【soi kèo al hilal】Ai sẽ quản khối tài sản đường sắt tỷ đô?
. |
Phương án cuối?ẽquảnkhốitàisảnđườngsắttỷđôsoi kèo al hilal
Theo thông tin của Báo Đầu tư, Văn phòng Chính phủ vừa có Công văn số 7677/VPCP - CN gửi các bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Tư pháp, Xây dựng, Nội vụ, Tài nguyên và Môi trường; Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệpđể lấy ý kiến về Dự thảo Đề án Quản lý, sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia do Nhà nước đầu tưcủa Bộ Giao thông - Vận tải (GTVT) trước khi trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Trước đó, cuối tháng 8/2020, Bộ GTVT đã có Tờ trình số 8276/TTr - BGTVT đề nghị Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án quản lý, sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia do Nhà nước đầu tư.
Đây là lần thứ hai, Bộ GTVT trình Đề án có nội dung minh định việc quản lý, sử dụng hệ thống kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia lên Thủ tướng Chính phủ. Ngày 21/6/2019, Bộ GTVT đã có Tờ trình số 5877/TTr-BGTVT trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án. Tại Tờ trình số 8276, Bộ GTVT cho biết là đã tiếp thu, giải trình đầy đủ các ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo Chính phủ; các bộ, ngành liên quan và Tổng công ty Đường sắt Việt Nam đối với các đề xuất tại Tờ trình số 5877.
Trước đó, trong thời gian Đề án chưa được phê duyệt, để giải quyết vấn đề giao dự toán thực hiện công tác bảo trì, sửa chữa kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia, Chính phủ đã có Nghị quyết số 41/NQ-CP ngày 9/4/2020, trong đó yêu cầu: “Từ năm 2021, Bộ GTVT chủ động phối hợp với các cơ quan liên quan chuẩn bị đầy đủ các điều kiện cần thiết để thực hiện bố trí, sử dụng kinh phí quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia từ năm 2021 theo đúng quy định của pháp luật, kịp thời, hiệu quả, đồng thời bảo đảm chất lượng, an toàn giao thông đường sắt và chế độ cho người lao động”.
Tại Đề án trình Thủ tướng vào tháng 8/2020, Bộ GTVT kiến nghị giao Tổng công ty Đường sắt Việt Nam quản lý, sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia không tính thành phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp đến hết năm 2025. Từ năm 2026 trở về sau, giao cơ quan quản lý nhà nước về đường sắt quản lý, sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia.
Liên quan đến công tác bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt, Bộ GTVT kiến nghị, kể từ năm 2021 trở về sau, giao dự toán ngân sách nhà nước của hoạt động đường sắt cho cơ quan quản lý nhà nước về đường sắt để thực hiện bảo trì tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước. Cụ thể, Cục Đường sắt Việt Nam sẽ đứng ra ký hợp đồng đặt hàng với 20 công ty cổ phần đường sắt, thông tin tín hiệu đường sắt hiện vẫn do Tổng công ty Đường sắt Việt Nam nắm cổ phần chi phối thực hiện bảo dưỡng kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia; ký hợp đồng đặt hàng với Tổng công ty Đường sắt Việt Nam thực hiện quản lý, giám sát bảo dưỡng kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia.
. |
Trong giai đoạn được giao quản lý, sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam không được sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự, góp vốn hoặc chuyển giao quyền sở hữu cho tổ chức, cá nhân khác và phải xây dựng Đề án Khai thác tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia, gửi Cục Đường sắt Việt Nam thẩm định trước khi trình Bộ GTVT xem xét, phê duyệt đối với trường hợp Tổng công ty này trực tiếp khai thác tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia được Nhà nước giao.
Bộ GTVT khẳng định đây là phương án phù hợp nhất nếu đối chiếu với những quy định tại Luật Đường sắt có hiệu lực từ ngày 1/7/2018 và pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công có hiệu lực từ năm 2018. Theo đó, đã quy định rõ chủ thể cũng như các yêu cầu đối với việc quản lý, sử dụng, khai thác tài sản công nói chung và tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia nói riêng.
