会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【kết quả cup quốc gia】Đào tạo báo chí: Thay đổi là yếu tố sống còn!

【kết quả cup quốc gia】Đào tạo báo chí: Thay đổi là yếu tố sống còn

时间:2024-12-23 21:36:05 来源:Nhà cái uy tín 作者:Cúp C1 阅读:295次

dao tao bao chi thay doi la yeu to song con

Ngoài lý thuyết,ĐàotạobáochíThayđổilàyếutốsốngcòkết quả cup quốc gia thực hành, các cơ sở đào tạo báo chí cần đặc biệt quan tâm đến công tác giáo dục tư tưởng, đạo đức cho sinh viên báo chí. Ảnh: ST.

Chưa được như kỳ vọng

Phóng viên làm một khảo sát nhỏ với sinh viên năm thứ 4 ngành Báo chí ở một số trường đại học tại Hà Nội, khi được hỏi cùng một câu “Em đã có bài viết nào được đăng tải trên báo chưa” thì phần lớn các em đều trả lời là “Chưa”. Còn biên tập viên của một tờ báo điện tử cho biết, 80% tin bài do sinh viên thực tập sản xuất phải được biên tập rất nhiều mới có thể được đăng tải lên mặt báo. Đó là một thực tế chứng minh cho việc đào tạo nặng về lý thuyết, hình thức mà thiếu thực hành hiện nay của các cơ sở đào tạo báo chí.

Nhìn nhận thực tế này, PGS.TS Trương Ngọc Nam, Giám đốc Học viện Báo chí và Tuyên truyền cho biết, việc đào tạo báo chí hiện nay ở một số cơ sở đào tạo báo chí trong đó có Học viện Báo chí và Tuyên truyền chưa gắn kết với sử dụng đầu ra chặt chẽ. Sinh viên học trong trường theo quy chế của Bộ Giáo dục và Đào tạo, với quy trình sáng lên lớp, chiều ở nhà và ngược lại. “Dù thời gian qua Học viện Báo chí và Tuyên truyền đã cố gắng mở ra một số sân chơi cho sinh viên như đầu tư làm website Sóng trẻ để thực hành báo mạng điện tử, tham gia sản xuất chương trình phát thanh, truyền hình hay duy trì tờ chuyên san Báo chí trẻ trong khá nhiều năm. Tuy vậy, so với quy mô đào tạo mỗi khóa 300-400 sinh viên, những nỗ lực này còn khá xa mới đáp ứng yêu cầu thực hành của sinh viên”, Giám đốc Học viện Báo chí và Tuyên truyền thẳng thắn.

Phân tích cụ thể thực tế này, TS. Hà Huy Phượng, Phó trưởng Khoa Báo chí, Học viện Báo chí và Tuyên truyền cho biết, việc tổ chức cho sinh viên đi thực tập, kiến tập, thực tế của các cơ sở đào tạo nói chung còn chậm đổi mới, chưa phù hợp với tính đặc thù của từng cơ quan, loại hình báo chí. Không ít trường hợp sinh viên khi đi thực tập tại các cơ quan báo chí chỉ nghĩ cách ứng phó với chỉ tiêu, định mức hơn là việc học hỏi nghề nghiệp từ các hoạt động thực tiễn. Bên cạnh đó, theo TS. Phượng, hiện các khoản thù lao cho giảng viên mời của các cơ sở đào tạo nói chung, của Học viện Báo chí và Tuyên truyền nói riêng còn thấp, vì cơ chế chi trả thù lao phụ thuộc vào quy định của nhà nước. Điều này cũng làm cho một số nhà báo có kinh nghiệm không mấy mặn mà tham gia vào hoạt động đào tạo.

Nhà báo “đa di năng”

Việc phải thay đổi phương thức đào tạo báo chí ở Việt Nam hiện nay là một tất yếu khách quan bởi nếu nhìn ra thế giới, phương thức đào tạo chú trọng thực hành đã được áp dụng từ lâu và trở nên rất phổ biến. Cơ sở đào tạo nào có phương thức đào tạo mềm dẻo, linh hoạt, lấy mục tiêu người học là trung tâm thì sẽ thu hút được lượng thí sinh đăng ký đông đảo và là nguyện vọng ưu tiên khi đăng ký xét tuyển.

Theo PGS.TS Trương Ngọc Nam, về phương án tuyển sinh, trong nhiều năm qua trường có nhiều đổi mới để thích ứng với nhu cầu đào tạo. Theo đó, trong quy chế tuyển sinh năm 2018, Học viện Báo chí và Tuyên truyền có đổi mới trong phương thức xét tuyển là tuyển sinh căn cứ vào kết quả thi THPT quốc gia và xét tuyển theo học bạ của thí sinh. Cùng với đó sẽ sử dụng điểm thi được bảo lưu theo quy định tại quy chế xét công nhận tốt nghiệp THPT quốc gia để xét tuyển.

