hạn của 2 bộ và 2 tỉnh
Thủ tướng Chính phủ vừa quyết định giao, điều chỉnh kế hoạch đầu tư trung hạn vốn ngân sách trung ương giai đoạn 2016 - 2020; giao, điều chỉnh nội bộ kế hoạch đầu tư vốn nước ngoài năm 2019.
Theo đó, Thủ tướng Chính phủ cắt giảm và giao bổ sung kế hoạch đầu tư trung hạn vốn nước ngoài ngân sách trung ương giai đoạn 2016 - 2020. Cụ thể, cắt giảm 3.797,054 tỷ đồng kế hoạch đầu tư trung hạn vốn nước ngoài nguồn ngân sách trung ương giai đoạn 2016 - 2020 của Bộ Y tế, Bộ Xây dựng, Quảng Ninh và Ninh Bình; giao bổ sung 19.819,5 tỷ đồng kế hoạch đầu tư trung hạn vốn nước ngoài nguồn ngân sách trung ương giai đoạn 2016 - 2020 cho các dự án đã có trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016 - 2020 của các Bộ, cơ quan ngang Bộ và các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương từ nguồn dự phòng chung vốn nước ngoài giai đoạn 2016 - 2020.
Đồng thời, Thủ tướng Chính phủ điều chỉnh kế hoạch đầu tư vốn ngân sách trung ương giai đoạn 2016 - 2020 và năm 2019. Cụ thể, điều chỉnh 550,568 tỷ đồng kế hoạch đầu tư trung hạn giai đoạn 2016 - 2020 vốn ngân sách trung ương cho các dự án từ nguồn điều chỉnh nội bộ và dự phòng 10% vốn ngân sách trung ương tại Bộ, ngành và tỉnh Lạng Sơn; điều chỉnh 23 tỷ đồng kế hoạch đầu tư vốn nước ngoài nguồn ngân sách trung ương giai đoạn 2016 - 2020 và năm 2019 giữa các dự án của tỉnh Hà Tĩnh.
Bên cạnh đó, Thủ tướng Chính phủ cũng giao 1.531,119 tỷ đồng kế hoạch đầu tư vốn và danh mục dự án sử dụng vốn nước ngoài nguồn ngân sách trung ương năm 2019 cho UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Giao, điều chỉnh kế hoạch đầu tư trung hạn vốn ngân sách trung ương
Thủ tướng Chính phủ vừa quyết định giao, điều chỉnh kế hoạch đầu tư trung hạn vốn ngân sách trung ương (bao gồm vốn trái phiếu Chính phủ) giai đoạn 2016 - 2020; giao, điều chỉnh nội bộ kế hoạch đầu tư vốn ngân sách trung ương năm 2019 (đợt 4).
Cụ thể, điều chỉnh 1.977,8 tỷ đồng kế hoạch đầu tư trung hạn vốn ngân sách trung ương (bao gồm trái phiếu Chính phủ) giai đoạn 2016-2020 cho Bộ Công an, Bộ Quốc phòng và 3 địa phương gồm Quảng Trị, Sóc Trăng và Lâm Đồng từ nguồn điều chỉnh nội bộ và dự phòng 10% vốn ngân sách trung ương tại bộ, địa phương.
Giao bổ sung 323,724 tỷ đồng kế hoạch đầu tư trung hạn vốn ngân sách trung ương giai đoạn 2016 - 2020 từ nguồn thu sử dụng đất cho Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Công Thương, Thông tấn xã Việt Nam để bố trí cho các dự án đã giải ngân nhưng chưa bố trí kế hoạch đầu tư từ năm 2017 trở về trước và các dự án đang thực hiện.
Giao bổ sung 3.142,5 tỷ đồng kế hoạch đầu tư trung hạn vốn vay ngân sách trung ương giai đoạn 2016 - 2020 từ nguồn dự phòng chung kế hoạch đầu tư trung hạn giai đoạn 2016 - 2020 cho Bộ Giao thông vận tải để thực hiện trả nợ Quỹ tích lũy trả nợ cho hai Dự án đường Hồ Chí Minh đoạn La Sơn - Túy Loan và Dự án khôi phục cải tạo Quốc lộ 20.
Giao 5.705,015 tỷ đồng cho các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở Trung ương và UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương kế hoạch đầu tư vốn ngân sách trung ương năm 2019 (đợt 4) và danh mục dự án sử dụng vốn đầu tư nguồn ngân sách trung ương năm 2019 (đợt 4) bao gồm số vốn thu hồi các khoản vốn ứng trước kế hoạch.