Theo quan điểm của Bộ GTVT, tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia do Nhà nước đầu tư phải được giao Bộ GTVT thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của đại diện chủ sở hữu đối với tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia theo quy định tại điểm b, khoản 2, Điều 11, Luật Đường sắt năm 2017, bao gồm cả đất gắn với kết cấu hạ tầng đường sắt, gồm 2 loại: tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia trực tiếp liên quan đến chạy tàu và tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia không trực tiếp liên quan đến chạy tàu.
Lệch xa quan điểm
Được biết, chỉ đúng 1 tuần sau khi Bộ GTVT trình Đề án quản lý, sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia do Nhà nước đầu tư, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam cũng có Văn bản số 2246 với nội dung tương tự gửi Thủ tướng.
Tại Văn bản số 2246, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam đánh giá Đề án Quản lý, sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia do Nhà nước đầu tư sẽ có tác động rất lớn đến hoạt động đường sắt trong hiện tại cũng như tương lai. Các đề xuất tại Đề án nếu phù hợp với công nghệ khai thác, phù hợp với thực tiễn hoạt động và định hướng thị trường sẽ tạo ra hành lang pháp lý, cơ chế chính sách thuận lợi để phát triển ngành đường sắt, nâng cao năng lực khai thác của kết cấu hạ tầng đường sắt, cải thiện chất lượng dịch vụ, giảm giá thành vận tải.
“Trường hợp ngược lại sẽ tạo ra nhiều đầu mối trung gian, tăng thủ tục hành chính, kéo dài thời gian thực hiện các quy trình tác nghiệp kỹ thuật, lãng phí nguồn nhân lực, làm khó khăn thêm cho vận tải đường sắt và nhất là phá vỡ nguyên tắc cơ bản của Luật Đường sắt là điều hành tập trung, thống nhất”, ông Vũ Anh Minh, Chủ tịch HĐTV Tổng công ty Đường sắt Việt Nam khẳng định.
Cần phải nói thêm rằng, từ năm 1955 đến nay, toàn bộ hệ thống tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt trị giá hàng chục ngàn tỷ đồng gồm 15 tuyến đường sắt đi qua 34 tỉnh, thành phố có tổng chiều dài 3.143 km do Tổng công ty Đường sắt Việt Nam được giao trực tiếp quản lý bảo trì, khai thác, sử dụng, đảm bảo hoạt động giao thông vận tải đường sắt thông suốt, an toàn, nhưng lại không được sở hữu hay định đoạt khối tài sản này. Việc bảo trì, đầu tư phát triển khối tài sản này đều do ngân sách nhà nước chi trả.
Điều này có nghĩa, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam chỉ có quyền định đoạt đối với các đoàn tàu, trong khi việc cải tạo, nâng cấp bất kỳ kết cấu hạ tầng nào khác đều phải được sự chấp thuận của các cơ quan quản lý nhà nước.
“Nhà nước không có vốn, nhưng doanh nghiệp có tiền cũng không thể bỏ ra đầu tư. Đơn cử, ga Sông Lũy, chỉ cần hơn 30 tỷ đồng để làm thêm đường sắt, sẽ tạo thuận lợi mỗi năm tăng được 200 tỷ đồng doanh thu, nhưng do vướng cơ chế nên không thể triển khai. Đây là nút thắt rất lớn”, ông Vũ Anh Minh đánh giá.
Đây cũng là lý do khiến lãnh đạo Tổng công ty Đường sắt Việt Nam cho rằng, phương án đề xuất của Bộ GTVT tại Tờ trình 8276 chưa bám sát chỉ đạo của lãnh đạo Chính phủ; chưa giải trình đầy đủ các ý kiến tham gia của các bộ, Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp, đặc biệt là ý kiến của Tổng công ty - đối tượng tác động trực tiếp của Đề án khi chỉ nặng về các quy định quản lý, sử dụng, mà không có nội dung về tổ chức khai thác hiệu quả tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt.
Ngoài việc nội dung phân tích về kinh nghiệm quốc tế còn rất sơ sài, chưa đúng bản chất của mô hình quản lý, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam khẳng định, đơn vị chủ trì soạn thảo chưa tiến hành đánh giá tác động của Đề án đến hoạt động đường sắt và doanh nghiệp chịu tác động cũng như tác động đến hiệu quả kinh tế- xã hội khi tổ chức thực hiện các phương án đề xuất.
