【ty le keo banh hom nay】Những người mẹ lặng thầm
(CMO) Làng SOS Cà Mau toạ lạc tại Khóm 8, Phường 5, TP Cà Mau. Các mẹ, các dì ở đây đã hy sinh tuổi xuân, cống hiến cả cuộc đời mình để sưởi ấm, xoa dịu nỗi đau cho những mảnh đời côi cút và khốn khó.
Ghé thăm ngôi nhà số 3 của mẹ Trương Thị Út khi mẹ đang chuẩn bị bữa cơm trưa cho các con, những đứa trẻ thì đang chăm chú học bài. Căn nhà tuy nhỏ nhưng đồ đạc được bày trí rất gọn gàng và đầy đủ tiện nghi. Đây là tổ ấm của mẹ Trương Thị Út và 9 người con của mình. Con gái lớn năm nay học lớp 8, con gái út đang học lớp chồi.
Mẹ Trương Thị Út chăm chút từng bữa ăn cho các con của mình. |
Mẹ Út quê ở Thừa Thiên - Huế nhưng hiện tại gia đình sống ở Phường 8, TP Cà Mau, mẹ đến với Làng trẻ SOS khi mới 30 tuổi. Ban đầu vì muốn tìm công việc ổn định, sau này từ tình yêu thương, đồng cảm với số phận của những đứa trẻ nên mẹ đã gắn bó cuộc đời vào mái nhà chung suốt hơn 5 năm nay.
Mẹ Trương Thị Út cho biết: “Những ngày đầu mới về nhận nhà sống cùng con cũng nhiều bỡ ngỡ. Nhưng từ từ mình sống chan hoà với các con, hiểu được hoàn cảnh từng đứa, sống riết thành quen, coi các con như gia đình của mình”.
Không riêng mẹ Trương Thị Út, mẹ Nguyễn Thị Sơn, mẹ Trương Thị Thuỷ cũng đã gắn bó với Làng hơn 20 năm qua. Các mẹ có hơn 20 người con, đã 4 lần các mẹ đứng ra tổ chức đám cưới cho các con của mình.
Những ngày đầu mới về Làng, bản thân mẹ Nguyễn Thị Sơn chưa một lần được “làm mẹ”, các kiến thức chăm sóc, nuôi dạy con trẻ chủ yếu là học qua sách báo và tập huấn nên chưa có kinh nghiệm thực tế, mẹ con lại mới gặp nhau lần đầu nên mọi việc đều bỡ ngỡ, khó khăn. Mỗi đứa trẻ tự thu mình một góc, căn nhà không tiếng cười, chỉ có tiếng mẹ nói, gọi các con xuống ăn cơm. Bữa ăn cũng không ai nói với ai câu nào, không khí nặng trĩu bao trùm căn nhà nhỏ.
Các mẹ luôn kiên trì và dành hết tình yêu thương, sự chân thành của mình để chăm sóc trẻ nhỏ, dần dần các con của mẹ cũng mở lòng, mẹ con gần gũi, yêu thương nhau. Các anh chị em trong gia đình cũng gắn bó, chan hoà và đùm bọc nhau vượt qua gian khó cuộc đời. Trong ngôi nhà của các mẹ luôn đầy ắp tiếng trẻ đọc bài, tiếng cười đùa vui vẻ.
Những năm qua, nhiều con của các mẹ, các dì đã trưởng thành, đang học tập, công tác hoặc có gia đình riêng nhưng đều coi Làng trẻ SOS là nhà của mình. Các mẹ, các dì như những người đã sinh ra họ lần thứ hai. Vào mỗi dịp lễ, Tết, ngày nghỉ, trong từng căn nhà của Làng rộn rã tiếng cười nói của mọi người. Các con trai, gái, dâu, rể đều đưa cháu về thăm mẹ và các “con mới” của mẹ.
Tháng 11 tới, mẹ Trương Thị Thuỷ và Nguyễn Thị Sơn đã đến tuổi về hưu nhưng nguyện vọng của mẹ luôn muốn cống hiến và ở lại với các con.