Điều chỉnh 733,752 tỷ đồng kế hoạch đầu tư vốn ngân sách trung ương năm 2019 (trong đó vốn trong nước là 136,267 tỷ đồng, vốn nước ngoài là 597,484 tỷ đồng) giữa các dự án trong nội bộ của Bộ, cơ quan trung ương và địa phương.
Thủ tướng Chính phủ giao Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư căn cứ danh mục dự án và tổng số kế hoạch đầu tư vốn ngân sách trung ương giai đoạn 2016-2020 và năm 2019 (đợt 4) được giao nêu trên, quyết định giao cho các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở Trung ương và UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chi tiết danh mục và mức vốn kế hoạch đầu tư ngân sách trung ương giai đoạn 2016-2020 và năm 2019 (đợt 4) của từng dự án theo ngành, lĩnh vực, chương trình.
Hà Nội bố trí trên 74 tỷ đồng thực hiện 2 dự án thủy lợi cấp bách
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội vừa quyết định phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình xử lý cấp bách nạo vét sông Bùi (huyện Chương Mỹ) và dự án đầu tư cải tạo, nâng cấp các công trình thủy lợi xã Tân Minh (huyện Sóc Sơn) với tổng kinh phí trên 74 tỷ đồng từ ngân sách thành phố.
Hà Nội sẽ nạo vét khơi thông dòng chảy trên sông Bùi thuộc địa phận huyện Chương Mỹ (ảnh minh họa) |
Theo quyết định, Sở này sẽ cho nào vét nạo vét, khơi thông lòng sông Bùi khoảng 4.527,3 m tại 13 vị trí bồi lắng cục bộ thuộc các xã Thủy Xuân Tiên, Trung Hòa, Nam Phương Tiến, Tốt Động, Tân Tiến, Thanh Bình, Hoàng Văn Thụ (huyện Chương Mỹ).
Tổng mức đầu tư của dự án là hơn 53 tỷ đồng từ ngân sách Thành phố. Dự án thực hiện trong năm 2019, nhằm làm thông thoáng dòng chảy, tăng khả năng điều tiết nguồn nước cấp trong mùa kiệt và tiêu thoát nước mùa lũ, góp phần đảm bảo an toàn các tuyến đê, phục vụ công tác phòng chống lụt bão và giảm nhẹ thiên tai.
Đối với dự án tại huyện Sóc Sơn, sẽ cải tạo, nâng cấp, sửa chữa các trạm bơm và kênh Đồng Láng, Cụ Lộc, Cầu Cốn, Vườn Bãi, Gốc Trảm, Gốc Đa, Dộc Hớm.
Cụ thể: Cải tạo khu đầu mối trạm bơm, lắp đặt đồng bộ máy bơm và hệ thống điện điều khiển vận hành máy bơm, kiên cố hóa các kênh chính của trạm bơm với tổng chiều dài 7,52 km và cải tạo các cống, cửa chia nước trên kênh. Đồng thời, cải tạo, nâng cấp kênh của trạm bơm Bờ Để và Đồng Cháy tổng chiều dài gần 2,3 km.
Tổng mức đầu tư thực hiện các hạng mục công trình này gần 21,2 tỷ đồng từ ngân sách Thành phố. Thời gian thực hiện dự án trong năm 2019 - 2020 nhằm đảm bảo yêu cầu cung cấp nước tưới phục vụ sản xuất nông nghiệp cũng như tiêu thoát nước phục vụ công tác phòng chống giảm nhẹ thiên tai cho khu vực hiện tại cũng như trong thời gian tới trên địa bàn xã Tân Minh…
Dự thảo Luật PPP thiết kế 2 cơ chế bảo đảm của Chính phủ đối với dự án PPP
Theo Bộ trưởng KH&ĐT Nguyễn Chí Dũng, Nhà nước muốn kêu gọi nguồn lực tài chính, tận dụng được trí thức, năng lực quản lý từ các thành phần kinh tế để bù đắp thiếu hụt về ngân sách thì Nhà nước cũng cần có trách nhiệm, nghĩa vụ trong việc bảo đảm tính khả thi của dự án.
Thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, sáng 11/11, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng đã trình Quốc hội Tờ trình về Dự án Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư (Luật PPP).
Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng khẳng định, việc ban hành Luật PPP sẽ tránh tình trạng "vay mượn" quy định của các pháp luật khác trong quá trình áp dụng. |
Về sự cần thiết ban hành Luật PPP, theo Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng, quy định chi tiết cho hoạt động PPP hiện nay mới chỉ dừng ở cấp Nghị định, chịu sự điều chỉnh của nhiều Luật. Để tiếp tục thúc đẩy đầu tư PPP thì cần có khung pháp lý ổn định cho hợp đồng PPP dài hạn, nhiều rủi ro, đầu tư quy mô lớn. Nhà đầu tư cũng như các bên cho vay thường yêu cầu tính ổn định của các pháp luật điều chỉnh hợp đồng.