"Bên cạnh đó, trong quá trình đào tạo, để tạo điều kiện giúp sinh viên định hướng thật kỹ càng chuyên ngành mình định lựa chọn, các thí sinh thi đỗ vào Học viện sẽ chọn chuyên ngành chính thức sau 2 năm học cơ sở ngành. Ngoài ra, sinh viên có khả năng học tập, sẽ có quyền học thêm bằng thứ hai. Ví dụ, sau khi sinh viên đã học xong cơ sở ngành có quyền học một lúc 2 chuyên ngành. Có thể vừa học báo phát thanh, vừa học báo viết", PGS.TS Trương Ngọc Nam nói.

Còn theo TS. Nguyễn Thị Trường Giang, Trưởng Khoa Phát thanh, truyền hình, Học viện Báo chí và Tuyên truyền, hiện nay, các cơ sở đào tạo đang phải thay đổi nhận thức về xây dựng chuẩn đầu ra của chương trình, môn học. Khác với nhiều năm trước, phải đến cuối năm thứ hai sinh viên báo chí mới có cơ hội làm quen với một tòa soạn báo hay thực hành những công việc tương tự như trong một cơ quan báo chí, ở thời điểm hiện tại, nhiều môn học chuyên ngành đã được đưa vào năm thứ nhất (như Nhập môn Báo mạng điện tử, Nhập môn Phát thanh, Nhập môn Truyền hình, Nhập môn báo in, Lao động nhà báo…). Ngay từ kỳ học đầu tiên, sinh viên đã có thể được tiếp xúc và làm quen với các công việc của một tòa soạn hoặc được thực hành nhiều bài tập liên quan đến nghề và môi trường báo chí chuyên nghiệp.

Để cải tiến việc học gắn kết giữa lý thuyết và thực hành báo chí, TS. Đỗ Thị Thu Hằng, Phó trưởng Khoa Báo chí, Học viện Báo chí và Tuyên truyền cho biết, Khoa Báo chí đã kết hợp hoạt động đào tạo và sử dụng bằng cách hướng dẫn cụ thể việc thực tập, kiến tập của sinh viên tại các cơ quan báo chí và mời các giảng viên là các nhà báo có kinh nghiệm tại các báo đến để giảng dạy. Không chỉ dừng lại ở những bài giảng, báo cáo chuyên đề, nhiều nhà báo đã tham gia xây dựng chương trình đào tạo, đánh giá các công trình nghiên cứu khoa học, tham gia biên soạn hệ thống giáo trình, bài giảng, sách tham khảo phục vụ hoạt động đào tạo.

"Ngoài ra, nhằm đáp ứng nhu cầu thực tiễn, gần đây, Khoa Báo chí đã hợp tác với nhiều đơn vị báo chí - truyền thông mở hàng trăm khóa đào tạo tại chỗ về kỹ năng, nghiệp vụ báo chí - truyền thông hiện đại. Nhiều giảng viên có uy tín của Khoa Báo chí đã được các bộ, ngành, các cơ quan báo chí ở Trung ương trực tiếp mời đến trao đổi kỹ năng, kinh nghiệm làm báo hoặc tập huấn các kiến thức mới về làm báo hiện đại", TS. Đỗ Thị Thu Hằng thông tin.

Ở một khía cạnh khác, mới đây, Trung tâm Bồi dưỡng Nghiệp vụ Báo chí, Hội Nhà báo Việt Nam đã tiến hành một cuộc điều tra nhu cầu đào tạo của các nhà báo trong giai đoạn 2013-2018. Khi được hỏi, rất nhiều nhà báo cho rằng kỹ năng làm báo quan trọng nhất hiện nay là làm báo đa phương tiện- multimedia. Đây là hướng đi của báo chí hiện đại trên thế giới và tại Việt Nam. Chính vì vậy mà ngày càng nhiều cơ quan báo chí đòi hỏi các nhà báo của mình phải trở thành các nhà báo đa phương tiện (multimedia), có nghĩa là các nhà báo cần phải nắm bắt được các kỹ năng của tất cả các thể loại in, radio, truyền hình, điện tử và biết cả chụp ảnh, các phương pháp làm báo trên nền thiết bị mới như máy tính bảng, điện thoại thông minh… Từ thực tế đó, yêu cầu đào tạo báo chí của các cơ sở cũng cần thay đổi với tư duy đột phá, sinh viên báo chí phải làm chủ được công nghệ.

(责任编辑:La liga)

相关内容
  • Bộ Y tế không ủng hộ tiêm vaccine chưa được cấp phép cho người dân
  • President welcomes Cambodian Deputy PM Sar Kheng
  • Water supply an ongoing concern
  • Top legislator inspects preparations for election in Hải Dương
  • Hội nghị khách hàng Elink 2022
  • Lao PM to tour VN on official visit on the invitation of PM Phúc
  • Prime Minister welcomes WTO’s Director
  • Quảng Trị needs to improve its future investment climate: PM
推荐内容
  • Doanh nghiệp Việt thắng lớn tại Giải thưởng Chất lượng Quốc tế châu Á
  • NA committee holds 47th session
  • Việt Nam, Russia agree to beef up defence ties
  • PM Phúc to visit Russia and attend ASEAN
  • Sửa quy định về chứng nhận chủng loại gạo thơm xuất khẩu sang Liên minh châu Âu
  • 13th National Assembly concludes its 11th meeting