“Sống cùng tụi nhỏ từ khi còn đỏ hỏn đến khi các con trưởng thành, có công ăn việc làm ổn định. Giờ nghĩ tới ngày phải xa tụi nhỏ không đành lòng", mẹ Trương Thị Thuỷ tâm sự.
Em Huỳnh Hồng Hân, 16 tuổi, sống ở Làng hơn 10 năm, xúc động khi biết phải rời xa mẹ: "Tụi con sống với mẹ gần 10 năm. Giờ mà xa mẹ, tụi con buồn và nhớ mẹ lắm. Con hứa với mẹ và các cô chú sẽ cố gắng học tập thật tốt, có công việc ổn định để không phụ lòng nuôi dưỡng và dạy bảo của mẹ bấy lâu nay, làm người có ích cho xã hội".
Theo ông Trương Văn Nhiệm, Giám đốc Làng SOS Cà Mau, năm 2017-2018, Làng SOS có 8 mẹ tới tuổi nghỉ hưu, nhưng trong đó 5 mẹ có nguyện vọng muốn ở lại gắn bó với Làng, với các con của mình. Làng rất trân trọng và ghi nhận tấm lòng của các mẹ, thời gian tới, đối với những mẹ còn sức khoẻ, có nguyện vọng muốn ở lại, Làng sẽ hợp đồng tiếp và có kế hoạch xây dựng thêm một vài phòng ở để các mẹ có nơi nghỉ ngơi.
Làng SOS hiện tại có 14 mẹ đang chăm sóc, quán xuyến 14 nhà gia đình, mỗi gia đình trung bình có 8 trẻ. Ngoài ra, trong Làng còn có 5 dì luôn sẵn sàng trợ giúp khi các mẹ vắng nhà. Nhìn các con khôn lớn từng ngày, có cuộc sống hạnh phúc, đó chính là động lực để các mẹ tiếp tục cố gắng chăm sóc trẻ nhỏ bất hạnh, trao lại nụ cười trên môi cho các bé. Những nghĩa cử thầm lặng của các mẹ sẽ là hành trang giúp các con vững bước vào đời./.
Phúc Nghi
(责任编辑:Thể thao)
- ·Cháy vé tour đi Thái cổ vũ đội tuyển Việt Nam trận chung kết lượt về Asean Cup 2024
- ·Một số nội dung về hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa
- ·Thu gom, quản lý vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ: Chủ động ngăn chặn tội phạm từ xa
- ·Cảnh giác chiêu hù dọa “khóa SIM” vì chưa chuẩn hóa thuê bao
- ·Samsung thu được lợi nhuận khủng trong quý 2 nhờ Galaxy S7
- ·Cất giấu hàng trăm kg pháo nổ sau nhà
- ·Đau đáu chuyện giải ngân vốn đầu tư
- ·Niềm vui ngày Tết Đoan Ngọ
- ·Đã tìm ra một loại siêu vật liệu cứng hơn cả kim cương
- ·Công an tỉnh thông báo phương thức, thủ đoạn lừa đảo mới
- ·Mỹ: Giám đốc OPM từ chức sau khi hàng triệu dữ liệu bị đánh cắp
- ·Thu hút FDI hứa hẹn những kỷ lục mới
- ·Hà Nội xin cơ chế đặc thù để xây nhiều cầu vượt sông Hồng, sông Đuống
- ·Cảnh giác với tội phạm công nghệ cao vào dịp cuối năm
- ·Cả nước có hơn 8.800 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động, chờ đón cơ hội mới
- ·Bắt buộc lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu?
- ·[Infographic] Quy hoạch 5 đường trên cao chạy quanh Thủ đô Hà Nội
- ·Tập đoàn TAL muốn triển khai Dự án dệt nhuộm 350 triệu USD tại Vĩnh Phúc
- ·Chuyên gia dự đoán 17 xu hướng truyền thông xã hội hàng đầu 2017
- ·Nguy cơ bất ổn từ Dự án BOT Thái Nguyên