【tran bong toi nay】Áp lực với những người làm an toàn thông tin mạng không ngừng gia tăng
Hiệp hội An toàn thông tin Việt Nam (VNISA) vừa tổ chức thành công khóa đào tạo nâng cao năng lực về phân tích,Áplựcvớinhữngngườilàmantoànthôngtinmạngkhôngngừnggiatătran bong toi nay xử lý và phòng chống mã độc cho các chuyên gia an toàn thông tin thuộc các tổ chức, doanh nghiệp là hội viên và đối tác của Hiệp hội.
Diễn ra trong 3 ngày từ 16 – 18/5, khóa đào tạo được thiết kế và giảng dạy bởi các chuyên gia đến từ Công ty Công nghệ an ninh mạng quốc gia Việt Nam (NCS). Tham gia khóa đào tạo ngắn này, ngoài việc được cập nhật thông tin về tình hình mã độc, an toàn thông tin mạng tại Việt Nam và trên thế giới, hơn 30 học viên còn có thêm những trải nghiệm thực chiến với các mối đe dọa liên quan đến mã độc. Qua đó, nhân sự làm an toàn thông tin của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đã nắm bắt được kỹ thuật rà soát, xử lý mã độc, webshell cũng như được tiếp cận các kỹ năng phân tích mã độc tiên tiến.
Trao đổi với VietNamNet, Giám đốc Kỹ thuật Công ty NCS Vũ Ngọc Sơn, giảng viên chính của khóa đào tạo cho hay, triển khai khóa đào tạo đầu tiên của VNISA trong năm nay, Ban tổ chức ban đầu khá lo lắng liệu việc dồn khối lượng kiến thức lớn của chương trình đào tạo trong 6 tháng vào 3 ngày có khiến các học viên bị quá tải, gây chán nản.
“Tuy nhiên, thực tế cho thấy các học viên đã rất nỗ lực, chịu khó tìm hiểu, trao đổi, nhất là ở phần thực chiến với môi trường lab. Tôi tin rằng, sau khóa học, các học viên sẽ có thêm sự yêu thích với công việc nghiên cứu, phân tích mã độc. Từ đó, họ có thể tiếp tục rèn luyện tay nghề, bổ sung thêm các kiến thức để có thể áp dụng vào các công việc hỗ trợ, xử lý các sự cố liên quan đến mã độc trong tương lai”, ông Vũ Ngọc Sơn chia sẻ.
Phát biểu tại lễ bế giảng khóa đào tạo, ông Trần Đăng Khoa, Phó Cục trưởng phụ trách Cục An toàn thông tin, Bộ TT&TT nhận định, áp lực công việc trong lĩnh vực an toàn thông tin mạng đang không ngừng tăng, khi tất cả các bộ, ngành, địa phương, các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và cả người dân đang thúc đẩy quá trình chuyển đổi số, xây dựng chính phủ số, kinh tế số và xã hội số.
Nhấn mạnh vai trò của nguồn nhân lực an toàn thông tin, ông Trần Đăng Khoa cũng chỉ rõ, để đáp ứng và triển khai tốt công việc, việc học tập, nâng cao kiến thức, kỹ năng chuyên môn của đội ngũ nhân sự làm an toàn thông tin là hết sức cần thiết.
Đại diện Cục An toàn thông tin chia sẻ thêm, theo Đề án “Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực an toàn thông tin giai đoạn đến năm 2025, các chuyên gia CNTT, an toàn thông tin định kỳ hàng năm đều được tham gia các khóa học để cập nhật thông tin, kiến thức chuyên sâu về an toàn thông tin.
Một trong những mục tiêu cụ thể của đề án nêu trên là tổ chức 3.000 lượt đào tạo ngắn hạn về kiến thức, kỹ năng, kỹ thuật an toàn thông tin cho cán bộ kỹ thuật chuyên trách hoặc kiêm nhiệm về an toàn thông tin của các cơ quan, tổ chức của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội, các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế của nhà nước và các thành viên mạng lưới ứng cứu sự cố quốc gia.