Phản ứng khá gay gắt về việc phải xây dựng Đề án Khai thác tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia, gửi Cục Đường sắt Việt Nam thẩm định trước khi trình Bộ GTVT xem xét, phê duyệt, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam khẳng định, đề xuất này vừa không khả thi, vừa tạo gánh nặng hành chính rất lớn cho doanh nghiệp.
“Nếu áp dụng cơ chế khai thác như Đề án đề xuất, mỗi năm Tổng công ty phải xây dựng hàng ngàn đề án khai thác kết cấu hạ tầng đường sắt cùng dự toán chi phí, trong đó có đề án cho thuê kiot bán hàng để trình cơ quan quản lý phê duyệt. Quy định như vậy vừa không giúp doanh nghiệp tiếp cận việc khai thác, kinh doanh tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt theo cơ chế thị trường, mà còn phát sinh các thủ tục hành chính, làm thui chột động lực và thời cơ khai thác, kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt”, lãnh đạo Tổng công ty Đường sắt Việt Nam phân tích.
Tại Văn bản số 2246, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam tiếp tục bảo lưu đề xuất giao kết cấu hạ tầng đường sắt được chính đơn vị này kiến nghị Thường trực Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ vào tháng 1/2020. Theo đó, toàn bộ 297 ga, kho hàng, bãi hàng, tuyến đường sắt Đà Lạt - Trại Mát giao cho Tổng công ty theo hình thức đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp. Phần tài sản kết cấu đường sắt còn lại gồm cầu, hầm, hệ thống đường ra, hệ thống thông tin tín hiệu... giao cho Tổng công ty quản lý, khai thác nhưng không tính vào vốn của doanh nghiệp. Đối với việc giao dự toán chi ngân sách nhà nước cho hoạt động bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt do Nhà nước đầu tư, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam kiến nghị Thủ tướng tiếp tục giao dự toán cho Tổng công ty như cơ chế đã thực hiện trong năm 2019, 2020.
“Đây là cơ chế đã được nhiều nước trên thế giới áp dụng để giúp doanh nghiệp khai thác chủ động lên phương án, triển khai huy động vốn đầu tư thay vì trông chờ, ỷ lại vào ngân sách nhà nước, khắc phục được điểm nghẽn về cơ chế đầu tư”, đại diện Tổng công ty phân tích.
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Apple có thể phát hành iPad Pro 10,5 inch mới vào năm 2017
- ·Tổng thống Mỹ tiết lộ kế hoạch đối thoại với ông Tập Cận Bình
- ·Bảo hiểm VietinBank Bình Dương chi trả hơn 1 tỷ đồng bảo hiểm cho khách hàng
- ·Cha mẹ phải thường xuyên trò chuyện cởi mở với con
- ·Chứng khoán tuần qua: Thị trường điều chỉnh tích lũy, thanh khoản chưa cải thiện
- ·Giáo sư, phó giáo sư có quyền lợi gì về lương bổng, công việc?
- ·Quảng Ninh: Tịch thu gần 1.800 chiếc đồng hồ các loại trị giá hàng trăm triệu đồng
- ·Hải quan Móng Cái phát hiện thu giữ 24 kg tôm càng đỏ
- ·Lập đoàn kiểm tra vụ xã bán hàng nghìn m3 đất trái quy định
- ·Giá thép hôm nay ngày 1/11/2023: Phiên tăng thứ 7 trên sàn giao dịch
- ·Chứng khoán tuần qua: Thị trường điều chỉnh tích lũy, thanh khoản chưa cải thiện
- ·Đại sứ quán Trung Quốc tại Mỹ bị tấn công bom xăng
- ·Cẩn trọng trong chọn ngành, trường
- ·Bảo hiểm phi nhân thọ đẩy mạnh hợp tác, tạo lợi thế cạnh tranh
- ·LG tung ra smartphone nắp gập vỏ da dùng Android
- ·Mỹ truy tìm nghi phạm vô cớ bắn tử vong người gốc Việt trên phố
- ·Ngày hội du học 6 nước
- ·Giá thép hôm nay ngày 1/11/2023: Phiên tăng thứ 7 trên sàn giao dịch
- ·Singapore dùng robot bay giao hàng
- ·'Đánh đố' thí sinh bằng tổ hợp 'Văn,Sử, Địa' để xét tuyển ngành kinh tế, ngoại ngữ?