Bên cạnh đó, hiện nay khung pháp lý còn thiếu các cơ chế tổng thể bao gồm các hình thức hỗ trợ, ưu đãi và bảo đảm đầu tư từ phía Nhà nước cho nhà đầu tư PPP để tăng tính hấp dẫn của dự án cũng như bảo đảm việc thực hiện dự án thành công.
Vì vậy, “việc ban hành một đạo luật riêng để điều chỉnh hoạt động đầu tư PPP, tránh tình trạng “vay mượn” quy định của các pháp luật khác trong quá trình áp dụng là cần thiết với mục tiêu hình thành khung pháp lý ổn định, bền vững”, Bộ trưởng nhấn mạnh.
Theo Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư - cơ quan chủ trì xây dựng Luật PPP, quan điểm của Bộ khi xây dựng là là có giá trị pháp lý cao, điều chỉnh hoạt động đầu tư PPP, kế thừa các quy định về PPP đã triển khai hiệu quả; xử lý các khác biệt, thiếu đồng bộ giữa quy định hiện hành về PPP với các Luật khác; khắc phục các tồn tại, bất cập trên tinh thần tránh xáo trộn, ảnh hưởng các dự án đã và đang triển khai.
Bộ trưởng Dũng khẳng định, Luật PPP sẽ tạo lập cơ chế thực hiện dự án, lựa chọn nhà đầu tư cạnh tranh, công khai, minh bạch, hiệu quả, đơn giản. Đồng thời, thu hút tối đa và sử dụng hiệu quả nguồn lực của khu vực tư nhân cũng như các nguồn lực của Nhà nước trong dự án PPP, tạo động lực mới thúc đẩy kinh tế, xã hội của đất nước cũng như làm tiền đề để triển khai các dự án PPP, bao gồm cả dự án dành cho các nhóm đối tượng yếu thế.
Theo tài liệu Chính phủ trình Quốc hội, Dự thảo Luật PPP được bố cục thành 11 chương với 102 điều, trên cơ sở kế thừa Nghị định số 63/2018/NĐ-CP về PPP; đồng thời bổ sung một số chính sách mới.
Đáng chú ý, dự thảo Luật có các cơ chế đảm bảo của Chính phủ với dự án. Theo Bộ trưởng Dũng, đây là vấn đề khó nhất khi thiết kế luật này.
“Về bản chất, dự án PPP là dự án được triển khai nhằm mục đích cung cấp các sản phẩm, dịch vụ công (mục đích công) thông qua đầu tư tư (vốn tư) và/hoặc quản lý tư. Nhà nước muốn kêu gọi nguồn lực tài chính, tận dụng được trí thức, năng lực quản lý từ các thành phần kinh tế để bù đắp thiếu hụt về ngân sách thì Nhà nước cũng cần có trách nhiệm, nghĩa vụ trong việc bảo đảm tính khả thi của dự án thông qua các công cụ hỗ trợ, bảo đảm, bảo lãnh, mà không thể đẩy toàn bộ trách nhiệm, rủi ro của việc thực hiện dự án mục đích công này cho tư nhân như đối với dự án đầu tư kinh doanh, thương mại thông thường”, Bộ trưởng Dũng phân tích.
Theo kế hoạch, ngày 19/11, Quốc hội sẽ thảo luận ở hội trường về dự án luật này và nghe giải trình từ Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng.
Đắk Lắk mời chuyên gia tính toán xây dựng cao tốc nối với Khánh Hòa
Bí thư Tỉnh uỷ tỉnh Đắk Lắk, ông Bùi Văn Cường giao Sở Giao thông Vận tải và Sở Kế hoạch - Đầu tư tỉnh phải sớm tính toán tổng mức đầu tư và chiều dài của tuyến cao tốc Buôn Ma Thuột – Nha Trang.
Ông Bùi Văn Cường, Bí thư Tỉnh ủy Đắk Lắk vừa có buổi làm việc với Sở Giao thông Vận tải và Sở Kế hoạch Đầu tư tỉnh về kết quả thực hiện nhiệm vụ năm 2019; định hướng công tác năm 2020. Một trong những nhiệm vụ trọng tâm để đưa kinh tế - xã hội tỉnh phát triển trong những năm đến, được Bí thư Tỉnh ủy Đắk Lắk đặc biệt nhấn mạnh đó chính là việc xây dựng tuyến cao tốc nối Đắk Lắk với Khánh Hòa.