Đánh giá cao việc VNISA lựa chọn chủ đề đào tạo về xử lý và phòng chống mã độc, đại diện Cục An toàn thông tin cho hay, số lượng phần mềm độc hại được phát hiện mới ngày càng nhiều, đặc biệt mã độc mã hóa dữ liệu tống tiền – Ransomware đang là một mối nguy hại mới với các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp.
Theo đại diện VNISA, năm 2022 và những tháng đầu năm 2023 đã và đang chứng kiến tình trạng các cuộc tấn công có chủ đích APT, tấn công mã hoá dữ liệu đòi tiền chuộc, tấn công đánh cắp thông tin người dùng tại Việt Nam gia tăng mạnh mẽ. Vũ khí mạng được tin tặc sử dụng chính trong các cuộc tấn công kiểu này là tấn công bằng mã độc. Cụ thể, hacker tìm cách xâm nhập vào một máy tính ít được để ý của hệ thống, từ đây hacker sẽ để lại các mã độc nằm vùng nhằm thu thập thêm các thông tin, tài khoản, mật khẩu người dùng, từ đó tiếp tục mở rộng tấn công vào sâu trong hệ thống.
Khóa “Đào tạo nâng cao năng lực về phân tích, xử lý và phòng chống mã độc” là hoạt động khởi đầu cho chuỗi hoạt động nhằm nâng cao năng lực chuyên môn cho các hội viên và đối tác của VNISA trong năm 2023. “Năm nay Hiệp hội sẽ tăng cường hoạt động đào tạo, dự kiến tổ chức ít nhất từ 3 – 5 khóa học nâng cao kỹ năng chuyên môn cho các hội viên. Qua đó, góp phần nâng cao năng lực cho đội ngũ nhân lực làm an toàn thông tin mạng của Việt Nam, từ đó hỗ trợ bảo vệ tốt các thành quả của công cuộc chuyển đổi số quốc gia”, Phó Chủ tịch VNISA Khổng Huy Hùng thông tin.
Hữu Duyên và nhóm PV, BTV(责任编辑:Thể thao)
- ·Ước mơ ‘học hết đại học’ của nữ sinh mồ côi cha mẹ
- ·Không chỉ ‘thích’ phổi, virus nCoV còn tấn công hàng loạt nội tạng
- ·Quảng Bình bắt giữ 3 nghi phạm, thu giữ hơn 6.000 viên ma túy
- ·Vinmec khám bệnh từ xa trong mùa dịch Covid
- ·Chia tay tình đầu sau 9 năm, khó để mở lòng
- ·Kim ngạch hàng hóa XNK hết tháng 7 đạt gần 191,73 tỷ USD
- ·Khen thưởng lực lượng bắt vụ vận chuyển trái phép 260 gói 'nước vui' về Việt Nam
- ·Đấu thầu công khai giúp đẩy mạnh hiệu quả M&A
- ·Cha mẹ chết, người đàn ông khuyết tật bệnh nặng bơ vơ
- ·Lạm phát 8 tháng tăng 1,91%
- ·Không yêu tại sao anh vào khách sạn với cô ấy?
- ·Khởi tố nhân viên ngân hàng chiếm đoạt tài sản của khách
- ·Khai trương cảng container quốc tế SP–ITC hơn 200 triệu USD
- ·Bí thư Tỉnh ủy làm việc định kỳ với Thành ủy Vị Thanh
- ·Con không thể yêu...người là cha con!
- ·Đàn ông tuổi 40, những trục trặc thầm kín
- ·Chủ tịch Hội Truyền nhiễm Việt Nam: ‘Không cần e ngại về các ca tái dương tính’
- ·Hà Nội: Phạt tù nhóm cựu cán bộ huyện trục lợi chính sách chuyển đổi đất
- ·Giá theo đường giá, lương đường lương
- ·Bất động sản Việt Nam đã hấp dẫn trở lại với người nước ngoài