Quốc lộ 26 đoạn qua huyện Krông Pắc |
Tại buổi làm việc, ông Đỗ Quang Trà, Giám đốc Sở Giao thông Vận tải tỉnh Đắk Lắk báo cáo, Tỉnh ủy, UBND tỉnh Đắk Lắk cần có kiến nghị với Chính phủ, Bộ Giao thông Vận tải, Bộ Kế hoạch - Đầu tư và Bộ Tài chính quan tâm hỗ trợ nguồn vốn phát triển hệ thống giao thông đường bộ trên địa bàn… Đặc biệt cần nghiên cứu về phương án xây dựng tuyến cao tốc Đắk Lắk – Khánh Hòa.
“Hiện nay di chuyển từ Quốc lộ 26 từ Buôn Ma Thuột xuống Nha Trang phải mất hơn 4 tiếng. Nếu có đường cao tốc thì thời gian rút lại còn chưa đầy 2 tiếng”, ông Trà cho biết.
Bí thư Tỉnh ủy Đắk Lắk Bùi Văn Cường khẳng định, một trong những chủ trương đột phá vừa thúc đẩy phát triển du lịch và tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh chính là việc sớm xây dựng cao tốc Đắk Lắk - Khánh Hòa. Vì vậy, ông Bùi Văn Cường đã chỉ đạo UBND tỉnh sớm có văn bản mời các chuyên gia để giúp địa phương về tuyến đường cao tốc từ Buôn Ma Thuột - Nha Trang; tổng mức đầu tư, chiều dài tuyến cao tốc.
“Khi tôi bàn với đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Khánh Hòa về chuyện xây cao tốc Đắk Lắk – Khánh Hòa, cũng nhận được sự nhất trí cao", ông Bùi Văn Cường thông tin.
Bí thư Tỉnh uỷ tỉnh Đắk Lắk Bùi Văn Cường cũng giao nhiệm vụ cho ngành Kế hoạch - Đầu tư tỉnh sớm tham mưu cho UBND tỉnh có văn bản mời các chuyên gia để giúp địa phương trong khái toán bước đầu về tổng mức đầu tư, chiều dài toàn tuyến, phương thức huy động các nguồn lực đầu tư… để thực hiện tuyến cao tốc Buôn Ma Thuột - Nha Trang.
Bí thư tỉnh ủy Đắk Lắk tin tưởng, khi tuyến đường cao tốc hình thành sẽ kéo du khách từ Khánh Hòa lên Tây Nguyên, từ đó giúp ngành du lịch phát triển; kinh tế- xã hội của Đắk Lắk cũng sẽ thay đổi tích cực nếu có tuyến cao tốc này.
(责任编辑:La liga)
- ·Bến Lức phòng bệnh cúm gia cầm từ vịt chạy đồng
- ·Giá vàng hôm nay 8/11: Fed cắt giảm lãi suất 0,25%, vàng đảo chiều tăng mạnh
- ·Giá vàng nhẫn lao dốc không phanh, người dân đổ xô đi bán vàng
- ·Người đàn ông ở TP.HCM trúng gần 149 tỷ đồng sau 8 năm mua vé số
- ·Long An: Điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án giao thông gần 918 tỉ đồng
- ·Đấu giá đất Hoài Đức cao nhất 109,3 triệu đồng/m2, gấp gần 15 lần giá khởi điểm
- ·Phát hiện 300kg đùi gà đông lạnh không rõ nguồn gốc, xuất xứ
- ·Tờ 500 đồng còn lưu hành?
- ·Siết quản lý thuế trong hoạt động livestream bán hàng
- ·Giá vàng hôm nay 9/11: Lại giảm 'cắm đầu'
- ·Tiêu hủy heo nhập lậu qua biên giới
- ·Có phải xuất hóa đơn GTGT cho tiền lãi ngân hàng?
- ·Giá vàng trong nước tăng 1 triệu đồng/lượng sau phiên giảm thảm hại
- ·Làm thêm giờ, có phải đóng thuế thu nhập cá nhân?
- ·Cà Mau phấn đấu sản lượng nuôi trồng thủy sản đạt 570.000 tấn
- ·Kỳ vọng Bà Rịa
- ·Thẻ trả trước định danh là gì?
- ·ĐBQH: NHNN không mua vàng miếng, khiến dân phải bán ở 'chợ đen'
- ·Phó Chủ tịch UBND tỉnh
- ·Tây Ninh: Xây dựng nông thôn mới, nâng cao đời sống người dân